Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Lã Bất Vi 10

Trang 10 trong tổng số 35

Chương 5

CON TIN DỊ NHÂN

Cái tên mà Doanh Trụ tặng cho đứa con thứ bảy này là Dị Nhân. Hai mẹ con Dị Nhân sống ở trong hậu cung giữa các mĩ nữ như hai cây cỏ dại lay lắt trong ruộng, không có hương thơm, không được ai chú ý. Đơn độc lạnh lẽo, tự sinh tự diệt. Trong một cơ hội ngẫu nhiên gặp được Trần Cơ là vợ chính của Vũ An quân đến tứ ấp Trần nước Trịnh, hai người đồng hương chuyện trò rỉ rả. Trần Cơ rất thông cảm với cảnh ngộ của Hạ Cơ, về đến nhà kể hết với Bạch Khởi. Bạch Khởi kể khắp trong triều ngoài chợ nỗi bất bình của Hạ Cơ, còn lấy vị quân uý ở bên cạnh mình Chu Kiệm văn võ song toàn sang chỗ Hạ Cơ, làm Thái phó cho Dị Nhân.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Trong tình thương và sự đùm bọc của Hạ Cơ, Dị Nhân ngày một khôn lớn. Vậy mà đôi mắt bên cao bên thấp, không đều nhau của Dị Nhân đang trở về đường trung bình. Cái đôi mắt hơi lồi ra ấy long lanh có thần, vui như mắt rồng. Vầng trán cao rộng, sống mũi thẳng. Hạ Cơ ngắm con của mình càng thấy nó giống quân vương. Sự mong ngóng trông đợi của Hạ Cơ vào con trai Dị Nhân của mình đang từng ngày từng ngày trôi đi mất. Bà mãi về sau mới biết được tin cháu của vua Tần phải tới Hàm Đan làm con tin, bà âm thầm cầu khấn cho Dị Nhân, không muốn đứa con trai của mình sang nước khác làm con dê thí mạng. Bà nghe người ở trong cung nói với nhau, làm con tin sẽ gian khổ và nguy hiểm như thế nào. Bình thường có nhà không được về, một khi hai nước trở mặt giao chiến với nhau, con tin nếu nhẹ thì cũng bị mang ra làm trò đùa, nặng thì bị giam cầm giết chết. Thỉnh thoảng nghĩ tới đứa con có thể trở thành con tin, Hạ Cơ không rét mà cảm thấy run.
Càng nghĩ Hạ Cơ càng cảm thấy lo sợ. Khi Sở Khoảnh Tương Vương sai Tả Đồ tới mời Dị Nhân làm sứ thần tới Sính Đô dự lễ mừng thọ thị trong lòng bà thư thái hơn rất nhiều. Bà tháy An Quốc quân Doanh Trụ lúc này không thể phái một công tử của mình đi làm con tin. Việc này luôn làm Hạ Cơ không yên, làm việc gì cũng hỏng. Nghĩ đi nghĩ lại, bà thấy cần phải đến thỉnh cầu Doanh Trụ, nói rõ lợi hại, tuyệt đối không thể để Dị Nhân tới Hàm Đan làm con tin. Hạ Cơ biết, Doanh Trụ một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày, giống như một cái rễ cây cắm trong phòng Hoa Dương phu nhân. Hạ Cơ nghĩ không sai, khi bà tới cung Loan Ô, Doanh Trụ đang ở đó. Trong một năm, Hạ Cơ không mấy khi tới đây. Ở đây vàng bạc rực rỡ, các trang trí sặc sỡ yêu kiều, tiếng đàn tiếng sáo dìu dặt. Có cả những lễ vật, điệu múa của người Hung Nô, Tiên Ti hoàn toàn tương phản với sự lạnh lẽo, vắng vẻ với nơi ở của Hạ Cơ. Ngày tháng trôi qua, Hạ Cơ từ lâu đã quen với cuộc sống như thế. Bà còn tự răn mình, nếu Doanh Trụ không quan tâm đến bà thì bà cũng phải chịu. Khi Hạ Cơ nhìn thấy Doanh Trụ thì vị An Quốc quân này đang hầm hầm giận dữ với hai người thiếp khác. Hạ Cơ mau chóng hiểu ra tất cả, hai người thiếp này cũng đến để thưa rằng con họ không thể đến thành Hàm Đan làm con tin.

Hạ Cơ thấy vị phu quân này tự mình không thể tuỳ tiện gặp mặt, thẹn quá hoá giận, đang nhiếc móc hai người thiếp kia: “Ta vẫn chưa nói để ai đi, các người nước mắt ngắn nước mắt dài đến đây khóc lóc làm gì? Con ngươi có bệnh, con ngươi yếu đuối, vậy thì để ai đến Hàm Đan? Để ta đi chắc? Ngày xưa Vũ vương cho phụ vương đi làm con tin, phụ vương không rơi một giọt nước mắt, uy phong lẫm liệt ra đi. Các ngươi là một lũ hám lợi tránh hại, không hề nghĩ cho non sông xã tắc. Mai này không còn nước Tần nữa, để ta xem các ngươi lấy gì mà sống! Hừm, vào lầu xanh bán thân cũng không xong.”
Hai người này bị Doanh Trụ mắng cho một trận, không nói được câu nào lủi thủi ra về. Hạ Cơ vội quỳ xuống thỉnh an Thái tử điện hạ. Mặc dù đã có sự chuẩn bị nhưng những lời nói vừa rồi của Doanh Trụ cũng khiến bà hoảng sợ, lắp ba lắp bắp, hơn nữa ở đây còn có Hoa Dương phu nhân.
Doanh Trụ lạnh nhạt nói: “Con mụ già đến đây làm gì, lại muốn ta lặp lại những lời vừa nãy hay sao?” Nước mắt Hạ Cơ trào ra, bà dường như nhìn thấy vẻ mặt mãn nguyện của Hoa Dương phu nhân hiện rõ trên mặt. Trước mặt Doanh Trụ, ý chí của bà bị tan đi như băng vậy.
Lúc Hạ Cơ trở về nghe tiếng ngọc đai đeo ở lưng giòn lạnh như tiếng giọt mưa.
Hoa Dương phu nhân thấy mọi người đã về cả rồi mà Doanh Trụ vẫn ngồi đó tức tối bèn tới vòng cánh tay nõn nà của mình quanh cổ Doanh Trụ, nũng nịu nói: “Thái tử điện hạ vẫn còn đang giận hay sao?”
Doanh Trụ nói: “Bọn thê thiếp khốn khiếp này chỉ biết nước mắt ngắn nước mắt dài làm ta thật khó xử, đau cả đầu”.
Hoa Dương phu nhân ngồi vào lòng Doanh Trụ nói: “Thái tử điện hạ dễ nổi giận thế, sau này làm Tần vương rồi, phải giải quyết trăm công nghìn việc, ngay như việc cử con tin sẽ rất nhiều, chàng không quyết mà cứ tức giận như thế thì sẽ tức đến chết được! Gặp nguy nan không sợ, gặp sự phiền não không giận, đó là đức tính của bậc quân vương!”
Chỉ một lời nói của Hoa Dương phu nhân đã khiến Doanh Trụ trút hết phiền não, mặt mày tươi tỉnh, vẫn là sự chăm sóc tỉ mỉ, lời nói thấu tình đạt lý của Hoa Dương phu nhân. Quả thực như thế, sau này làm Tần vương rồi, những việc khó khăn hơn việc cử con tin rất nhiều, chàng có thể tức giận mãi được không?
Doanh Trụ vuốt má Hoa Dương phu nhân hỏi: “Ái phi, chuyện đã đến mức này, nàng xem sai công tử nào đi Hàm Đan là tốt nhất?” Hoa Dương phu nhân nói: “Mấy hôm nay thiếp luôn nghĩ tới việc này cho Thái tử điện hạ. Thiếp vốn cho rằng nên để Tử Hề đi, sau đó nghĩ lại thấy việc đó không ổn. Như vậy sẽ đắc tội với bọn Phạm Thư, Đỗ Thương. Thiếp thấy nên xem một quẻ bói để xin ý thần linh ra sao. Ý nguyện của thần để ai đi thì người đó đi. Như vậy người đi cũng không thể thoái thác được, cũng không thể oán trách được Thái tử điện hạ”.
Doanh Trụ sung sướng nói: “Ái phi thật cao kiến”.
Hoa Dương phu nhân nói: “Việc này không thể chậm trễ, đợi Dị Nhân và Tử Hề ở nước Sở về, lập tức mời thấy bói bốc quẻ”.
Doanh Trụ nói: “Thiện tai!”
Hạ Cơ không nề hà hỏi Dị Nhân một câu: “Con trai, con hỏi chắc chưa?” “Hỏi chắc rồi, hoàn toàn chính xác. Thầy bói bốc quẻ ngày mai là hoàn toàn bịp bợm. Con vừa từ Sính Đô trở về, người mỏi rã rời, lại còn phải chạy đến chỗ thầy bói mù kia!” Dị Nhân oán giận nói, Hạ Cơ trách móc: “Con thật là không biết lý lẽ gì cả! Đây là một việc rất lớn! Lại là việc của con, hơn hai mốt tuổi rồi, đi một đoạn đường thì có nghĩa lý gì!”
Hạ Cơ vừa nói như vậy, Dị Nhân không lên tiếng nữa.
Dị Nhân sống trong cảnh mẹ mình bị lạnh nhạt, tính cách lập dị, lẻ loi cũng kèm theo tinh thần phản kháng không khuất phục số phận. Không giống như các công tử khác, luôn lấy lòng phụ thân, làm thân chó ngựa, tụ họp bè đảng. Dưới sự đốc thúc của Hạ Cơ, cùng với Chu Kiệm người thân cận của An Vũ quân Bạch Khởi học tập văn võ. Nhưng sự kiềm chế trong thời gian dài đã tạo nên tính cách nhấp nhổm không yên. Suy tính thiệt hơn. Phàm làm việc gì cũng ôm ấp hoài bão, muốn thử xem làm sao, ngộ nhỡ gặp khó khăn gian khổ thì lại trách trời oán người, xịt hết hơi.
Hạ Cơ gói lấy trăm lạng vàng đến chỗ thầy bói. Thầy bói sống trong nhà Chúc Từ bên cạnh cung Chương Đài. Vị thầy bói của vương thất này tướng mạo tinh anh, đôi mắt có thần, dường như có thể loé lên thể hiện ánh sáng của thần linh. Vị thầy bói này xưa nay không có qua lại gì với Hạ Cơ nhưng đều biết nhau.
Vừa thấy phu nhân thái tử thân tới Chúc Từ, thầy bói vội cúi đầu thi lễ.
Hạ Cơ nói: “Miễn lễ”.
Thầy bói khiêm nhường hỏi: “Muộn thế này Thái tử phi còn thân chinh đến đây, không biết có gì chỉ bảo?”
Hạ Cơ hỏi: “Việc bốc quẻ ngày mai do ông chủ trì phải không?”
Thầy bói nói: “Vâng”
Hạ Cơ nói: “Ông học thuật cao thâm, đoán được mệnh trời. Tôi và Dị Nhân cô độc lạnh lẽo, số mệnh nương tựa vào nhau. Nếu như Dị Nhân phải đến Hàm Đan xa xôi, đối với tôi khác nào trời tuyết thêm sương, chắc tôi không thể sống được. Hôm nay tôi mạo muội tới đây, chính là vì việc này. Xin ông bẩm báo với thần linh, đừng phái Dị Nhân tới Hàm Đan làm con tin. Đây là một trăm lạng vàng, xin ông vui lòng nhận cho. Nếu được như thế, mẹ con tôi sẽ không bao giờ quên”.

Hạ Cơ nói xong đặt túi vàng lên trên bàn.
Ông thầy bói là người thông minh, biết rõ thịnh tình của Hạ Cơ. Kết quả quẻ bói ngày mai, cho dù có phải là Dị Nhân hay không thì cũng không được nói là Dị Nhân. Nghĩ đến đây, ông hiểu ý nói: “Tôi đã hiểu dụng ý của Thái tử phi, xin hãy yên tâm mà về đi. Thần linh nhân từ, lấy thiện làm gốc, sẽ để cho Thái tử phi được toại ý”.
Hạ Cơ đẩy hai cánh cửa nặng chình chịch của nhà Chúc Từ bước ra, để lại phía sau không gian đen kịt và niềm hy vọng vô hạn. Chiều hôm sau, nghi lễ bốc quẻ được cử hành tại cung Chương Đài. Ánh mặt trời chênh chếch, bị làn khói hương quấn lấy lộ rõ màu trắng xanh. Các loại nhạc khi phát ra âm thanh réo rắt, mơ hồ không rõ như nồi canh đang hầm trên bếp. Tiếng mỡ lách chách chảy ra từ những miếng mai rùa, xương thú đang nướng trên than. Thỉnh thoảng lại vang lên những âm thanh phát ra do mai rùa, xương thú bị đốt nóng, truyền đi rất lâu trong cung điện rộng. Mùi khói lửa mang theo cái mùi tanh tanh, mọi người đứng đầy hai bên. Doanh Trụ và Hoa Dương phu nhân đã tới. Còn có một số quan sử mũ cao áo rộng, họ đều là các hoàng thân quốc thích, thầy bói, sứ uỷ có liên quan đến bốc quẻ và ngoại giao. Các thầy bói đeo mặt nạ, mặc áo lễ đang vây lại mỗi lúc một đông bên những vết nứt của mai rùa, xương thú bàn tán, phán xét.
Hạ Cơ cảm thấy tim mình đập thình thịch, dường như sắp bắn ra khỏi lồng ngực. Bà cảm thấy phía trước như có một làn sương mù bao phủ. Vị thầy bói đang ngồi trước bàn thờ lắc la lắc lư kia không phải là vị thầy bói hôm qua. Định thần lại, bà cảm thấy chính là ông ta. Bà buồn cười vì mình quá lo sợ mà nhìn ra như vậy.
Ánh lửa chiếu vào những người ngồi xung quanh đã nhạt đi, những vết nứt trên mai rùa xương thú càng rõ, càng tỉ mỉ. Kết quả chiêm bốc lập tức được công bố.
Thầy bói bỏ mặt nạ xuống và bắt đầu tiên đoán về những vết nứt kỳ quặc trên các mai rùa, xương thú.
Vào cái khoảnh khắc mà thầy bói bỏ mặt nạ ra, Hạ Cơ ngạc nhiên há hốc mồm, đó đâu phải là viên thầy bói cỏ thi mà là một gã gieo quẻ lạ hoắc. Hạ Cơ như vướng vào một mớ bòng bong, lơ mơ không hiểu: thế này là thế nào? Người đàn bà đáng thương ở chốn hậu cung này đâu có hay, chút ân huệ mà bà giành cho viên thầy bói cỏ thi ấy, nếu đem so với “chiêu” của những kẻ đã lão luyện ngón nghề đấu đá ở chốn cung đình như Phạm Thư và Đỗ Thương thì chỉ như trứng đem chọi với đá mà thôi. Ngay khi An Quốc quân tuyên bố việc chọn ai đi Hàm Đan làm con tin sẽ nhờ gieo bói cỏ thi quyết định, Phạm Thư đã nhắm ngay tới viên thầy bói ấy. Tối hôm ấy, khi Hạ Cơ đến điện thờ nhờ viên thầy bói, nhất cử nhất động, từng câu từng lời của hai người đã được một kẻ báo lại cho Phạm Thư không sót một chi tiết nhỏ. Sau đó, Phạm Thư sai hai thích khách bịt mặt, trói viên thầy bói đó lại đưa đến giam ở một hang núi thành Hàm Dương. Doanh Trụ thấy viên thầy bói mất tích liền sai Phạm Thư tìm một viên thầy bói khác để chủ trì nghi lễ vào ngày mai. Phạm Thư tìm về một thầy bói có thể hành sự theo ý mình và căn dặn hắn những điều cần nói, những việc cần làm.
Những việc này đối với Hạ Cơ vĩnh viễn là một điều bí mật không thể lường tới.
Viên thầy bói đằng hắng rồi cao giọng tuyên bố: “Dị Nhân là con tin!”
Nghe câu nói ấy, Hạ Cơ cảm thấy đau như xé ruột, ngất đi. Đám đông quần thần sau mấy giây lặng người giờ ồn ã những tiếng tranh cãi.
Viên thầy bói nhắc lại: “Dị Nhân là con tin!”

Hạ Cơ cảm thấy trời đấy xoay chuyển. Được Dị Nhân và Chu Kiệm dìu về tẩm cung. Sau một lát hồi tỉnh, Hạ Cơ nức nở than rằng: “Vũ An quân Bạch Khởi lại đang đi cầm quân, cả thành Hàm Dương này không có lấy nổi một ai giúp ta định đoạt cơ sự!”
Chu Kiệm nói: “Việc này còn mong định đoạt được gì nữa, vương mệnh như sơn, công tử Dị Nhân chỉ còn cách sang Triệu làm con tin thôi”.
Dị Nhân giọng đầy căm giận: “Thế ta không đi thì sao?”
Chu Kiệm nói: “Điều này mà còn phải hỏi sao, nặng thì bị chém, nhẹ thì bị giáng xuống làm thứ dân”.
Hạ Cơ và Dị Nhân đều lặng thinh không đáp. Lát sau một vị quan đại thần của Chiêu Tương Vương đến công bố chiếu lệnh của quốc vương: “Đại vương có lệnh, Tần vương tôn Dị Nhân sáng sớm mai lên đường sang Triệu, tối nay đến Trương Đài cung dự tiệc đưa tiễn”.
Viên quan đi rồi, Dị Nhân nói: “Bữa tiệc tối nay ta cũng chẳng muốn đi nữa”.
Hạ Cơ nói: “Con không đi là kháng mệnh bất kính”.
Chu Kiệm cũng nói: “Mẫu hậu nói rất phải. Công tử phải đi”.
Hạ Cơ rằng: “Dị Nhân con ta, xem ra con phải đi rồi. Mẹ không thể cùng con tới Chương Đài cung uống rượu, mẹ sẽ ở nhà thu xếp tư trang cho con!”
Dị Nhân nói: “Vội gì cơ chứ!”
Chu Kiệm nói: “Thái tử phi đại nhân, từ khi đại thần được Vũ An quân sai tới đây, thái tử phi và công tử đối đãi không bạc, bề tôi nguyện tri ân báo đáp. Công tử đại nhân cất bước tha hương, lành dữ khó lường, hoạ phúc đâu biết, một mình quạnh quẽ, vắng bóng người thân, công tử cần có một người bạn, dám xin thái tử phi cho kẻ hạ thần này được làm tên đánh ngựa hầu hạ công tử đến Hàm Đan”.
Hạ Cơ nghe Chu Kiệm nói mà trong lòng vô cùng xúc động.
Hạ Cơ cho Chu Kiệm về nhà từ biệt cha mẹ.
Dị Nhân bước ra từ Chương Đài cung, khoát tay gạt hai tên thái giám đang đỡ hai bên, liêu xiêu đi về. Bước vào phòng, nhìn thấy Hạ Cơ liền nói: “Mẫu hậu, nhi thần uống hơi nhiều! Quả là một lũ người không ra người, đầu to bụng phệ, hả hê với nỗi đau khổ của người khác! Đợi sau này nhi thần xưng vương, sẽ phanh thây xẻ thịt chúng ra, cho chúng không có chân mà đi, cho chúng chỉ là những bộ xương, những hũ mắm!”
Hạ Cơ thấy Dị Nhân đã say vội sai cung nữ dìu công tử về giường. Dị Nhân vừa đặt lưng xuống đã ngủ thiếp đi…
Khi Dị Nhân mở mắt ra đã thấy mình đang nằm trên chiếc xe ngựa do Chu Kiệm cầm cương. Trên xe có chất rương hòm, dao kiếm và cờ tiết. Trời cao đất rộng, chung quanh là một không gian hoang dã mênh mông. Mặt trời chiếu những tia nắng chói chang xuống con đường quanh co uốn khúc. Ngồi phía trước là Chu Kiệm, tay vung dây cương, phong thái thanh nhàn. Dị Nhân chợt giật mình, giọng rung lên theo tiếng lắc lư của xe: “Đây là đâu?”
Chu Kiệm đáp: “Chúng ta đang ở con đường lớn giữa Hàm Dương và Hàm Đan”.
Dị Nhân lại hỏi: “Nói vậy nghĩa là sáng nay các ngươi đã khiêng ta lên xe hay sao?”
Chu Kiệm đáp: “Đại vương có lệnh sáng sớm phải lên đường, không được chần chừ”.
Dị Nhân từ trên xe nhảy xuống, ghìm cương ngựa lại nói: “Chu Kiệm, ngươi đưa ta đến ẩn náu ở phong ấp của An Vũ quân, bọn chúng sẽ không tìm thấy ta! Ai muốn đến Hàm Đan thì đến!”
Chu Kiệm dừng xe an ủi: “Chứa chấp kẻ kháng chỉ tội cũng nặng như vậy, liệu Vũ An quân dám chăng? Nếu không đến Hàm Đan làm con tin hậu quả nghiêm trọng như thế nào, hạ thần đã nhiều lần thưa cùng công tử, nhẹ thì phế truất làm dân thường, nặng thì bị sát thân diệt tộc. Nếu đến Hàm Đan làm con tin, chịu qua được sóng gió này, chí ít công tử cũng còn có thể quay lại thành Hàm Dương, vẫn là Tần vương tôn. Nếu kịp chuyển mình theo thời thế, còn có thể được thăng tước thăng vị. Một bên là thân bại danh liệt, đại hoạ trước mắt, một bên là khổ tận cam lai, tiền đồ sáng lạn, đi theo hướng nào công tử hãy tự mình lựa chọn!”
Chu Kiệm nói thêm: “Đến nước Triệu rồi, chúng ta phải biết nắm lấy thời cơ. “Kinh Thi-Tiểu Nhã” đã nói: Trăm con sông nước cuộn sục sôi, ngàn vách đã cheo leo hiểm trở; vách cao thì tạo nên vực sâu, vực sâu thì lại có núi non. Thuỷ vô định hình, nhân vô định thế! Lợi hại là ở chỗ biết nắm bắt thiên thời địa lợi nhân hoà mà vận dụng cho mình”.
Dị Nhân lên xe, Chu Kiệm lại cho xe xuất phát hướng tới Hàm Đan xa xôi. Dị Nhân đã thấy lòng thanh thản đôi chút liền nói với Chu Kiệm: “Kể chuyện gì nghe đi, đi đường dài buồn quá”.
Chu Kiệm đáp: “Xin vâng, chúng ta đang trên đường sang Triệu, vậy kẻ hạ thần xin kể cho công tử nghe chuyện một con tin ở nước Triệu”.
Hồi ấy, sau khi Triệu Huệ Văn Vương băng hà chưa được bao lâu, Triệu Hiếu Thành Vương mới đăng cơ, tuổi còn nhỏ, chưa rành thế sự, việc triều đình nước Triệu do một tay Triệu thái hậu nắm giữ. Nước Tần chúng ta thấy đây là một cơ hội, Chiêu Tương Vương liền liên minh với nước Yến đánh nước Triệu. Triệu thái hậu nhận thấy Triệu quốc thế đơn lực mỏng, không thể chống chọi với liên minh Yến Tần nên cầu viện nước Tề. Tề vương đồng ý xuất binh nhưng có một yêu cầu rất khắc nghiệt, đó là con trai nhỏ của Triệu thái hậu là Trường An quân phải sang nước Tề làm con tin.

Trường An quân là bảo bối tâm can của Triệu thái hậu, được Thái hậu nhất mực thương yêu, Thái hậu dĩ nhiên không cho công tử sang Tề quốc làm con tin. Nguy cơ liên quan Tần Yến tấn công nước Triệu ngày càng nguy ngập, nước Triệu đã rơi vào tình thế cấp bách sinh tử tồn vong. Các văn võ bá quan thay nhau khuyên can Triệu thái hậu, hãy để Trường An quân sang nước Tề làm con tin, Tề quốc sẽ xuất binh sang cứu viện nước Triệu.
Triệu thái hậu không đồng ý, còn cao giọng tuyên bố: “Ai dám tiếp tục đến khuyên ta để Trường An quân đi làm con tin, ta sẽ nhổ vào mặt kẻ đó!”
Thấy thái hậu bảo thủ cố chấp như vậy, quần thần khiếp sợ không dám manh động nữa. Lần này có một viên quan tên Xúc Long, thấy quốc sự nguy cấp mà lòng đem lo lắng, quyết tâm sẽ đến khuyên can Triệu thái hậu. Người nhà đều khuyên ông đừng đi, có đi cũng chỉ chút lấy bẽ bàng, không cẩn thận thì giơ mặt cho Thái hậu phỉ nhổ.
Xúc Long nói: “Ta tự có cách chuyển thái hậu”. Triệu thái hậu đoán Xúc Long cũng chỉ đến vì việc đó nên nổi giận đùng đùng, cố ý chờ đợi. Xúc Long vào cung bộ dạng cung kính, khoan thai đến trước mắt thái hậu tạ tội mà rằng: “Chân lão thần bị đau, không đi nhanh được. Lâu lắm rồi không vào yết kiến thái hậu, biết mình có tội mà cũng chỉ tự dám nương tội cho mình. Có điều lòng hạ thần luôn lo lắng về sức khoẻ cho thái hậu, không hay thái hậu có được an khang, nên hôm nay muốn đến vấn an thái hậu”.
Triệu thái hậu trả lời: “Ta ngồi xe thì được, đi bộ thì không nổi”.
Xúc Long lại hỏi: “Thế thái hậu dùng bữa có được ngon miệng không?”
Thái hậu đáp: “Ta chỉ ăn cháo được thôi”.
Xúc Long liền tiếp lời, tâu với thái hậu dăm ba điều dưỡng sinh: “Trước đây lão thần cũng khẩu vị không tốt, ăn không ngon miệng, sau đó đã tự ép mình phải đi bộ luyện tập, mỗi ngày kiên trì đi vài dặm, ăn dần dần thấy ngon hơn, cơ thể cũng thấy dễ chịu hơn”.
Triệu thái hậu thấy Xúc Long không đả động đến chuyện Trường An quân, sắc mặt đã tươi vui trở lại nói: “Ta đâu thể đi xa được thế”.
Xúc Long đáp: “Lão thần có một đứa con trai, tên gọi Thư Kỳ, văn võ kém cỏi, thần thương yêu nó nhất, giờ thần tuổi đã cao, xin thái hậu khai ân cho nó làm chức vệ sĩ áo đen để bảo vệ vương cung”.
Triệu thái hậu rất nể mặt Xúc Long, đồng ý ngay rồi hỏi: “Thế con trai ngươi bao nhiêu tuổi rồi?”
Xúc Long đáp: “Mười lăm tuổi rồi, dẫu nó còn hơi nhỏ tuổi một chút nhưng thần vẫn mong thái hậu sẽ tiếp nhận nó trước khi nó được làm vệ sĩ, được như vậy lão thần dẫu có chết cũng không hối tiếc”.
Triệu thái hậu giễu cợt hỏi lại: “Bọn đàn ông các ngươi mà cũng yêu con trai mình thế sao?”
Xúc Long cũng đáp lại không kém: “Bọn đàn ông chúng thần còn yêu con trai mình hơn cả mẹ chúng”.
Triệu thái hậu cười nói: “Đã nói đến chuyện yêu thương con trai, thì đàn bà bọn ta phải hơn bọn đàn ông các ngươi”.
Xúc Long nói: “Cũng chưa hẳn là như vậy. Lão thần thấy Thái hậu yêu Yến hậu còn hơn cả Trường An quân”
Thái hậu phản bác: “Người nhầm rồi, ta yêu nhất vẫn là Trường An quân con trai ta!”
Xúc Long làm bộ nói: “Cha mẹ yêu thương con cái thì phải nhìn xa trông rộng cho chúng. Còn nhớ khi Yến hậu xuất giá, công chúa lên xe rồi mà thái hậu còn níu chân công chúa mà khóc, cứ nghĩ đến việc gả con tới nơi xa xôi là trong lòng lại buồn đau. Công chúa đi rồi, thái hậu ngày đêm thương nhớ, tâm tư vấn vương, chẳng phải thái hậu rất nhớ công chúa sao? Nhưng cứ mỗi khi cúng tế thì thái hậu vẫn khấn cho công chúa rằng, đừng bao giờ công chúa phải quay trở lại! Thế chẳng phải thái hậu đã nghĩ tới chuyện lâu dài cho công chúa đó sao, chẳng phải người sợ công chúa phạm vào điều gì thất thố mà bị người ta đuổi về hay sao? Thế chẳng phải thái hậu mong công chúa sẽ con đàn cháu đống để thay nhau kế nghiệp quân chủ nước Yến sao?”
Triệu thái hậu giọng quả quyết: “Đúng như vậy! Quả là ý ta”.
Xúc Long lại nói: “Thái hậu thử nghĩ xem. Từ ba đời trước cho tới nay, con cháu Triệu vương tại vị xưng hầu có được ai không?” “Không có!” “Chẳng riêng nước Trịêu, các nước chưa hầu khác cũng đang tính, liệu có còn có ai có thể duy trì gia tộc địa vị quý tộc ba đời không?” “Cũng không có!”
Xúc Long nhận thấy những điều mình nói đã thuyết phục được thái hậu, liền khảng khái nói liền một mạch: “Đây gọi là bản thân mình chịu hoạ trước mắt, con cháu mịnh chịu di hoạ sau này. Phàm là kẻ có chút địa vị đều tham vọng con cháu hậu duệ củng cố địa vị ấy. Ấy vậy mà tại làm sao không có ít con cháu các bậc quân vương đều không thể giữ vững địa vị do tổ tiên để lại? Lẽ nào đều do những kẻ hậu thế đều tài hèn sức mọn hay sao? Kỳ thực cũng đâu phải chỉ có vậy, mà là, địa vị tôn quý mà công lao không có, bổng lộc sung mãn mà thành tích thì không. Có địa vị tối cao, được đãi ngộ hậu hĩnh, lại gánh vác trọng trách về sự tồn vong của nước nhà, vậy nên nếu không có một chút công trạng nhỏ nhoi thì liệu có thể tồn tại được lâu không?”
Triệu thái hậu gật đầu đồng ý
Xúc Long nói tiếp: “Giờ đây thái hậu đã phong Trường An quân tước vị tối cao, lại ban cho thái tử đất đai màu mỡ, còn chưa để thái tử nắm giữ triều chính, nhưng lại không cho thái tử một cơ hội lập công với Triệu quốc. Ngộ nhỡ khi thái hậu trăm tuổi, Trường An quân thái tử không chút công lao, không chút nghiệp tích, vậy sẽ đâu có chỗ dựa để bảo trì cho địa vị của mình? Bởi vậy cho nên lão thần mới thấy thái hậu đối với Trường An quân không có được con mắt nhìn xa trông rộng như đối với Yến Hậu, yêu nam tử có phần kém nữ nhi!”
Lúc này Triệu thái hậu đã hoàn toàn tỉnh ngộ. Thế là thái hậu cho lệnh cho 100 cỗ xe đưa Trường An quân tới nước Tề làm con tin, nước Tề liền xuất binh ứng cứu. Và liên quân Tần Yến sau khi đã tiến đánh ba thành ấp, giờ đã phải rút quân khỏi nước Triệu.
Nghe xong câu chuyện, Dị Nhân thật lòng mà rằng: “Chu Kiệm, câu chuyện Xúc Long khiến Triệu thái hậu hồi tâm chuyển ý cũng làm động lòng người, khích lệ ta. Giờ ta đã không còn cảm thấy sợ hãi và bi quan quá mức chuyện đến Triệu làm con tin nữa”.
Khi những tia nắng bình minh còn đang náu mình yên ắng trong những bụi cỏ khẽ lay động bởi cơn gió cuối hạ, chiếc xe ngựa của Dị Nhân cuối cùng cũng đã lăn bánh vào mảnh đất nước Triệu. Màn đêm bao la giờ đã lùi hẳn về phía sau, vả cả thế gian sáng bừng lên theo những tia nắng bình minh từ những bụi cỏ. Hai bên đường có rất nhiều bờ sông, bờ ao, nơi những vì sao cuối cùng đang sắp tắt hẳn. Từng lớp sương mù đang dần tan loãng ra trên những cánh đồng, thửa ruộng trước buổi ban mai.

Qua màn sương mù, thấp thoáng xa xa một thành ấp nhỏ. Dị Nhân lên tiếng: “Đã bao ngày rong ruổi trên đường rồi, ta và ngươi lâu nay chỉ biết ăn gió nằm sương, thức ăn là cây, nhà là đệm cỏ, đợi lát nữa vào thành rồi, phải tìm một lữ điếm hảo hạng mà ăn một bữa, ngủ một giấc cho thoả lòng thoả dạ”.
Chu Kiệm nói: “Công tử Dị Nhân, mới đến nước Triệu, tình hình còn chưa rõ hay dở như thế nào. Vì sự an toàn của công tử, xin công tử hãy lên xe ngồi vào chỗ hạ thần, để hạ thần vào trong xe ngồi cầm cờ tiết”.
Cờ tiết là một vật trang sức nhỏ, chứng tỏ danh phận của kẻ cầm nó. Xe vừa vào trong thành, Dị Nhân đã nhìn thấy ngay một lữ điếm cờ xí bay rợp, hai người liền đánh ngựa rẽ vào. Chủ nhà dẫn cả hai vào một gian phòng sạch sẽ yên tĩnh. Chu Kiệm và Dị Nhân vội vã rửa chân tay và chuyển các rương hòm trên xe vào phòng. Dị Nhân, Chu Kiệm tay cầm cờ tiết và đao kiếm cảm thấy hơi ngập ngừng giữa thành trì nhỏ xa lạ không lấy gì làm phồn hoa này. Dẫu vậy, một quán rượu rất rộng ngay trước cửa lữ điếm vẫn khiến cả hai bụng đói cồn cào hơn.
Dị Nhân và Chu Kiệm bước vào, gọi một bàn đầy thức ăn và cơm, rượu. Dị Nhân nói, đây là lần đầu tiên họ có một bữa ăn thực sự suốt mười mấy ngày qua. Dị Nhân và Chu Kiệm, từng bát rượu đầy, lần lượt uống cạn.
Tấm cờ tiết mà họ đặt trên bàn đã thu hút sự chú ý của một khách ăn trong quán. Vị khách ăn này cũng ăn mặc theo kiểu người nước Tần, gương mặt hồng hào, đôi mắt ánh lên vẻ nhanh nhẹn. Người này chính là môn khách của Lã Bất Vi, tên gọi Dương Tử, cũng vừa từ Hàm Dương trở về. Lã Bất Vi phát một số môn khách đến kinh đô của các nước chư hầu lớn để thu thập tình hình kinh tế chính trị đồng thời với việc buôn bán, tiện cho Lã Bất Vi nắm bắt động thái các bên, cao tay phát triển công việc buôn bán của mình.
Nghe tiếng Dị Nhân gọi chủ quán mang rượu thịt tới, Dương Tử đoán ngay họ không phải là người ở đây, song cũng hoàn toàn không ngờ rằng đây là một Tần vương tôn đại danh lẫy lừng.
Một lát sau, Dương Tử tiến lại hỏi: “Hai vị đây không phải là người nước Triệu đúng không?”
Dị Nhân và Chu Kiệm e ngại sinh chuyện phiền phức vội cùng đồng thanh đáp gọn: “Đúng”
Dương Tử xoa xoa tay lên lá cờ tiết không muốn rời tay, hỏi: “Nhị vị công tử, các vị nhất định là vương công quý khách của nước chư hầu nào đó!”
Chu Kiệm thề thốt: “Không, chúng tôi là thương nhân nước Tần”
Dương Tử tự đắc ý, nói: “Thương nhân? Tôi không tin. Chỉ có hoàng thân quốc thích mới có thể cầm cờ tiết chu du thiên hạ”
Chu Kiệm giấu diếm nói: “Đây là chúng tôi mua lại từ một vị quan to ở Hàm Dương, chuẩn bị tới buôn bán ở Hàm Đan”
Nghe Chu Kiệm nói vậy, Dương Tử rất vui. Mỗi lần ra ngoài mua đồ cho Lã Bất Vi, Lã Bất Vi đều không chú ý, lá cờ tiết màu sắc đẹp đẽ, cán nhẵn này mà mang về thành Hàm Đan, nhất định Lã Bất Vi sẽ rất thích. Nghĩ đến đây, Dương Tử hỏi: “Xin hỏi các vị công tử, lá cờ này bán bao nhiêu tiền?”
Chu Kiệm trả lời: “Một nghìn đồng”
Dương Tử đáp: “Tôi mua”
Quân tử nhất ngôn, bốn ngựa khó đuổi. Chu Kiệm và Dị Nhân sau khi đưa mắt nhìn nhau, ngấm ngầm gật đầu với nhau: bán đi.
Dương Tử mua được cờ tiết, vui mừng ra khỏi quán rượu. Anh ta ngẩng đầu nhìn, mặt trời đã treo trên đỉnh đầu. Vị môn khách trẻ tuổi này tiếp tục cuộc hành trình. Túi hàng không nặng lắm được đeo sau gáy, tay cầm cờ tiết, một cảm giác phong lưu tôn quý cứ thế nảy sinh.
Ấp thành rất nhỏ, chẳng mấy chốc đã bị Dương Tử bỏ lại sau. Phía trước là một cánh rừng rậm rạp. Con đường nhỏ này, Dương Tử không hề xa lạ.
Anh biết, qua cánh rừng này, đi tiếp khoảng mười dặm nữa sẽ đến toà thành, con đường nhỏ này bị những cành lá xanh phủ đầy, nhấc chân lên bị những cành lá mắc vào chân. Giữa lúc ấy, Dương Tử bị vướng lảo đảo. Anh ta bực tức chửi đổng một câu: “Cái cành cây đáng chết này!” “Không phải cây đâu, người đấy!” Một kẻ náu sau một bụi rậm bỗng lao ra, khiến Dương Tử hồn siêu phách lạc.
Tay này cao to, tay cầm con dao sáng lạnh toát, sau lưng đeo một cái rọ có vài con rắn thò đầu ra.
Dương Tử run lẩy bẩy như chiếc lá bị quật đi quật lại trong gió nói: “Tôi không có tiền”. Người kia cười vẻ lạnh nhạt: “Chẳng lẽ Tần vương tôn nhà các ngươi lại không có tiền!” Dương Tử quay đầu lại hỏi: “Tần vương tôn? Tần vương tôn nào?”

Người kia nói: “Ngươi không cần giả ngây giả ngô nữa, ngươi chính là Dị Nhân, cháu của Chiêu Tương Vương đến Hàm Đan làm con tin!”
Dương Tử nói: “Ông khách hào phóng ơi, ông nhận lầm người rồi, tôi đúng không phải là Dị Nhân công tử của nước Tần!”
Người kia vung dao lên và nói: “Ngươi sắp chết rồi mà còn định giở trò lừa bịp ta ư? Công tử nước Tần là Tử Hề đã nói rõ cho ta biết, người mà trong tay cầm cờ tiết, đi trên con đường này đến thành Hàm Đan thì chính là Dị Nhân!”
Dương Tử nói: “Lá cờ này là do ta mua lại từ tay một vị công tử!”
Người kia hỏi: “Vậy thì ngươi không phải là Dị Nhân?”
Dương Tử trả lời: “Không phải”
Người kia bán tín bán nghi hỏi: “Ngươi không phải là Dị Nhân thì là ai?”
Dương Tử trả lời: “Là Dương Tử, môn khách trong thành Hàm Đan”
Người kia quyết chí đến cùng: “Môn khách? Chủ nhân của ngươi là ai?”
Dương Tử trả lời: “Lã Bất Vi”
Con dao trong tay người kia lập tứ rơi xuống đất, người đó lẩm bẩm “Lã Bất Vi?”
Dương Tử hỏi: “Sao, anh cũng biết ông ấy?”
Thực ra người mà chặn đường dùng dao đe doạ Dị Nhân trên chính là Hoàng Phủ Nghĩa. Phạm Tuy, Tử Hề, những người bạn đó đã đi dò la khắp nơi để tìm thích khách, họ gặp Hoàng Phủ Nghĩa, người chuyên dùng rắn để biểu diễn ở thành đô của nước Vệ, bọn họ biết Hoàng Phủ Nghĩa là người võ nghệ cao cường, là người có bản lĩnh, liền mời anh ta đến phủ Tướng quốc ở Hàm Dương, dùng tiền mua chuộc anh ta giết Dị Nhân. Lúc đầu Hoàng Phủ Nghĩa không đồng ý, Tử Hề nói giết Dị Nhân để hắn lên làm thái tử thống lĩnh quân đội tiến vào thành Bộc Dương giết Vệ Nguyên quân, lúc này Hoàng Phủ Nghĩa mới đồng ý làm hiệp khách thích sát Dị Nhân. Lúc rời khỏi thành Hàm Dương, Tử Hề cho Hoàng Phủ Nghĩa biết, Dị Nhân công tử trong tay cầm cờ tiết. Nhưng Hoàng Phủ Nghĩa không hề nghĩ rằng mình nhận nhầm Dương Tử là Dị Nhân. Anh ta nghe Dương Tử là môn khách của Lã Bất Vi, chợt anh cảm thấy rất nhớ người bạn kể từ khi từ biệt đến nay mười mấy năm chưa gặp, và muốn cùng Dương Tử đến Hàm Đan bái kiến Phú Thương. Nhưng chợt nhớ đến sự uỷ thác của Phạm Thư và Tử Hề, anh vẫn chưa lần ra tung tích của Dị Nhân mà đã đến Hàm Đan gặp bạn bè thì không xứng là một đại trượng phu.
Dương Tử thấy rằng vừa nói đến Lã Bất Vi mà thái độ của người này đã thay đổi khác thường, liền tiếp tục miêu tả khuếch đại Lã Bất Vi phát tài giàu có như thế nào.
Hoàng Phủ Nghĩa quyết định trước hết trở về đi tìm Dị Nhân, anh bèn hỏi Dương Tử địa chỉ của quán rượu vừa rồi và dung mạo của Dị Nhân.
Dương Tử miễn cưỡng trả lời: “Quán rượu đó nằm ngay giữa phố, nhưng còn hai vị công tử đó tôi cũng không biết ai là Dị Nhân! Dù sao một người có đôi mắt sáng, còn người kia hai mắt lồi ra như mắt cá vàng. Còn nữa, hai người này có chiều cao không bằng nhau”. Hoàng Phủ Nghĩa chắp tay cúi chào Dương Tử và nói: “Rất xin lỗi đã kinh động đến công tử. Tôi và Lã Bất Vi năm xưa đã từng là bạn của nhau, hiện giờ chịu uỷ thác của người khác, trượng nghĩa hành hiệp, không thể chối bỏ. Xin hãy về nói với chủ nhân của anh rằng, một ngày gần đây tôi sẽ đến Hàm Đan để thăm ông ấy.”
Dương Tử nói: “Dám hỏi tôn tính đại danh của hiệp khách?”

Hoàng Phủ Nghĩa trả lời: “Người biểu diễn rắn giang hồ”. Hoàng Phủ Nghĩa quay lại quán rượu trong thành, bằng ánh mắt của mình hòng tìm ra hai người có bộ dạng giống như Dương Tử miêu tả trong đám thực khách trong quán. Anh liếc mắt qua một lượt nhưng không phát hiện ra ai là người mà anh muốn tìm.
Trong thành ấp bé nhỏ này không có đến mấy quán rượu, nhà trọ, Hoàng Phủ Nghĩa đã bị Dương Tử lừa rồi, anh ta không nhìn thấy ai có đôi mắt sáng hay đôi mắt lồi ra như mắt cá vàng. Anh ta đành phải đến một con đường nhỏ trong rừng nơi mà anh vừa gặp Dương Tử để ngồi đợi.
Hoàng Phủ Nghĩa đã bỏ sót chi tiết Dị Nhân và Chu Kiệm cùng đi trên xe. Đúng lúc Hoàng Phủ Nghĩa dò xét ở dịch quán thì Dị Nhân và Chu Kiệm đang khoan thai đi ngắm hoa ở hai bên đường.
Hoàng Phủ Nghĩa khổ sở ngồi đợi tại một con đường nhỏ trong rừng, nhưng xe ngựa của Dị Nhân và Chu Kiệm lại khởi hành từ một con đường lớn đến thành Hàm Đan.
Hoàng Phủ Nghĩa giờ đây chỉ biết làm bạn với mấy chú rắn và qua đêm một cách phấp phỏng lo âu trên con đường trong rừng này. Sau tất cả những sự việc xảy ra, Hoàng Phủ Nghĩa không tìm được chút gì về manh mối của Dị Nhân, anh đành tự nhủ: “Chỉ có thể đến thành Hàm Đan mới tìm thấy”.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét