Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Tây Sở Bá Vương Hạng Võ 4

Trang 4 trong tổng số 26

Chương 2 (C )
Tám nghìn tử đệ

Nha thự của quận Hội Kê đã đổi chủ. Vị Quận thú mới là Hạng Lương đeo túi ấn còn dính máu ngồi ngay ngắn trên vị trí trước kia của Ân Thông. Bên cạnh ông là Hạng Võ, một thanh niên mắt to vai rộng, 24 tuổi, một dũng sĩ cường tráng và có vẻ rất chững chạc, nhưng trên khuôn mặt đồng đỏ của anh ta thì vẫn còn nét thơ ngây và thô lỗ.

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Hạng Võ cảm thấy rất thống khoái việc mình đã ra tay tàn sát mà không cần phân biệt trắng đen đối với bọn viên chức nha thự trước đây. Đã mười bốn năm qua, mối hận thù vẫn luôn ấp ủ trong lòng ông ta, ngọn lửa phẫn nộ luôn thiêu đốt trong lồng ngực ông ta. Cứ mỗi khi nhớ đến ông nội mình bị chết thê thảm dưới lưỡi gươm của quân Tần, cũng như nhớ đến nhà cửa của gia đình mình bị tan nát, thì bao giờ ông ta cũng muốn đọ sức một trận sống chết với bọn quan quyền của nhà Tần. Nhưng, lúc bấy giờ ông luôn bị người chú khống chế, khuyên ngăn cho ông ta hiểu cần phải đè nén ngọn lửa căm hờn, kẻo lại vì chuyện nhỏ mà làm hư chuyện lớn. Vì đất nước này vẫn còn là đất nước của vương triều nhà Tần, quyền sinh sát vẫn còn nắm trong tay họ Doanh tại cung điện Hàm Dương. Bọn chúng đang khống chế quân đội của vương triều, bọn chúng vẫn còn hệ thống pháp luật khắt khe để chế tài một cách tàn bạo đối với bất cứ sự phản nghịch và sự chống đối nào. Bọn chúng đã xây dựng lên những cơ cấu chặt chẽ trong bộ máy thống trị, vẫn còn rất nhiều quan lại trung thành với chúng có mặt ở khắp mọi nơi trong nước. Đứng trước mặt đối thủ như vậy, nếu không biết chờ đợi thời cơ, không chú ý đến sách lược mà chỉ dựa vào cái dũng cảm của kẻ thất phu, thì chẳng phải là đem trứng chọi đa hay sao?
Thế nhưng giờ đây tình hình đã hoàn toàn khác hẳn. Cơn lụt lớn ở làng Đại Trạch đã đập vào cửa cung của vương triều nhà Tần tại Hàm Dương, khắp nơi ngọn lửa chống Tần càng ngày càng cháy bùng lên. Chú cháu họ Hạng đã nắm được thời cơ tốt để khởi binh báo thù. Họ không còn phải thu mình trốn tránh, không còn phải nhẫn nại chịu mọi sự đau khổ, mà họ có thể đứng thẳng người len, có thể hành động theo ý muốn của mình mà không còn lo sợ điều gì nữa. Họ không còn phải tá túc nhà ai, mà đã trở thành chủ nhân của quận Hội Kê. Họ có thể chủ trì tất cả mọi việc ở đây. Họ phải triệt để thay đổi bộ mặt của quận Hội Kê. Đó là một việc làm sảng khoái biết bao, mà hơn mười năm qua họ chưa bao giờ được sảng khoái như thế!
Các quan viên ở nha thự của quận Hội Kê, ngoại trừ những người đã bị giết và những người bỏ trốn, số còn lại đều ngoan ngoãn quỳ gối dưới chân của họ Hạng, phục tùng mệnh lệnh một cách vô điều kiện. Hạng Lương dựa theo tình hình cụ thể của mỗi người để xếp đặt việc làm cho họ. Riêng Quận úy trông coi về quân sự tỏ ra hết sức ân cần, luôn tươi cười và gọi chú cháu họ Hạng là tướng quân, sẵn sàng trao hết số binh sĩ mà ông ta từng chỉ huy và ngoan ngoãn tuân theo sự điều động của chú cháu họ Hạng. Dưới chế độ nhà Tần thì trong ba mươi sáu quận đề có Quận binh. Đó là lực lượng võ trang địa phương ở các quận. Quận binh bình thời lo giữ trị an trong địa phương, nhưng cũng chịu sự điều động của trung ương để đi làm lính thú tại các đồn wor những địa phương khác. Quận binh căn cứ tình trạng địa lý của các địa phương chia thành bộ binh (tài quan), xa binh (khinh xa sĩ), kỵ binh (kỵ sĩ), thủy binh (lâu thuyền sĩ)... Người nắm binh quyền Quận binh là Quận thú, còn Quận úy là người trực tiếp chỉ huy Quận binh. Quận binh tại quận Hội Kê do có sự thay đổi Quận thú nên đã có một số bỏ trốn, số còn lại hầu hết là bộ binh và kỵ binh. Do nhu cầu cấp thiết về binh lực, chú cháu họ Hạng tiến hành cải biên số Quận binh còn lại, và đưa họ và đội ngũ dưới quyền chỉ huy của mình.

Nhóm "Hào Kiệt Ngô Trung" mà bình nhật chú cháu họ Hạng thường liên hệ nay cũng đua nhau tới. Ngoài ra, còn một số người khác do mộ danh mà tới cũng không phải ít. Họ ngưỡng mộ tiếng tăm của họ Hạng, mà cũng bất mãn sự thống trị của vương triều nhà Tần, nên đã tích cực tham gia vào cuộc khởi binh chống Tần. Hạng Lương và Hạng Võ cử những người cốt cán của mình giữ các chức Hiệu, Úy, Hầu, Tư Mã... còn Hạng Lương thì làm Tướng quân, Hạng Võ làm Biên tướng, bước đầu hình thành một bộ máy chiến đấu.
Trong quá trình phân phối chức vụ, có một tân khách lộ sắc buồn bã không vui, cúi đầu im lặng không nói một tiếng nào. Sau đó ông ta một mình đến gặp riêng Hạng Lương, hỏi:
- Tướng quân có biết sự xử thế của Trương Sở Vương Trần Thắng hay không?
Hạng Lương chần chừ trong giây lát, nói:
- Trần Thắng là người căm ghét bọn tàn ác, dám nghĩ dám làm. Với đảm lược phi thường của ông, đã chi huy chín trăm lính thú khởi nghĩa tại làng Đại Trạch, và với một khí thế nhanh như chớp đã tấn công thẳng vào triều đình. Ngoài ra, ông còn luôn luôn nhớ đến việc phục hưng Đại Sở, đề cao tướng quá cố của nước Sở, quả đúng là một vị anh hùng, mà cũng xứng đáng là người nước Sở!
Người đó lắc đầu nói:
- Những lời tướng quân nói đều không phải ngoa, nhưng từ một mặt của sự việc thì không thể nói lên toàn bộ cục diện được. Tôi nghe nói có chuyện như thế này: sau khi Trần Thắng xưng vương tại huyện Trần, thì những người bạn cũ trước kia từng đi làm thuê chung với ông ta đã tới ra mắt ông. Họ đứng ngoài cửa cung gọi to tên ông, liền bị lính gác cửa trói lại. Sau khi nghe những lời biện bạch họ mới được thả ra, nhưng vẫn không chịu vào trong để thông báo. Chờ khi Trần Vương có việc đi ra ngoài, người này mới chận xe lại và mới được Trần Vương gặp gỡ. Khi anh ta vào vương cung trông thấy màn trướng hết sức sang trọng, bèn dùng giọng nói của người Sở nói lớn "Ôi chao! Anh được làm Vương rồi! Quả thật sang trọng quá!" Người khách này còn đi lung tung trong vương cung, và thường nói với người chung quanh về việc Trần Thắng khi còn đi làm ruộng thuê trước kia. Có người liền nói riêng với Trần Vương: "Ông khách này quá ngu muội, ăn nói bừa bãi, làm tổn hại đến sự uy nghiêm của Đại vương". Tràn Vương lấy làm tức giận, đem người bạn cũ của mình ra chém. Từ đó những người bạn cũ của Trần Vương đều bỏ đi, bên cạnh Trần Vương không còn người thân cận nào nữa. Ngay đến cha, anh vợ của Trần Vương, cũng do Trần Vương ngạo mạn vô lễ, đối xử y như những tân khách khác, nên cũng đã bỏ đi. Trần Vương một khi đắc chí, thì bỏ rơi hết những người cố giao, và hoàn toàn quên đi câu nói thuở trước "khi giàu sang, không quên bạn cũ". Một người như vậy thực không đáng kính.

Nghe qua những lời nói dài dòng của người này, Hạng Lương dần dần đã nhận ra dụng ý của ông ta, nghĩ bụng: "Anh ta nói những chuyện đó phải chăng có mục đích nói bóng nói gió gì đó hay sao?" Quả nhiên, sau giây phút yên lặng, người đó bắt đầu đi thẳng vào đề:
- Này Hạng tướng quân, kể từ ngày chúng ta may mắn quen biết nhau, lúc nào tôi cũng bám theo tướng quân cả, lúc nào cũng kính trọng tướng quân, mặc dù không phải là một sự kết giao có ý nghĩa đặc biệt nhưng vẫn được xem là một đôi bạn hoạn nạn có nhau. Nay ngài đã làm Quận thú, đã làm Tướng quân, vậy chả lẽ ngài quên bạn cũ hay sao, trong khi ngài cử rất nhiều Hiệu Úy, thế nhưng lại không có tôi. Cho dù tôi bất tài đi nữa, nhưng chả lẽ ngài lại quên tình bạn cũ hay sao?
Hạng Lương chợt hiểu ra rằng ông ta muốn tranh thủ cho mình một chức tước nào đó! Hạng Lương liền mỉm cười nói:
- Tôi chủ trương vào tài năng để dùng người, tuyệt đối không phải dựa vào tình cảm riêng tư. Trước kia trong một lễ tang, tôi từng giao cho anh một số công việc, nhưng anh làm không tốt, cho nên tôi không thể tín nhiệm anh được. Nay nếu tôi cử anh làm Hiệu Úy, thì sẽ hỏng sự nghiệp chống Tần của tôi, cho nên tôi đành phải để cho anh chịu thiệt thòi.

Kế đó, Hạng Lương lại nêu ra mấy sự việc trước kia để chứng minh anh ta là người thiếu tài năng nên không thể trọng dụng. Người đó thấy Hạng Lương hiểu mình quá rõ, và những sự kiện nêu ra để chứng minh cũng đúng sự thật, không làm sao biện bác được, nên đành làm thinh, buồn bã lui ra.
Hạng Lương dựa vào tài năng để sử dụng người, dựa vào công tâm để làm việc, cho nên được bộ hạ ngợi khen và ủng hộ, ai ai cũng ngỏ ý sẵn sàng đi theo Hạng Lương để hoàn thành sự nghiệp chống Tần, sẵn sàng phơi gan, nếm mật. Chú cháu họ Hạng tập hợp tất cả Hiệu Úy trước sân và nói với họ:
- Bạo Tần vô đạo, khiến sinh linh phải chịu cảnh đồ thán, khiến cả nước như đang sống trong một chảo nước sôi. Là con dân của nước Sở, cơ nghiệp mà tổ tiên của chúng ta khai sáng đã bị bạo Tần phá hủy, cha mẹ anh em của chúng ta và cả chúng ta nữa đều bị bạo Tần chà đạp, hiếp đáp. Mối hận thù này phải khắc cốt ghi xương! Hôm nay trời đã ban cho chúng ta một cơ hội tốt, vậy chúng ta phải cùng với kẻ thù đọ sức, tất cả đều sẵn sàng dấn thân cho cuộc đấu tranh này, thề phải lật đồ bạo Tần, khôi phục lại nước Đại Sở của chúng ta!
Hạng Võ là một con người nóng tánh, lại giàu lòng nghĩa hiệp nên to tiếng bổ sung:
- Con người sinh ra ở đời, phải biết trọng hai chữ Tín và Nghĩa. Vậy chúng ta một khi đã nói ra thì phải giữa chữ Tín, một khi hành động thì phải đạt được hiệu quả, xem danh tiết là cao quý nhất, xem nghĩa khí là quan trọng nhất, có phước cùng hưởng, có hoạ cùng chia, ân oán phải trả, tuyệt đối không bao giờ chịu làm một kẻ tiểu nhân, thấy cái lợi mà quên đi nghĩa khí của mình!
Tất cả mọi người đồng thanh hô to:
- Có nhị vị tướng quân thống lĩnh, chúng tôi sẵn sàng liều chết chiến đấu!
Sau đó chú cháu họ Hạng liền tiến hành bố trí mọi việc cho thuộc hạ, rồi chia nhau đi đánh chiếm các huyện thuộc quận Hội Kê. Do Quận binh đã nằm trong tay chú cháu họ Hạng, cũng như quan viên của quận Hội Kê đã hoàn toàn tan rã, cho nên các huyện trong quận đều tự tan rã theo mà không cần phải tấn công. Chẳng mấy hôm thì các huyện trong toàn quận đã bị chiếm lĩnh. Tử đệ Ngô Trung đua nhau tham gia vào đội ngũ của chú cháu họ Hạng, gồm tất cả là tám nghìn tinh binh, thanh thế thật là to lớn.
Trong số tám nghìn tử đệ đó có hai cánh quân của Chung Ly Muội và Quý Bố. Chung Ly Muội là danh sĩ tại Ngô Trung, nổi tiếng là người vũ dũng, về sau đã lập được nhiều chiến công đặc biệt cho Hạng Võ trong cuộc chinh chiến. Quý Bố cũng là người nước Sở. Ông làm việc gì cũng tới nơi tới chốn, bất kể gian truân, trọng nghĩa khinh tài, rất có tên tuổi ở nước Sở. Người nước Sở thường nói câu: được một trăm cân vàng không bằng được một lời hứa của Quý Bố. Đó chính là "một lời hứa giá đáng nghìn vàng". Hạng Võ với hai người này tỏ ra rất hợp nhau, do cùng có tính hiệp nghĩa như nhau, nên đã khiến họ trở thành những người bạn gắn bó chặt chẽ.

Tám nghìn tử đệ vây quanh chú cháu họ Hạng, trở thành lực lượng nòng cốt của họ trong cuộc tranh giành thiên hạ.
Trong thành phần của tám nghìn tử đệ, dựa vào sách sử đã ghi chép mà xét, thì ngoại trừ những người có danh vọng, có thế lực như các "Hiền Sĩ Đại Phu", "Hào Kiệt", còn có "Tân Khách", "Sĩ", và "Tử Đệ",... "Tử Đệ" chính là hậu duệ của quý tộc ở nước Sở cũ. Trong sách sử có nói: "Ngô Trung Tử Đệ" đều rất kính sợ Hạng Võ, nhưng cũng rất thân thiện với ông. Họ cùng nhau luyện võ, học tập binh pháp, âm thầm tiến hành mọi việc chuẩn bị để đứng lên chống Tần. Qua đó cho thấy giữa họ có chung một nền tảng tư tưởng, có chung tình cảm và chí hướng giống nhau. Qua đó chúng ta có thể đoán biết tất cả họ đèu có cùng một gia cảnh và một cảnh ngộ giống nhau. Tất cả họ đều là hậu duệ của quý tộc ở nước Sở cũ do sự xây dựng vương triều nhà Tần mà địa vị của họ đã bị thay đổi một cách cơ bản. Dựa vào mối quan hệ giai cấp tình cảm đó, khiến họ cùng đi chung một đường, có chung một mục tiêu chiến đấu.
Còn "Sĩ" thì chúng ta nên đi tìm nguồn gốc trong lịch sử để khảo sát thành phần của họ. Trong sách vở đời trước nhà Tần thì "Sĩ" đại để có nghĩa như sau: tiếng gọi chung đối với nam giới, quân sĩ, văn sĩ; một đẳng cấp đặc biệt trong các thành phần giai cấp; kể cả ngục lại và quan lại cấp thấp. Trong thời Tây Châu và thời Xuân Thu, họ là một đẳng cấp trong xã hội, trên có Vương, Chư Hầu, Khanh Đại Phu; dưới có thứ dân, nô lệ. Bắt đầu từ thời kỳ giữa và sau của đời Xuân Thu, họ dần dần biến thành một giai tầng, vai trò của họ trong xã hội chủ yếu là võ sĩ biến thành chủ yếu là văn sĩ, chuyên cầm bút viết lách hoặc đi làm khách, và cũng có thể dựa vào một tài năng sở trường nào đó để tham gia hoạt động xã hội. Họ giỏi văn chương hoặc giỏi ăn nói, đến sống nhờ vào những người chuyên nuôi thực khách để phục vụ một mục đích chính trị nào đó. Trong số họ cũng không thiếu những nhà chính trị, nhà tư tưởng, nhà quân sự, nhà khoa học, nhà văn học, đối với lịch sử có sự đóng góp riêng. Thời Chiến Quốc, trong xã hội có phong trào nuôi kẻ Sĩ. Bốn công tử thời Chiến Quốc gồm Mạnh Thường Quan ở nước Tề, Bình Nguyên Quân ở nước Triệu, Tin Lăng Quân ở nước Ngụy, Xuân Thân Quân ở nước Sở đều là những người mến kẻ Sĩ có tiếng. Cha đẻ của Tần Thủy Hoàng Doanh Chính là Lã Bất Vi, bản thân làm Tướng Quốc hai trào, nắm quyền hành chính suốt tám năm, cũng là người từng nuôi ba nghìn kẻ Sĩ. Quyển Lã Thị Xuân Thu do Lã Bất Vi tổ chức cho số người này biên soạn. "Tân Khách" và "Sĩ" có ý nghĩa giống nhau, cũng gọi là "Môn Khách", "Thực Khách".

Sử chép "Hạng Lương sau khi lưu vong đến Ngô Trung cũng có nuôi chín chục kẻ Sĩ". Qua sự ghi chép cho thấy những "Sĩ" và "Tân Khách" không phải là văn sĩ. Điều mà họ cảm thấy hứng thú không phải là viết lách văn chương hoặc trổ tài biện luận, trái lại là binh pháp và đấu vật. Hạng Lương chiêu nạp những người đó bằng phương thức bí mật, ông còn huy động tiền bạc mua vũ khí để cho họ thao luyện. Qua đó cho thấy họ là lực lượng trù bị của hai chú cháu họ Hạng để chống Tần. Đó là những thanh niên ở Ngô Trung có sự bất mãn đối với xã hội của vương triều nhà Tần.
Trong số tám nghìn tử đệ của chú cháu họ Hạng còn có một bộ phận thuộc giới bình dân bá tánh. Vì đạo quân tám nghìn tử đệ đã được bổ sung sau khi họ đã cướp quyền lãnh đạo quận Hội Kê và đánh chiếm các huyện khác xong. Qua đó có thể thấy được trong tình hình khắp cả thiên hạ đang nổi lên để đánh đổ vương triều nhà Tần, thì dân chúng thuộc tầng lớp thấp nhất trong xã hội từng chịu đựng nỗi khổ của chính quyền bạo ngược nhà Tần, nhất định cũng sẽ hăng hái gia nhập vào đội ngũ của chú cháu họ Hạng. Xã hội thời bấy giờ nhân dân "chịu khổ dưới sự cai trị của nhà Tần đã lâu", cho nên chỉ cần vung tay hô hào, thì sẽ có đông đảo người hưởng ứng.
Về vấn đề này, chúng ta có thể tìm hiểu chứng cứ trong một số truyền thuyết dân gian. Truyền thuyết tại Hạng Lý Thôn ở Thiệu Hưng tỉnh Triết Giang là nơi chú cháu họ Hạng từng tới đây để lánh nạn. Hạng Võ có thân hình vạm vỡ, sức lực không ai bằng, thấy chuyện gì bất bình thì đứng ra can dự. Có một lần nọ dân chúng trong làng không có củi đốt, thế nhưng những người giàu có ở đây lại không cho họ lên núi lấy củi. Hạng Võ liền dẫn dắt dân làng lên núi, chọn toàn những cây to đốn xuống, những người nhà giàu tới ngăn cản, Hạng Võ đã dùng lời ngay lẽ thiệt giải thích với họ, qua một giọng nói cứng cỏi nghiêm trang khiến cho số nhà giàu kia không dám làm gì nữa. Có lần Hạng Võ bắt được một con cọp, một người giàu có bảo đó là sơm thần mà nhà họ luôn thờ cúng. Hạng Võ bèn vác con cọp đến đại sảnh của người nhà giàu, nói: "Néu là sơn thần của nhà ông, thì tôi thả nó trong nhà ông vậy!" Người nhà giàu sợ mất vía, vội vàng cầu xin Hạng Võ vác con cọp đi. Thừa dịp này Hạng Võ buộc người nhà giàu phải trích ra ba nghìn thạch lúa để cho bá tánh nghèo đói, giúp họ vượt qua cơn đói mùa xuân. Sau chuyện đó, người nhà giàu này rất oán Hạng Võ, bèn lập mưu để sát hại ông. Họ viết một dòng chữ "Bá Vương Hạng Võ" lên một miếng vải rồi nhét nó vào bụng một con cọp chết, khiêng đến Quận thú quận Hội Kê. Viên Quận thú phát hiện tấm vải lấy làm sợ hãi, người nhà giàu nhân cơ hội đó bí mật tố cáo Hạng Võ, bảo ông luôn hoành hành khắp trong xóm làng, xưng vương xưng bá, mong Quận thú trừ hại cho dân. Quan binh liền bắt Hạng Võ, nhưng ông dựa vào lý lẽ ngay thẳng mà biện luận, trong khi dân làng cũng đua nhau tới giúp đỡ ông. Hạng Võ trong cơn tức giận đã giết chết Quận thú và giết chết thêm một số quan binh khác. Hạng Lương thấy Hạng Võ gây ra tai họa, bèn nói với dân làng: "Vua Tần vô đạo, thiên hạ đều căm thù, nay sơn thần đã truyền ý trời, lập Hạng Võ làm Bá Vương vậy chúng ta hãy đứng lên chống Tần!"

Dân làng đều hưởng ứng lời kêu gọi đó, tập hợp lại thành một đội ngũ, bắt đầu khởi binh chống Tần...
Còn một truyền thuyết khác thì nói: chú cháu họ Hạng vì việc khởi binh chống Tần, nên từng chiêu binh mãi mã tại quê hương của mình. Người thì đã có nhưng vũ khí thì không, vì Tần Thủy Hoàng muốn đề phòng nhân dân đứng lên tạo phản, trước đây đã thu gom hết tất cả vũ khí trên toàn quốc, Hạng Võ có một người anh em kết nghĩa tên gọi Ngu Tử Kỳ, bèn nói với Hạng Võ là ở nhà mình có một cửa hiệu bán sắt, vậy ông có thể giúp đỡ cho Hạng Võ. Hạng Võ nghe xong hết sức vui mừng. Ngu Tử Kỳ bèn về nhà nói với người cha. Cha ông biết làm vũ khí là để chống lại với bạo chúa nên rất tán thành, đồng thời, dặn dò các thợ rèn phải kín miệng và mau chóng tiến hành việc rèn vũ khí ngay trong đêm. Không bao lâu, vũ khí đã được rèn xong, ngoài ra, họ còn đặc biệt rèn một cây kích nặng tám chục cân dành riêng cho Hạng Võ.
Nhưng, một vấn đề khó khăn lại xuất hiện: Quan binh tra xét rất gắt gao, không thể nào chuyển số vũ khí này ra ngoài thành được. Ngu Tử Kỳ bèn hiến kế với người cha: "Hạng Võ là một bậc anh hfung, tương lai sẽ đứng lên trừ bạo chúa, người cướp lấy thiên hạ chính là người này, vậy chi bằng đem em gái của con gả cho ông ta, và trong ngày đón dâu sẽ giấu vũ khí vào số của hồi môn chở ra khỏi thành." Em gái của Ngu Tử Kỳ là Ngu Cơ tuổi trẻ lại xinh đẹp. Nàng là một mỹ nhân nổi tiếng gần xa, từng có nhiều người đến cầu hôn, nhưng Ngu phụ vẫn chưa chịu gả. Mặc dù Ngu phụ rất yêu thích Hạng Võ, là người có khí chất anh hùng, nhưng chưa biết tài năng của ông ra sao, nên muốn có dịp xem qua rồi mới tính tiếp. Ngày hôm đó, Hạng Võ tới nhà họ Ngu, trông thấy có rèn cho ông một cây kích sắt, liền chụp lấy và múa võ trước sân. Ngu phụ thấy võ nghệ của Hạng Võ rất cao cường, nhanh nhẹn, hiên ngang nên trong lòng không khỏi lấy làm cao hứng. Ngu Cơ từng nhiều lần nghe người anh kể lại tài năng của Hạng Võ, hôm nay lén nhìn Hạng Võ sử dụng cây kích sắt, không khỏi lấy làm ái mộ, nên vui vẻ bằng lòng kết hôn với Hạng Võ.
Trong ngày đưa dâu, tiếng kèn tiếng trống inh ỏi, xe chở của hồi môn đầu dài mấy dặm, quan binh giữ thành mặc dù ít nhiều hoài nghi, nhưng cũng không làm gì được trước đội ngũ đưa dâu đông đảo và ồn ào như thế. Của "Hồi môn" của Ngu Cơ đã giúp rất nhiều cho Hạng Võ, riêng tình cảm chung thủy của nàng càng được khen ngợi từ xưa cho tới nay.

Truyền thuyết vẫn là truyền thuyết, truyền thuyết không thể trở thành căn cứ để viết sử, nhưng chúng ta có thể từ trong đó thấy được bóng dáng của lịch sử. Truyền thuyết chưa hẳn là đúng sự thật, nó được mọi người đưa vào một số sự thật trong lịch sử để thông qua sức tưởng tượng của mình, rồi thêm vào đó những tình tiết hay ho, hấp dẫn, biến sự thật lịch sử càng phong phú hơn. Do vậy chúng ta có thể nói, truyền thuyết trên thực tế là do nhân dân dựa vào sức tưởng tượng phong phú của mình thông qua phương thức nghệ thuật không tự giác để gia công cho lịch sử, là một hình tượng lịch sử có nhiều màu sắc được lưu truyền bằng miệng trong nhân dân. Chúng ta không cần thiết phải hoàn toàn tin theo truyền thuyết, và cũng không cần thiết đòi hỏi truyền thuyết phải tuyệt đối đúng sự thật, thế nhưng cũng không nên hoàn toàn vứt bỏ nó. Qua những nhân vật lịch sử tuyệt vời, truyền thuyết có thể giúp cho chúng ta biết được những câu chuyện ly kỳ mà trong lịch sử không hề ghi chép, cảm thụ được một thứ hơi thở nào đó của lịch sử.
Trên cơ sở nhận thức đó, chúng tôi đã trích dẫn hai truyền thuyết nói trên, mặc dù không kể lại tỉ mỉ nhưng chúng ta cũng có thể từ đó thấy được, hai chú cháu họ Hạng khởi binh ở Ngô Trung là có cơ sở quần chúng nhất định, được bá tánh thuộc từng lớp dân nghèo ủng hộ. "Tám nghìn tử đệ" không phải hoàn toàn là quý tộc cũ của nước Sở xưa kia, mà trong đó còn có nhân dân quần chúng tham gia. Đó làm một sự ủng hộ có sức mạnh, là nguyên nhân quan trọng giúp cho đội ngũ của chú cháu họ Hạng luôn luôn được mở rộng và luôn luôn có một sức chiến đấu mạnh mẽ.
Chương 3 (A)
Góp gió thành bão
Sứ giả đến từ Trương Sở

Là quý tộc của nước Sở cũ, chú cháu Hạng Võ đối với quá khứ của nước Sở bao giờ cũng hết sức lưu luyến. Họ có thể hiểu rõ được tất cả lịch sử của nước Sở, một quốc gia được xem là cường quốc quân sự: ngay từ năm trăm năm về trước, Sở Thành Vương đã bắt tay vào việc xây dựng và tăng cường về mặt quân sự. Nhà vua này đã thành lập "Lưỡng Quảng", và "Tam Quân" là hai lực lượng quân đội chính qui. Đội ngũ thân binh này là lực lượng hộ vệ cho vua Sở khi đi ra ngoài, và cũng là chủ lực khi nhà vua mở cuộc thân chinh. Quân "Lưỡng Quảng" gồm hai đội tả hữu, có chiến xa ba chục chiếc, binh sĩ bốn ngàn năm trăm người, Sở Võ Vương còn sáng tạo ra trận pháp độc đáo cho quân Sở ứng dụng khi tác chiến. Dựa vào đội ngũ lớn mạnh này, Sở Võ Vương đã mở những cuộc tấn công vào các tiểu quốc như Tùy, Vân, Giảo... và hầu hết đều giành được thắng lợi. Đến đời vua Sở Thành Vương, thế lực của nước Sở đã thâm nhập lên phía bắc, trở thành bá vương, chỉ kém hơn Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công. Sau khi "Thất Hùng" gồm Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy, Tần đứng ngang hàng với nhau, thì số lượng binh chủng, và quy mô quân đội của nước Sở đều đứng đầu các nước nói trên. Như sách sử từng ghi chép: "Quân mặc áo giáp đông hàng triệu, chiến xa hàng nghìn, kỵ binh hàng vạn." Ngoài ra, lại còn có một số lượng thủy binh rất đáng kể. Thời còn bé thơ, Hạng Võ vẫn thường nghe ông nội là Hạng Yến khoe nước Sở là một quốc gia binh nhiều tướng đông, chỉ đáng tiếc là đạo quân đó do nguyên nhân chính trị và quân sự, nên trong trận đọ sức khốc liệt với nước Tần đã bị đánh bại tại trận quyết chiến ở Bình Dư. Điều đó làm cho người nước Sở cảm thấy nhục nhã và đáng tiếc.


Giờ đây chú cháu họ Hạng đã bình định xong các địa phương tại vùng Giang Đông, chiếm lĩnh xong toàn bộ quận Hội Kê. Tám nghìn tinh binh đã tề tựu dưới ngọn cờ của họ. Đây là một đạo binh mạnh, có tinh thần chiến đấu cao. Đạo binh này là vốn liếng quý giá của họ, nên họ lấy làm tự hào. Nhưng, họ tuyệt đối không thể dựa vào đó để tự mãn. Họ còn phải phát triển về phía tây, phải phát triền khắp cả toàn quốc, cho đến khi đoạt lấy được tất cả những gì mà vương triều nhà Tần đang có. Như thế, chỉ với tám nghìn người ít ỏi của họ thì vẫn là chưa đủ, họ còn phải quy tụ tướng sĩ đông đảo hơn, phải góp gió thành bão, phải xây dựng cho được quân đội lớn mạnh không thua chi nước Sở trước kia. Cùng một lúc đó, họ còn phải chỉnh đốn quân đội, tập luyện võ nghệ, truyền dạy binh pháp cho các tướng sĩ và chờ đợi một thời cơ thích hợp, để mở một cuộc tấn công mạnh mẽ và vương triều nhà Tần.

Quận Hội Kê đã trở thành nơi luyện binh rất tốt. Tướng quân Hạng Lương và Biên tướng Hạng võ đi sâu vào trong quân đội, tự mình tổ chức việc thao luyện, tự mình làm gương mẫu, để cho sĩ khí ngày càng cao, nhiệt tình ngày càng sôi sục. Bộ binh chú trọng việc luyện trận pháp. Đó là những trận pháp mà trong cuộc chiến đấu bao giờ cũng cần đến, gồm có "Phương Trận" (trận vuông) dùng để đập tan quân địch, "Viên Trận" (trận tròn) dùng để bao vây thắt chặt quân địch, cũng như đề phòng ngự một cách hữu hiệu, "Chùy Hành Chi Trận" (mũi dùi thọc sâu) dùng để đột phá và chia cắt quân địch, "Nhạn Hành Chi Trận" (đội hình chữ bát như bầy nhạn bay) dùng trong trường hợp tác chiến bằng cung nỏ; "Câu Hành Chi Trận" (đội hình như cái móc) dùng trong trường hợp thay đổi đội hình trong lúc chiến đấu, v.v.... Đồng thời, còn huấn luyện cho quân đội biết tập trung, biết bao vây, biết vận dụng những cách lừa địch như giả vờ rút lui, như nguỵ trang, dụ địch, mai phục, đánh kỳ tập, để lúc nào cũng có thể thay đổi chiến thuật. Riêng kỵ binh thì cứ năm kỵ sĩ có một Trưởng, mười kỵ sĩ có một Sử, một trăm kỵ sĩ có một Suất, hai trăm kỵ sĩ thì có một Tướng. Họ cũng thao luyện cách dàn đội hình, cách tấn công, cách vu hồi, cách đánh hai bên hông, cách truy kích, cách khóa chặt quân địch để tấn công từ hai đầu, cách đánh kỳ tập, bôn tập... để có thể ứng dụng trong trận đánh dễ hoặc khó. Họ luyện tập bộ binh tay cầm vũ khí chuyển biến đội hình một cách có trật tư. Riêng kỵ binh thì toàn cưỡi trên lưng những con chiến mã khoẻ mạnh, vừa phi như bay vừa hò hét giữa những cánh đồng trống. Tại sân tập lúc nào bầu không khí cũng sôi nổi hào hùng. Tàm nghìn tinh binh thể hiện một cách đầy đủ khí thế oai hùng.
Con ngựa của Hạng Võ cưỡi là một con chiến mã lông đen tuyền, to lớn khoẻ mạnh, tên gọi "Ô Truy". Con Ô Truy này có một lai lịch rất ngộ nghĩnh. Tương truyền lúc Hạng Võ tị nạn tại vùng quê ở Ngô Trung, có một năm nọ trong núi sâu rừng rậm bỗng xuất hiện một con quái thú, nhân lúc đêm khuya thanh vắng nó thường cắn phá hoa màu của dân quê, làm cho ai nấy đều rất lo sợ. Hạng Võ là người gan dạ, quyết tâm tìm hiểu về con quái vật đó. Nhân lúc đêm khuya ông đi một mình vào rừng núi, rồi ẩn núp sau lưng những gốc cây to để chờ quái thú xuất hiện. Giữa đêm khuya thanh vắng, bỗng ông nghe tiếng ngựa hí, rồi từ trong rừng chạy như bay ra một "quái thú" lông đen. Hạng Võ định thần nhìn kỹ mới biết đó là một con ngựa rừng. Ông vừa mới nhún chân định nhảy tới chụp nó, thì con ngựa đã nhanh nhẹn quay đầu phóng đi mất sau một tiếng hí dài. Qua đêm thứ hai, Hạng Võ lại vào rừng chờ đợi, nhưng con ngựa không xuất hiện. Ông vẫn nhẫn nại chờ đợi tiếp, đến tối ngày thứ bảy thì con ngựa rừng lại tới. Hạng Võ không làm cho nó sợ, chỉ quan sát nó đến ăn hoa màu ở bãi đất nào. Khi trở về, ông dùng rơm bện thành một hình nhân đến cắm tại đó. Đêm đến con ngựa xuất hiện, nhìn thấy hình nộm bằng rơm, nó sợ hãi bỏ chạy. Bảy ngày sau, con ngựa lại đến lần thứ hai, nó đứng nhìn hình nộm, rồi bước dần dần tới dùng mũi ngửi, và nó bình tĩnh ăn hoa màu trồng tại đây. Sau khi trời sáng, Hạng Võ đem hình nộm bằng rơm bỏ đi và ngay đêm sau, chính ông đến đứng tại vị trí của hình nộm đêm trước, giữ yên lặng và không cử động. Khi con ngựa rừng đến, ông chờ cơ hội thuận lợi, bất thần nhảy tới chụp lấy bờm của nó, rồi đu người nhảy lên lưng nó để cưỡi. Con ngựa vung lên hết sức giận dữ, vừa hí vang vừa bỏ chạy bán mạng, với ý đồ quật ngã Hạng Võ. Nhưng Hạng Võ vẫn ôm chặt cổ con ngựa, dù nó giãy giụa rất dữ. Ông biết nó đã chạy qua bao nhiêu đồi núi, vượt qua bao nhiêu hố sâu, sẽ dần dần kiệt sức, và bị sức mạnh phi thường của Hạng Võ khuất phục. Kể từ đó, những rẫy hoa màu ở thôn trang không còn bị con ngựa tới giẫm đạp và cắn phá nữa, trong khi Hạng Võ cũng được một con ngựa cưỡi mà ông rất yêu thích.
Câu chuyện trên mang một màu sắc truyền kỳ rất đậm đà, được truyền rộng trong tám nghìn quân tử đệ của ông. Hiện nay Hạng Võ thường ngày vẫn ngồi trên lưng con ngựa Ô Truy của mình, trông rất lẫm liệt oai phong. Đôi mắt sáng của ông luôn luôn nhìn về phía các tướng sĩ đang thao diễn trên sân tập, mơ tưởng tới một ngày tiến quân không còn bao xa.

Tháng 12 năm thứ hai đời Tần Nhị Thế, tức năm 208 Tr.CN, Hạng Võ đang cùng người chú bàn luận về chuyện quân sự thì bỗng binh sĩ đến báo:
- Thưa có sứ giả của Trương Sở đến xin yết kiến.
Sứ giả tự giới thiệu mình là Thiệu Bình, người Quảng Lăng, được Trương Sở Vương Trần Thắng phái đến để thăm các tướng sĩ tại Giang Đông.
Nghe báo là người của Trần vương phái tới, chú cháu họ Hạng hết sức vui mừng. Họ đang mong muốn đặt được mối quan hệ với quân của Trương Sở, và càng mong muốn được biết rõ tình hình của các cánh quân đang tiến đánh quân Tần ra sao. Sau khi để Thiệu Bình nghỉ ngơi chốc lát, chú cháu họ Hạng liền nôn nóng đặt ra nhiều câu hỏi.
Tình cảm trên nét mặt của Triệu Bình rất phức tạp, vừa phấn khởi lại vừa buồn lo, vừa vui mừng lại vừa thương cảm. Thậm chí, anh ta không thể trả lời ngay mà im lặng, đắn đo một lúc lâu, chừng như suy nghĩ để sắp đặt lời nói của mình cho thích hợp. Nhưng, chú cháu của họ Hạng không chú ý tới điều đó, mà họ chỉ đưa ánh mắt mong đợi nhìn thẳng vào Thiệu Bình, lẳng lặng chờ nghe.
Thiệu Bình bắt đầu nói: Các cánh quân đều tiến triển rất nhanh chóng. Cánh quân của Võ Thần từ Bạch Mã Tân sau khi vượt qua sông Hoàng Hà đã đến được vùng đất cũ của nước Triệu. Tức thì các địa phương đua nhau đứng lên hưởng ứng, đội ingux của ông đã nhanh chóng tăng lên đến mấy vạn người, liên tiếp đánh chiếm được mười thành ấp, lại tiếp nhận đến ba mươi thành khác xin đầu hàng. Quân chủ lực tây chính của phó vương Ngô Quảng đánh trận nào thắng trận đó. Mãi cho tới khi tấn công quận Tam Xuyên ông đã kịch chiến với Quận thú Lý Do tại Huỳnh Dương, giằng co nhiều ngày. Cánh quân của Châu Văn phát triển nhanh nhất. Khi họ vào Quan Trung thì đội ngũ đã có một nghìn chiến xa, mấy chục vạn bộ binh. Vào tháng 9 họ đã đánh tới Hí Hạ gần Hàm Dương, làm chấn động cả triều đình nhà Tần.
Khi Thiệu Bình nói tên tên Châu Văn, thì Hạng Lương cảm thấy rất quen thuộc, bèn hỏi:
- Có phải Châu Văn là người từng phục vụ trong quân Sở trước kia không?
Thiệu Bình đáp:
- Đúng thế. Khi tôn ông Hạng Yến tướng quân còn sống, thì Châu Văn là bộ hạ của tướng quân Hạng Yến. Ông ta giữ chức "Thị Nhật Quan" (quan coi ngày) chuyên chọn ngày lành tháng tốt. Người này có sự hiểu biết về quân sự, cho nên Trần Vương sau khi biết được ông ta, thì mời ông ta vào quân đội và ủy thác nhiệm vụ trọng đại cho ông ta trong cuộc tây chinh.
Hạng Lương nói:
- Như thế là đúng rồi, cha ta từng có lần nói đến con người này.
Hạng Lương lại hỏi tình hình của bản thân Thiệu Bình, ông này thở dài, nói:
- Mạc tướng bất tài, lại thêm thời vận không tốt, nên chưa thể đánh chiếm được Quảng Lăng, nói ra thật xấu hổ.

Kế đó, Thiệu Bình lại nói tiếp về tình trạng của các cánh quân. Giọng của ông tỏ ra hết sức bùi ngùi, cho biết Trần Thắng đã tổ chức nhiều cánh quân để tung ra tấn công quân Tần, vốn có ý định mở rộng thanh thế để làm cho vương triều nhà Tần phải khiếp sợ. Nhưng các cánh quân đều thiếu tinh thần hợp tác chống Tần, lại nôn nóng muốn chiếm đất để xưng vương, làm cho lực lượng của nghĩa quân bị phân tán, giúp cho quân Tần có cơ hội đánh bại từng cánh quân một. Ông cho biết Võ Thần sau khi chiếm được Hàm Đan là đất cũ của nước Triệu, thì tự lập làm Triệu vương, dùng Trần Dư làm đại tướng quân, dùng Trương Nhĩ làm thừa tướng, từ chối không chịu chấp hành mệnh lệnh của Trần Thắng bảo ông ta tiến về phía tây để phối hợp đánh quân Tần. Trong khi đó thì ông ta lại phái Hàn Quảng xua quân lên phía bắc để đánh chiếm đất cũ của nước Yên. Hàn Quảng sau khi đánh chiếm được đất Kế thì tự lập làm Yên vương. Châu Thị tiến về hướng đông bắc khi tới đất Địch, người Địch là Điền Đam liền thừa cơ hội giết chết Địch lệch, rồi lập làm Tề vương, và đánh đuổi quân của Châu Thị. Quân của Châu Thị buộc phải rút lui về chiếm đấy Nguỵ, đưa người quý tộc của nước Ngụy cũ là Ninh Lăng Quân lên làm Ngụy vương, còn Châu Thị thì làm thừa tướng. Họ đua nhau chiếm giữ địa bàn để xưng vương, làm yếu lực lượng của nghĩa quana, làm trở ngại cho sự phát triển của nghĩa quana. Đặc biệt là Châu Văn tấn công vào Hàm Dương đang gặp tình trạng bất lợi, thì các cánh quân khác đều tự lo cho mình, ngồi yên lấy mắt nhìn không ngó ngàng chi tới, khiến quân của Châu Văn bị rơi vào một tình huống cực kỳ nguy hiểm.
Nghe qua tình hình trên, tính tình vốn nóng nảy của Hạng Võ không thể giữ bình tĩnh được, liền quay sang nói với người chú, cần phải vượt sông tiến về phía tây để chi viện cho cánh quân của Châu Văn đánh chiếm Hàm Dương. Hạng Lương chưa vội trả lời đồng ý hay không, mà liếc nhìn sang Thiệu Bình. Trên khoé miệng của Thiệu Bình hiện lên một nụ cười gượng không dễ nhận thấy, và sau đó ông ta nói:
- Mạt tướng đến đây chính vì chuyện đó. Trần vương có ý định mời tướng quân ra giữ chức Thượng Trụ Quốc, đồng thời, có truyền chỉ dụ rằng: nay Giang Đông đã được bình định, vậy xin mời tướng quân tiến về phía tây để đánh quân Tần!
Hạng Lương nghe mình được cử giữ chức Thượng Trụ Quốc, cảm thấy rất vinh dự, liền quỳ xuống để tạ ân, đồng thời, ngỏ ý tiếp nhận chỉ dụ của Trần vương, ngay trong ngày hôm đó cử binh tiến về phía tây.
Do bởi Thiệu Bình là người của Trần Thắng phái tới, nên hai chú cháu họ Hạng đối với lời nói của Thiệu Bình hoàn toàn không có chút gì nghi ngờ. Hơn nữa, họ biết Thiệu Bình nguyên là người nhận mệnh lệnh của Trần Thắng tới đây, cho nên họ không ngờ Trương Sở vương Trần Thắng mặc dù uy danh hiển hách vẫn còn, nhưng bản thân ông đã ôm hận nghìn thu dưới chín suối, trong khi nghĩa quân có tiếng lớn mạnh của Trần Thắng cũng cơ bản đã bị quân Tần đàn áp tan rã. Ngọn lửa chống Tần bùng cháy tại làng Đại Trạch đang tàn lụi sắp tắt.

Sự việc đó diễn ra như sau: khi Châu Văn xua đại quân đánh tới Hí Hạ, áp sát Hàm Dương, thì Trần Nhị Thế hốt hoảng đến luống cuống cả tay chân, vội vàng triệu tập các đại thần để bàn bạc đối sách. Thiếu phủ Chương Hàm kiến nghị nên phóng thích tất cả tội đồ ở Ly Sơn, và tức khắc tổ chức họ thành lực lương phản kích. Tần Nhị Thế chấp thuận ý kiến này, ra lệnh đại xá trong toàn thiên hạ, và cấp phát vũ khí cho các tội đồ ở Ly Sơn, đồng thời tổ chức họ thành quân đội để phái đến Hí Hạ phản kích quân của Châu Văn. Châu Văn do thiếu chuẩn bị nên đã bị đánh bại buộc phải lui ra khỏi Quan Trung và tạm đóng quân tại Tào Dương. Chương Hàm xua quân truy kích. Trong vòng tháng 11, Châu Văn lại lui về Mãnh Tri, và một lần nữa lại bị Chương Hàm đánh bại, Châu Văn phải tự tử. Lúc bấy giờ quân phòng ngự Hung Nô ở phía bắc do tướng Tần Vương Ly chỉ huy, phụng mệnh kéo trở xuống miền nam, gia nhập vào quân của Chương Hàm, khiến cho cánh quân này càng thêm mạnh.
Riêng cánh quân của Ngô Quàng đang bao vây tấn công Huỳnh Dương nhưng không chiếm được, nội bộ xuất hiện mâu thuẫn, bộ tướng của Ngô Quảng là Điền Tạng giả mệnh lệnh của Trần Thắng giết chết Ngô Quảng, nhưng bản thân ông ta cũng bị quân địch bao vây đánh bại và chết trong lúc đang chiến đấu. Cánh quân của Tống Lưu sau khi chiếm được Nam Dương, cũng do cô lập nên bị đánh bại. Tống Lưu đầu hàng quân Tần, bị Tần Nhị Thế cho xe xé xác để thị chúng tại Hàm Dương. Sau khi tướng Tần là Chương Hàm liên tiếp giành được thắng lợi, thì Tần Nhị Thế lại phái Tư Mã Hân, Đổng Ế, chi viện thêm cho Chương Hàm để tiếp tục tấn công vào Trần quận là trung tâm của nghĩa quana. Trần Thắng vội vàng sai Trương Hạ kéo quân ra phía tây của Trần quận để chống lại quân Tần, đồng thời chính bản thân Trần Thắng cũng ra khỏi thành để đốc chiến, nhưng do chỉ huy bất lợi nên đã bị thất bại. Trương Hạ bị hết trong chiến đấu. Trần Thắng rút lui về hướng đông nam và bị tên xa phu Trang Giả giết chết tại Thành Phụ. Sau đso Trang Giả đầu hàng quân Tần. Đến đây thì nghĩa quân của Trần Thắng sau sáu tháng tồn tại đã bị trấn áp.
Sau đó, Lữ Thần là một tùy tùng thân tín của Trần Thắng, mặc dù tổ chức được đội Thương Đầu Quân từ thành phần nô lệ để triển khai phản công quân Tần, và đã chiếm lại được Trần quận, giết chết được tên phản bội Trang Giả để báo thù cho Trần Thắng. Nhưng do thế lực quá yếu lại cô độc, nên Lữ Thần lại buộc phải lui ra khỏi Trần quận để chấn chỉnh đội ngũ, với ý đồ sẽ tiếp tục đánh nhau với quân Tần.
Đối với tất cả sự thật trên, Thiệu Bình đã giấu kín không hề hở môi, ông sợ nói thật sẽ ảnh hưởng đến sĩ khí của chú cháu họ Hạng vừa mới khởi binh. Thiệu Bình cố làm ra vẻ người chiến thắng, ăn nói chững chạc, kể rõ đầu đuôi việc các cánh quân đang tiến binh ồ ạt, cũng như kể lại cách đối nhân xử thế tốt đẹp của Trần Thắng. Trong câu chuyện, Thiệu Bình luôn nhấn mạnh nhiều lần quan điểm như sau:
- Trương Sở là niềm hy vọng của ý chí diệt Tần phục Sở, còn Trần vương là lãnh tụ của nghĩa quân trong thiên hạ. Nhân gian thường nói "chim không có con cầm đầu thì không bay, người thiếu lãnh tụ cầm đầu thì không hành động." Vậy nghĩa quân trong thiên hạ cần phải bảo vệ địa vị của Trần vương, cần phải nghe theo mệnh lệnh điều khiển của Trần vương, đồng tâm hợp lực để hoàn thành sự nghiệp chống Tần.

Hạng Lương và Hạng Võ đều tỏ ra tán đồng quan niệm đó. Đối vói họ thì nghĩa quân của Trần Thắng có cùng mục tiêu giống họ là tiêu diệt vương triều nhà Tần để phục hồi nước Sở. Như vậy, giữa họ và quân của Trương Sở là những người đi cùng một con đường. Khi Trần vương khởi binh từng lấy danh nghĩa của Hạng Yến để hiệu triệu, trong khi tiến quân lại dùng bộ hạ của Hạng Yến là Châu Văn, hôm nay lại phái người đặc biệt để phong chức cho mình, vậy tại sao không đem quyền lực để hỗ trợ? Họ đã tiếp đãi đầy nhiệt tình đối với sứ giả của Trương Sở đồng thời, truyền đạt chỉ dụ của Trần vương cho tám nghìn binh mã của mình, rồi sau đó mới cho người ngựa ăn uống no nê, cho binh sĩ chuẩn bị khí giới để vượt sông tiến về phía tây đánh quân Tần.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét