Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Trung Hoa Kim Cổ Kỳ Nhân 4

Trang 4 trong tổng số 9


Đỗ Thập Nương

Về đời Vạn Lịch, nhà Minh Nhật Bản khởi binh xâm lấn Triều Tiên. Quốc vương Triều Tiên dâng biểu cáo cấp. Trung Quốc phái binh cứu ứng.
Vì thời đó, binh lương thiếu hụt, nên triều đình Trung Quốc ra một định lệ hễ ai muốn vào học trường Quốc Tử Giám phải nộp tiền bổ sung vào quỹ quân lương.
Học trò theo trường Quốc Tử Giám cũng khá đông, trong số đó có người họ Lý, tên Giáp, tự Tu Tiên, quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Triết Giang, là con của Lý Bồ Chính. Có ba người con trai, nhưng Giáp là lớn nhứt, từ thuở nhỏ vẫn theo học ở trường Tường, mà vẫn chưa đậu.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Nay, theo lệ nộp tiền, lại rủ thêm người bạn cùng làng tên Liễu Ngộ Xuân tùng học nơi Quốc Tử Giám.
Đôi bạn là cà nơi Đế đô, lại kết liên với một danh kỹ họ Đỗ tên Ty, đứng hàng thứ mười trong kỹ viện, mọi người gọi là Đỗ Thập Nương.
Đỗ Thập Nương tuy tuổi mới lên 19 mà cặp má đào phơi phới hương xuân ấy đã làm tan nhà nát cửa không biết bao nhiêu vương tôn, công tử nơi chốn Đế đô.
Lý Giáp cũng là tay phong lưu công tử, mặt mũi khôi ngô, tác phong nho nhã, ra mặt con nhà thế phiệt đoan trang.
Từ khi vàng đá gặp nhau, hai bên trao tình ân ái, càng ngày mối tình của chàng thư sinh với nàng ca kỹ càng thắm đượm sâu xa.


Mà con người lúc đã yêu nhau thì ai còn có thể sống mãi trong cảnh hỗn độn như thế được, nàng Thập Nương bắt đầu chán với cuộc sống nơi kỹ viện, muốn trở lại cuộc sống thanh bạch của ngày nào. Hơn nữa, thấy Lý Giáp là người trung thực, đáng mặt trượng phu, có thể sống gởi nạc, thác gởi xương được.
Một hôm, Đỗ Thập Nương đem ý mình tỏ với Lý Giáp biết. Lý Giáp tuy trong lòng cũng muốn vớt đóa hoa tươi, sớm rơi giữa giòng nước, nhưng ngại vì thung đường chẳng khứng, còn chần chừ chưa quyết. Mặc dù thế, nhưng tình ân ái vẫn đậm đà.
Bà chủ kỹ viện thấy mối tình của cặp tình nhân ấy càng ngày càng khắn khít, ban đầu Lý Giáp tiền bạc còn nhiều, bà ta tiếp đón rất nồng hậu, nhưng sau coi đà Lý Giáp chỉ còn bàn tay trắng, mụ liền trở mặt... Vả lại mụ nghe Lý Bồ Chính ở nhà hay tin con du đãng không gởi tiền nữa, từ đó mụ ra mặt khinh khi, không còn giữ chút gì lễ độ nữa.
Vì mối tình chân thật, Đỗ Thập Nương khác hẳn, thấy Lý Giáp hết tiền, trong lòng bức rức, nhất là thấy mụ chủ hất hủi chàng ta, lòng làng không nỡ.
Một hôm mụ chủ nói với Đỗ Thập Nương :
— Nhà này là chỗ rước khách, hễ kẻ nào có tiền thì được trọng đãi, kẻ nào không có tiền đừng có léo tới làm rầy. Nếu cứ chiều chuộng mãi cái bọn túi rỗng kia thì cả nhà này phải chết đói sao ?
Cố nhẫn nhục, Thập Nương đáp :
— Trước kia công tử đâu phải là kẻ túi rỗng đến đây sao ?
Mụ chủ cười xòa nói :
— Trước kia ta cũng không bạc đãi nó vì nơi đây nuôi con em là để rước khách lấy tiền, chứ đâu phải để thương yêu nhau bằng cái lối “chung thủy” ấy. Nếu mày thấy nó quả thật yêu mày thì mày bảo nó đem tiền đến chuộc mày ra, để tao lấy tiền mua đứa khác cho kỹ viện.
Đỗ Thập Nương thấy mụ chủ mở lời như vậy trong lòng mừng rỡ, hỏi lại :
— Quả bà bằng lòng như thế sao ? Hay bà thấy Lý Giáp hết tiền đặt điều đuổi khéo ?
Mụ chủ mỉm môi, đáp :
— Ta chưa bao giờ nói sai lời với ai cả !
Đỗ Thập Nương chưa tin, hỏi thêm :
— Bà định giá bao nhiêu ?
— Người khác thì phải đủ ngàn vàng, nhưng đối với Lý Giáp nghèo khổ, ta chỉ lấy ba trăm lạng thôi. Nội trong ba ngày, nếu có đủ số ấy thì tốt, bằng không mà còn lân la đến đây thì đừng trách ta có ác ý.
Thập Nương suy nghĩ một lúc rồi nói :
— Bắt một người không tiền phải có ba trăm lượng vàng trong ba ngày e gấp quá ! Xin hạn cho mười hôm.
Mụ chủ biết Lý Giáp lúc này không đào đâu ra tiền nữa, nên làm ra mặt dễ dãi nói :
— Được rồi, ta cho một thời hạn mười ngày đó.
Thập Nương trong lòng vẫn e ngại, nên hỏi tiếp :
— Nếu trong mười ngày, người ta có đủ số tiền mà bà không y lời hứa thì sao ?


Mụ chủ đôi mắt tròn xoe, tỏ ý bất bình :
— Nếu ta nói sai, ta sẽ là một con thú vật.
Đêm ấy Lý Giáp đến, Đỗ Thập Nương nói tỉ tê với chàng. Lý Giáp buồn bã phân trần :
— Tôi có ý ấy đã lâu ngặt vì tay trắng, không kiếm đâu ra tiền, biết làm sao ?
Đỗ Thập Nương nói :
— Chàng nên tìm vay mượn nơi bạn bè thân thích, chúng ta sẽ cùng nhau chung sống suốt đời. Thoát khỏi cảnh cá chậu chim lồng này, thiếp xin nguyện làm thân trâu ngựa để báo đền ơn ấy.
Lý Giáp phàn nàn :
— Bạn bè thân thích hiện nay thấy tôi tới lui nơi kỹ viện đều lánh mặt, khó mà mượn được, chỉ có cách là ngày mai tôi giả vờ mượn đỡ một ít tiền hồi hương, may ra có được ít nhiều.
Hôm sau, Lý Giáp đến các bạn học cáo biệt và hỏi mượn một ít bạc tiền làm lộ phí về quê. Các bạn bè đều một mực từ chối, không ai cho mượn cả.
Lý Giáp chạy luôn ba ngày như vậy mà không tìm đâu ra được một đồng một chữ nào, xấu hổ quá, không dám đến kỹ viện nữa, mới lén qua ngủ nhờ nơi nhà người bạn học cùng làng là Liễu Ngộ Xuân.
Liễu Ngộ Xuân thấy mặt bạn dàu dàu, bèn hỏi thăm duyên cớ. Lý Giáp đem câu chuyện Đỗ Thập Nương đầu đuôi kể lại.
Liễu Ngộ Xuân nói :
— Chưa hẳn là nàng Thập Nương đã thật dạ yêu anh đâu. Nàng là danh ca đệ nhất của kỹ viện, tôi e mụ chủ tìm cách để gạt gẩm anh đấy thôi, chứ là nào mụ ấy lại chịu buông cái con “bò sữa” ấy.
Lý Giáp nói :
— Không, nàng quả thật tình yêu tôi, và nói mụ chủ hứa chắc như vậy.
Liễu Ngộ Xuân trầm lặng một lúc rồi nói :
— Mà dầu nàng có yêu anh thật, dù mụ chủ có thật tình như thế thì bây giờ anh kiếm đâu ra tiền. Bè bạn hiện giờ anh hỏi vay ba lạng vàng cũng không có nữa, đừng nói đến ba trăm lạng. Anh nên chia tay với nàng ấy là hơn.
Lý Giáp thở ra, đáp :
— Phải, anh nói rất có lý.


Tuy miệng nói thế chứ trong lòng nóng như bào, Lý Giáp không ăn uống gì được, qua sáu ngày liền vẫn không hỏi mượn ai được một đồng xu nhỏ.
Thập Nương mấy ngày không thấy Lý Sinh đến, trong lòng buồn bực, chẳng biết công việc ra sao, bèn cho người tiểu bộc đi tìm.
Người tiểu bộc gặp Lý Giáp đang thơ thẩn trên đường, liền kể lại nỗi lòng nhớ nhung của Thập Nương đang ngóng đợi.
Vì xấu hổ, Lý Giáp không dám trở lại kỹ viện, nay có tin nàng Thập Nương mong đợi, bất giác chàng liều lĩnh theo chân tên tiểu bộc.
Khi thấy mặt Thập Nương, Lý Giáp cuối đầu e thẹn, đôi dòng nước mắt rươm rướm, không nói năng gì cả.
Thập Nương biết Lý Giáp vì không tìm được tiền nên xấu hổ không đến, bèn làm ra vẻ ân cần nói :
— Việc ấy không nên thố lộ đến tai mụ chủ. Đêm nay công tử ở lại đây, thiếp có việc cần bàn luận.
Nói xong, Thập Nương đi sửa soạn cơm nước, rượu thịt đãi đằng.
Lý Giáp buồn bã uống đến say vùi rồi vào phòng nằm nghỉ.
Khi chàng thức giấc dậy, Thập Nương đã đứng bên màn nói :
— Trong chiếc nệm của thiếp nằm có hơn một trăm năm mươi lạng vàng vụn. Bây giờ trời đã mờ sáng, vậy chàng cứ mang số vàng ấy về và lo thêm cho đủ số. Xin chàng lưu tâm cố gắng đừng để lỡ việc.
Nói xong, Thập Nương lại sai người tiểu bộc cuốn nệm mang theo Lý Sinh đến nhà Liễu Ngộ Xuân.
Về đến nhà, Lý Giáp xé đệm ra, đem cân số vàng quả đúng y một trăm năm mươi lượng.
Liễu Ngộ Xuân thấy vậy nói :
— Người con gái này thật hiếm có, một tấm chân tình đáng cho anh quý mến.
Lý Giáp hỏi :
— Thế thì anh liệu cách giúp cho tôi, để tác thành việc này được chăng ?
Liễu Ngộ Xuân gật đầu. Và hai ngày sau, chàng ta tìm đến các bạn bè hỏi mượn được số vàng giao cho Lý Giáp và bảo :
— Tôi đi vận động việc này thật là vì tấm lòng của Thập Nương chứ không phải vì anh đâu.
Lý Giáp mặt mày hớn hở, cảm tạ tấm thịnh tình của bạn rồi mang đủ ba trăm lạng vàng đến kỹ viện.
Thấy Lý Giáp đem vàng đến, Thập Nương mừng rỡ, hỏi ra mới biết Liễu Ngộ Xuân đã giúp. Nàng chấp hai tay lên trán nói :
— Chúng ta mà đạt được nguyện vọng, một phần lớn cũng nhờ ở tấm tình hiếm có của Liễu sinh vậy. Hôm nay chàng đã có tiền rồi, thân thiếp như con én sổ lồng, bay bổng lên từng mây diễm ảo để tìm một định hướng của đời mình.


Hai người còn đang ríu rít ngợi khen tấm tình bạn của Liễu Ngộ Xuân thì mụ chủ đã xô cửa bước vào.
Nhìn thấy cặp uyên ương, mụ chủ hỏi :
— Sao ? Hôm nay đã đúng mười ngày, hẳn Lý Sinh có mang tiền theo đó chứ ?
Lý Giáp vội vã trao túi vàng cho mụ chủ trước mặt Thập Nương.
Mụ chủ vì lâu nay tưởng Lý Giáp không kiếp đâu ra tiền, nay Lý Giáp lại đem số tiền trao hẳn hòi, mụ ta sững sốt nhưng vì đã hứa lỡ không biết nói sao, đành cứng cổ tiếc con chim hoàng anh thoát ra lồng sắt.
Thập Nương nói :
— Tôi ở nhà bà lâu nay, vàng bạc bà đã nhờ tôi mà thu vô khá nhiều, nay bà lại cho tôi được giải thoát, thì công ơn tôi thế là bà đã trả. Từ nay xin chúc bà làm ăn phát đạt.
Nói xong cặp tình nhân dắt nhau ra đi.
Thập Nương nói nhỏ với Lý Sinh :
— Chị em hàng viện, thường ngày đi lại với tôi, mối tình rất thiết tha. Chị em đã góp nhau một số tiền lộ phí để tiễn tôi, vậy trước khi đi, chúng ta nên đến cảm ơn và giã biệt họ.
Hai vợ chồng dắt nhau vào viện.
Giữa lúc ấy các bạn của Thập Nương là Tạ Nguyệt Lãng, Từ Tố Tố đang ngồi trông đợi. Thấy Thập Nương đến, hai bạn nhảy đến ôm Thập Nương vào lòng, lại lấy cả quần áo và đồ trang sức của mình đem biếu cho Thập Nương nữa.
Tạ Nguyệt Lãng nói :
— Nay chị Thập Nương đã bỏ chúng ta theo chồng, đường xa ngàn dặm, vậy chúng ta phải sửa sẵn hành là để tiễn nhau gọi là một chút tri kỷ của kiếp phấn son.
Mọi người đều hoan hỹ.
Đêm ấy Lý Giáp và Thập Nương nghỉ tại phòng của Tạ Nguyệt Lãng.
— Hai ta dẫn dắt nhau trở về, chàng thấy có gì bất tiện chăng ?
Lý Giáp đáp :
— Cha tôi lâu nay nghe tin tôi hoang đàng nơi chốn lầu xanh, nên đem lòng giận dữ, nếu nay mà tôi lại dắt một nàng ca kỹ trở về e lụy đến nàng.


Thập Nương nói :
— Tình cha con là trọng, không thể làm mất lòng. Vậy thì chúng ta đến Hàn Châu tạm trú ở đó, chàng về nhà trước cầu cứu với thân bằng, cố hữu đến khuyên dụ cha già, nếu cha già chấp thuận thì lúc đó em sẽ về ở với anh cũng không muộn.
Lý Giáp khen phải.
Hôm sau, hai người dậy sớm đến nhà Liễu Ngộ Xuân để sắp sửa hành trang và chào tiễn biệt.
Thập Nương nói :
— Vợ chồng tôi ngày nay mà được sắt cầm hòa hợp thật là nhờ ở tấm lòng hiếm có của ngài.
Ngộ Xuân lễ phép nói :
— Cô nương là người chung tình có một, chẳng vì nghèo ngặt mà đổi lòng, thực là một kẻ đáng noi gương tốt chốn hồng lâu, một chút ít tiền của tôi giúp đỡ đâu có gì gọi là quà giá.
Chưa cạn lời, trước hiên kiệu ngựa thuê đã dục lên đường.
Hai người phải chia tay cùng Liễu Ngộ Xuân.
Ra đến cổng, Thập Nương khiến người đưa tin cho Tạ Nguyệt Lãng và Tử Tố Tố hay giờ xuất hành.
Hai người này ra đến vài dặm đường đưa đón.
Nguyệt lãng nói :
— Này chị Thập Nương, nay chị ra lấy chồng, đối với chúng tôi thế là từ nay quan san cách trở, không thể nào tâm tình với nhau được như xưa, vậy chúng tôi dâng chút lễ mọn để chúc đôi tân hôn giữ mãi mối tình nồng thắm.


Nói xong, gọi người khiêng ra một cái rương thật lớn, phong khóa kiên cố, chẳng hiểu bên trong đựng những thứ gì.
Thập Nương không từ chối, cũng không cần mở ra xem, cảm tạ mọi người rồi lên kiệu khởi hành.
Lý Giáp cùng Thập Nương đi đến Lộ Hà thì gặp được chuyến sai thuyền trở lại Qua Châu. Hai người xuống thuyền đi cho đỡ vất vả.
Lý Sinh buồn rầu lo cho số tiền lộ phí của mình thiếu hụt. Thập Nương nói :
— Xin chàng chớ lo. Chị em ở kỹ viện đã tặng cho chúng ta chiếc rương ấy, ắc không phải là những vật không quà giá.
Nói xong Thập Nương rút khóa mở ra một ngăn kéo thấy có vô số vàng bạc vụn. Còn các ngăn khác đựng gì, Thập Nương hình như không cần biết đến.
Nàng nói :
— Tặng vật của chị em kỹ viện chẳng những giúp ta đủ tiền lộ phí mà còn có thể giúp ta ngao du khắp miền trong một thời gian lâu nữa.
Đêm ấy thuyền tới Qua Châu, đậu nơi cửa sông. Trên trời trăng vằn vặt, gió thổi rạc rào, các gợn sóng lăn tăn như những chiếc vảy vàng rung động.
Trước cảnh vật nên thơ ấy, Thập Nương thấy hào hứng vô cùng, nói với Lý Giáp :
— Chúng ta lâu nay yêu nhau trong đau khổ, nay mới được có phút tự do, ngồi bên nhau nơi đầu thuyền tâm tình ngoài những con mắt của vật chất, vậy thì đêm nay chúng ta đồng đối ẩm cho say sưa để thỏa lòng mong ước.
Hai người đối diện nhau, nâng chén.
Lý Giáp nói :
— Đã lâu, anh vắng nghe giọng oanh réo rắc của em, tiện đây em hát lên vài khúc để nhớ lại những đêm tình tự xa xưa.
Thập Nương chiều chồng, cất giọng thanh tao hát lên réo rắc, âm thanh vang trong cảnh tịch mịch u huyền, trong như những giọt sương thánh thót.
Gần đó có chiếc thuyền buôn của một thanh niên họ Tôn tên Phúc. Chàng này người quận Tân An, chuyên nghề buôn muối, là một phú thương giàu có, nổi tiếng khắp vùng.
Thoạt nghe tiếng hát véovon, chàng ta nhìn ra cảnh vật mung lung, lòng đắm chìm theo nhạc điệu.
Tiếng hát đêm trăng quả là một mãnh lực hảo huyền. Tôn Phúc không thể chịu nổi nữa, bèn sai đầy tớ hỏi xem thuyền ai hát như thế.
Bọn đầy tớ bỏ thuyền con ra bơi lội một hồi rồi trở về báo lại :
— Thuyền ấy là thuyền của Lý công tử, còn người ca hát là ai không rõ.
Tôn nghĩ thầm :
— Giọng hát này không phải là kẻ khuê môn, hẳn là một nàng ca sĩ. Vậy ta phải tìm cách gặp mặt mới được.


Đêm ấy Tôn nằm trằn trọc mãi không sao ngủ được. Giọng hát nhặc khoan cứ reo réo vào lòng.
Đến sáng, trời bỗng nổi mưa, tuyết rơi lả tả, bao nhiêu thuyền bè buộc phải tập trung vào bến tìm chỗ ẩn núp.
Lợi dụng cơ hội ấy, Tôn Phúc cho thuyền mình ghé sát thuyền Lý Giáp rồi tìm cách lân la chuyện vãn. Nhưng Lý Giáp ở mãi trong khoang thuyền cùng với tình nhân say sưa men rượu không ra ngoài.
Tôn Phúc đứng mãi đầu thuyền chờ đợi.
Lâu lắm, chàng mới thấy bóng một thiếu nữ, vẻ đẹp chim sa cá lặn, đứng chải đầu bên thuyền Lý Giáp, bóng lồng trên mặt sông.
Thôi quả là nữ ca sĩ đây rồi, lòng Tôn Phúc bỗng nổi sóng tương tư, nhưng biết làm sao dụ được Lý Giáp qua thuyền mình để trò chuyện.
Ngẫm nghĩ hồi lâu chàng sanh ra một kế để dụ Lý Giáp.
Chàng ngâm nhỏ hai câu thơ :
Tuyết mãn sơn trung cao sĩ ngọa,
Nguyệt minh lâm hạ mỹ nhân lai...


Nghĩa là :
Tuyết phủ núi ngàn cao sĩ ngự,
Trăng soi rừng thẳm mỹ nhân về...


Quả nhiên Lý Giáp nghe ngâm hai câu thơ ấy liền ra khỏi thuyền để xem người nào. Tôn Phúc được dịp vội vàng thi lễ, rồi làm quen mời Lý Giáp qua thuyền mình. Lý Giáp thật tình, đâu hiểu những lời đường mật cám dỗ của Tôn Phúc. Do đó, chẳng mấy chốc hai người trở nên thân mật nhau.
Tôn Phúc lại khiến đầy tớ bày tiệc rượu trong thuyền, hai người đối ẩm.
Thừa lúc vắng người, Tôn Phúc hỏi nhỏ Lý Giáp :
— Người nào ca hát trong thuyền đại huynh thế ?
Lý Giáp thật tình, đem câu chuyện mình với nàng ca kỹ yêu đương nhau, nhưng vì cha già nghiêm khắc không dám đường đột đem nhau về, phải cho thuyền đậu nơi đây để tôi về trước thương lượng đã.
Tôn Phúc rõ được ngọn nghành, cười híp mắt nói :
— Đại huynh tính như thế sai rồi. Quyền cha già là quyền tuyệt đối, mà tình cha già cũng là tình thiêng liêng, nếu đại huynh làm như thế e bá phụ giận dữ thì nguy. Vả chăng nàng ca kỹ xưa nay mấy ai mà chân thành với nghĩa đá vàng đâu. Chẳng qua thấy đại huynh say mê nên giả vờ để gạt đại huynh đó. Một thời gian đại huynh sẽ thấy, tình nghĩa không bền. Thói đời “ngựa quen đường cũ”, chi bằng trả nàng ấy lại với đời son phấn cho trọn tình nghĩa với cha già.
Lý Giáp trong lòng đang lo lắng, nghe Tôn Phúc nói như vậy ngồi thừ ra không biết phải trả lời sao cả.
Thấy mình đã chinh phục được, Tôn Phúc bồi thêm một lời :
— Tôi với đại huynh tuy mới quen mà thân; cảm hoàn cảnh của đại huynh tôi mới nói như vậy. Bây giờ tôi có một ý nữa, chẳng biết đại huynh nghĩ thế nào ?
Lý Giáp nói :
— Được, xin cứ nói.
Tôn Phúc làm ra vẻ dè dặt :
— Đại huynh trôi nổi hơn một năm trời, tôn đường giận dữ, cho đại huynh là kẻ đắm sắc say hoa chẳng kể đến phần nghiêm huấn. Bây giờ nếu đại huynh trở về với hai tay trăng làm sao nghiêm đường không nghi kỵ. Chi bằng sẵn tôi đây là người giàu có, có thể giúp cho đại huynh được, tôi sẽ đưa cho đại huynh một trăm lượng vàng, đại huynh đem về nhà, nghiêm đường trông thấy sẽ không còn nghi là đại huynh lâu nay chơi bời nữa. Còn nàng Thập Nương, đại huynh cứ giao cho tôi giữ, chừng nào nghiêm đường cho phép tôi sẽ đưa sang.
Lý Giáp nghe nói rụng rời, phần sợ cha già trách mắng, phần sợ công việc bất thành. Chàng ta sùi sụt nói :
— Lời Tôn huynh nói rất phải, ngặt vì nàng Thập Nương cùng tôi đã nặng tình không nỡ xa nhau, vậy xin để tôi về bàn lại đã.
Tôn Phúc ân cần dặn :
— Đại huynh phải dùng lời nhỏ nhẹ mà khuyên nhủ nàng, nếu quả thật nàng yêu đại huynh thì tất nàng phải tránh cho đại huynh những nỗi khổ tâm.


Hai người uống thêm cạn tuần rượu rồi mới chia tay.
Về đến thuyền mình, Lý Giáp thấy Thập Nương thững thờ ngồi đợi, chàng vừa bước vào thì nàng đã vồn vã hỏi :
— Chàng đi chơi đâu mà để em mong đợi hoài thế ?
Lý Giáp mặt dàu dàu không đáp.
Thập Nương lại nói :
— Hôm nay chàng đi chơi gặp điều gì mà buồn bã thế kia ?
Lý Giáp buông tiếng thở dài... Thập Nương lần hỏi đôi ba phen, Lý Giáp mới đem chuyện gặp Tôn Phúc kể lại một hồi.
Thập Nương kinh hoảng, nước mắt dầm dề nghẹn ngào không nói được nữa, giây lâu mới hỏi :
— Chẳng hay chàng có bằng lòng nghe theo lời Tôn Phúc chăng ?
Lý Giáp nói ngớ ngẫn :
— Tình chúng ta nặng tợ Thái Sơn, biết làm sao phai lạt được. Tuy nhiên, nếu không nghe lời Tôn Phúc thì ắc mang họa vào thân, xa tình cốt nhục.
Thập Nương chết điếng, ngồi lặng một lúc lâu rồi hỏi :
— Chẳng hay chàng đã nhận một trăm lạng vàng của Tôn Phúc chưa ?
Lý Giáp đáp :
— Chưa, tôi còn hẹn trở về hỏi ý kiến nàng đã.
Như tiếng sét đánh vào tai, dòng nước mắt của Thập Nương ngừng chảy. Nỗi đau đớn đã làm cho nàng như điên dại. Nàng nói :
— Người ấy vì chàng bày kế ấy thật đáng mặt trượng phu, vậy chàng cứ lấy trăm lạng vàng để về sống yên vui dưới mái gia đình đi. Còn thân thiếp, thiếp sẽ liệu.
Sáng hôm sau, tiếng gà vừa eo óc, trời tang tảng trong sương mờ, Thập Nương trang điểm cực kỳ lộng lẫy.
Nhìn thấy vẻ mặt Lý Giáp vui vui, Thập Nương đứt từng khúc ruột.
Lý Giáp thân hành đến thuyền Tôn Phúc để nhận tiền.
Tôn Phúc nói :
— Đưa tiền là điều rất dễ, nhưng phải có một vài món đồ gì của Thập Nương đem đến để làm tin.
Lý Giáp về nói lại, Thập Nương chỉ chiếc rương lớn và nói :
— Hãy đem của ấy theo tôi.
Khi thấy người Lý Giáp đã nhận đủ số vàng, Thập Nương ngồi tựa mũi thuyền, lấy tay vẫy Tôn Phúc, bảo :
— Hãy đưa chiếc rương lại đây, trong đó còn có giấy tờ của Lý Giáp, tôi cần phải trả lại hết.


Tôn Phúc ngỡ thiệt, trong lòng sung sướng vô hồi, sai đầy tớ khiêng cái rươn của nàng đem trả lại.
Thập Nương mở rương ra, bên trong có rất nhiều ngăn nhỏ đầy những ngọc ngà, châu báu cùng vàng bạc vô số. Mọi người đều hoa mắt trước số tiền của và bảo vật ấy.
Thập Nương không nói gì cả, lặng lẽ hốt từng nắm vàng bạc, châu báu quăng xuống dòng sông.
Mọi người trông thấy thất kinh, đứng trân trân như những pho tượng gỗ.
Khi đã nép hết vàng bạc, ngọc ngà xuống sông, Thập Nương quay lại mắng vào mặt Tôn Phúc :
— Ta cùng Lý lang nếm bao nhiêu cay đắng, nay mới được sum họp cùng nhau như vầy mà mi nỡ đem lòng dèm siểm, mang ý gian dâm, cắt đứt dây ân ái của ta. Ta chết xuống tuyền đài nguyện cáo với thần minh trừng phạt mi cho đáng tội.
Mắng xong, Thập Nương quay lại nói với Lý Giáp :
— Lòng thiếp quyết lòng trọn nghĩa, lòng chàng một phút đổi thay, nay thiếp còn sống trên đời này cũng chẳng ích gì, vậy chàng cứ lấy một trăm lượng vàng của kẻ phản phúc kia mà sinh sống. Trong rương của thiếp biết bao là bạc tiền, nhưng vì mắt chàng không trông thấy nên không được hưởng.


Nói xong, Thập Nương thừa lúc mọi người bất ý, nhảy xuống sông tự vận. Thân ôi ! Vóc ngọc, da ngà, một kiếp hoa hết nợ.
Mọi thuyền hay tin chèo đến dò cả khúc sông, nhưng xác nàng Thập Nương không còn đâu nữa, chỉ thấy sóng nước chập chùng dưới bầu trời mưa lạnh toát.
Tôn Phúc và Lý Giáp, lúc này quá sợ sệt cùng nhau nhổ neo mỗi người trốn mỗi ngả.
Lý Giáp đêm nằm trong thuyền trông thấy bao vàng của Tôn Phúc, như hàng ngàn mũi tên đâm vào dạ, vừa hổ thẹn, vừa hối hận, ít ngày sau mang bịnh điên, suốt đời không khỏi.
Còn Tôn Phúc, từ ngày hôm đó, đêm nào cũng nằm thấy nàng Thập Nương rủ tóc đứng nơi đầu giường mắng nhiếc, đòi đền mạng.
Vì quá kinh khủng, chẳng bao lâu Tôn Phúc mang bịnh mà chết.
Một hôm Liễu Ngộ Xuân mãn trường, ghét về thăm quê, đi ngang qua khúc sông ấy múc nước rửa mặt, bỗng làm rơi chiếc thau đồng xuống sông. Chàng vội vã mướn mấy người chài lưới tìm vớt.
Vớt không được chiếc thau đồng, nhưng họ lại vớt được một chiếc hộp dưới dòng sông, đem đưa cho Liễu Ngộ Xuân.
Liễu Ngộ Xuân cho là điềm lạ, chưa hiểu ra sao, thì đêm ấy nằm mộng thấy nàng Thập Nương hiện đến nói :
— Nhớ ơn ân nhân trước kia đã có ý giúp đỡ tôi tác thành duyên thắm. Nay tuy giữa đường đứt gánh, song không quên được nghĩa xưa; vậy gởi lại ân nhân viên ngọc ấy gọi là đáp chút tâm tình. Từ nay xin vĩnh biệt không bao giờ còn gặp nhau nữa.
Ngộ Xuân giất mình thức dậy, than thở vài lời. Hỏi ra mới biết nàng Thập Nương đã tử tiết trên mặt sông này.
Đau lòng cho một kiếp tài hoa bạc số. Ngộ Xuân sắm lễ vật tế ngay ở đầu thuyền để tạ lòng chiếu cố.
Sóng nước rập rềnh, hồn oan nhi nữ dật dờ đêm đêm với sông nước tràng giang...
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét