Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Tây Sở Bá Vương Hạng Võ 16

Trang 16 trong tổng số 26

Chương 11 (B)
Quốc đô của Bá Vương bị đánh chiếm

Việc Lưu Bang sắp đặt một cách tỉ mỉ lễ phát tang cho Nghĩa Đế, cũng như bản tuyên ngôn xúc động lòng người của ông, đối với việc tổ chức các đạo binh mã của các nước chư hầu để cùng thảo phạt Hạng Võ có một tác dụng rất quan trọng. Trong nhất thời, các chư hầu đua nhau hưởng ứng, thế lực của Lưu Bang tăng lên rất mạnh. Việc tấn công Bành Thành ở phía đông của ông đã trở thành một cuộc chiến tranh có danh nghĩa, chừng như ông là hóa nhân của chính nghĩa, là một người thừa ý trời đi thảo phạt kẻ vô đạo.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Sau khi Trần Dư quyết định xuất binh thì Bành Việt cũng dẫn một vạn người đến tham gia. Như vậy, Lưu Bang đã khôn khéo huy động binh mã tất cả các chư hầu ở vùng Quan Trung, thêm vào lực lượng của chính mình ông đã có năm mươi sáu vạn quân. Con số đó quả là khả quan, so với binh lực của Hạng Võ đã chiếm ưu thế tuyệt đối. Đạo quân đông đảo này đã trực chỉ Bành Thành, khiến kinh đô của Bá Vương bị một sự uy hiếp nặng nề.
Để đảm bảo cho sự chiến thắng, Lưu Bang đã tiến hành bố tri kế hoạch tác chiến một cách chu đáo. Ông ra lệnh cho Tiêu Hà ở lại trấn thủ Lịch Dương, và chịu trách nhiệm bổ sung nhân lực vật lực hco tiền tuyến; Hàn Tín thì tiếp tục bao vây quân Chương Hàm tại Phế Khâu. Quân tiến đánh Bành Thành được chia thành ba lộ. Tào Sâm, Châu Bột, Quán Anh và quân Triệu được xếp thành bắc lộ, các tướng quân Tiết Âu, Vương Lăng, Vương Hấp, xếp thành nam lộ; Lưu Bang đích thân dẫn Trương Lương, Trần Bình, Hạ Hầu Anh, Ân Vương Ngang, Tư Mã Hân, Đổng Ế xếp thành trung lộ. Thường Sơn Vương Trương Nhĩ, Nguỵ Vương Báo thì đi theo cánh quân của Lưu Bang và được cử làm quân sư, Trần Bình làm tham thừa. Sau khi bố trí xong, cả ba cánh quân cùng một lúc ồ ạt tiến về phía Bành Thành.
Kể từ thời Xuân Thu, Bành Thành đã là một trọng trấn ở phía đông, giao thông tiện lợi, và cũng là một địa điểm chiến lược nằm về phía đông của Trung Nguyên. Xung quanh Bành Thành có rất nhiều đồi núi lớn nhỏ khác nhau bao bọc, chạy dài nhấp nhô, địa hình rất phức tạp. Phía đông có các núi Quảng Sơn, Tử Phòng Sơn; phía nam có Vân Long Sơn, Phượng Hoàng Sơn; phía đông nam có Lữ Lương Sơn; phía tây nam có Tương Sơn; phía tây bắc và đông bắc có các núi như; Cửu Lý Sơn, Đồng Sơn, Kinh Sơn, Qui Sơn, v.v... Ở phía đông bắc của ngôi thành này có sông Tứ Thủy từ huyện Bái chảy vào rồi men theo hướng đông của ngôi thành chảy về hướng đông nam. Cách ngôi thành 60 dặm có sông Tuy Thủy, từ huyện Tiêu chảy vào. Trong khu thành nội cũng có các sông Biện Thủy, Tứ Thủy chảy qu và đổ và sông Hoài Hà. Do bởi Bành Thành có núi non bao quanh và ba mặt đông tây, bắc có sông chằng chịt, nên dễ thủ khó công. Trong khi đó, chung quanh đều là những khu đất bằng phẳng, rộng rãi, dễ triển khai binh lực với địa hình như thế, càng làm cho địa vị chiến lược của nó trở nên quan trọng hơn. Ngoài ra, Bành Thành còn có nguồn nước rất dồi dào, đất đai phì nhiêu, khí hậu ôn hòa, thích nghi cho việc đóng quân và việc khai khẩn nông nghiệp, cho nên được các binh gia rất trọng thị nhiều hành động quân sự được triển khai tại đây. Từ xa xưa tới giờ, nơi đây đã trở thành một bãi chiến trường nổi tiếng trong thiên hạ.

Tương truyền trong lịch sử của nước Trung Quốc, cuộc chiến tranh đại quy mô đầu tiên mà Hoàng Đế đánh bại Si Vưu, chính là trận chiến Trác Lộc, xảy ra tại vùng phụ cận Bành Thành (Trác Lộc vốn có tên là Bành Thành). Trận chiến Trác Lộc rất ác liệt, Si Vưu chỉ huy Di tộc ở phía đông, còn Hoàng Đế chỉ huy các bộ tộc Hoa Hạ ở Trung Nguyên. Kết quả của trận đại chiến này Si Vưu bị đánh bại và bị giết chết. Sau khi Hoàng Đế chiến thắng Si Vưu, đã trở thành thủ lĩnh của các bộ tộc Hoa Hạ và Đông Di. Trận đánh Trác Lộc đã mở màn cho lịch sử chiến tranh của nước Trung Quốc, từ đó, Bành Thành luôn luôn được liên hệ chặt chẽ với những cuộc chiến tranh.
Người khai quốc của Hạ là Khải (khoảng thế kỷ 21 Tr. CN), Hạ Vương Khải vì thấy các con tranh quyền, nên đã đuổi đứa co nhỏ là Võ Quan đến Tây Hà. Không bao lâu, Võ Quan sử dụng Tư Hưng rồi đứng lên nổi loạn tại Tây Hà. Bá Thọ là vua của nước chư hầu Đại Bành Quốc, phụng mệnh Hạ vương dẫn quân đi chinh phạt và bắt sống được Võ Quan, dẹp yên cuộc phản loạn. Đến giai đoạn giữa đời Xuân Thu, nước Tấn ở vùng Trung Nguyên và nước Sở ở vùng Trung Du sông Trường Giang cùng tranh bá, đôi bên đánh nhau không ai thắng ai. Để phá vỡ thế giằng co đó, nước Tấn đã giúp đỡ cho nước Ngô ở vùng hạ du sông Trường Giang để kềm chế nước Sở, khiến cho nước Sở bị lâm vào tình thế lưỡng đầu thọ địch. Lúc bấy giờ, nước Tống là nước phụ thuộc vào nước Tấn, Bành Thành của nước Tống nằm trên trục giao thông quan trọng giữa nước Ngô và nước Tấn. Tháng 6 năm 573 Tr. CN, vì muốn cắt đứt đường giao thông giữa nước Ngô và nước Tấn, nên vua nước Trịnh là Thành Công, một thuộc quốc của nước Sở đã kết hợp với một số địa phương khác, rồi để cho nhóm năm phản thần của nước Tống trong đó có Ngư Thạch đang ở nước Sở thống trị Bành Thành, tạo nên một mối hiểm hoạ thường trực cho nước Tống. Tháng giêng năm 572 Tr. CN, nước Tấn liên hợp với nước Tống, Vệ, Tào, Cử, Chu, Đằng, Tiết, đưa quân bao vây Bành Thành. Bành Thành đầu hàng, năm phản thần trong đó có Ngư Thạch đều bị bắt giải về nước Tấn đầu xuân năm sau, nước Sở vì muốn đoạt lại Bành Thành, lại sai nước Trịnh tấn công nước Tống. Về sau, nước Tấn và các nước đồng minh đã xây thành Hổ Lao tại vùng biên cảnh của nước Trịnh, đưa nhiều quân đội đến trú đóng mới buộc nước Trịnh ngưng tấn công nước Tống.
Cuối đời Tần, các cuộc khởi nghĩa nông dâng bùng nổ. Hạng Võ, Lưu Bang, tướng quân Lữ Thần cùng đưa Sở Hoài Vương dời đô tới Bành Thành. Ba người chia nhau đóng quân giữ ở phía đông, phía tây của Bành Thành và quận Đăng. Bành Thành trở thành trung tâm của nghĩa quân.
Đối với tính chất quan trọng của Bành Thành mà tự cổ chí kim các binh gia đều tranh giành cho kỳ được, là điều Hạng Võ hiểu rất rõ, cho nên khi ông xua quân chủ lực đi tấn công nước Tề, thì đối với việc phòng bị ở Bành Thành cũng đã có sự sắp xếp. Từ bờ tây sông Hoàng Hà chạy xuống phía nam cho tới vùng Thái Khang, Hoài Dương đều có binh lực trú phòng tại các điểm quan trọng. Trọng trán Định Đào do Hạng Tha, người được phong làm tướng quốc nước Nguỵ và tướng quân Long Thả đóng giữ. Phía nam Định Đào là Khúc Ngộ, Dương Hạ, cũng phái tướng giỏi phòng thủ, qua đó cũng tạo thành một phòng tuyến ngăn chặn Lưu Bang tiến sang phía đông. Binh lực phòng thủ Bành Thành trú đóng tại vùng Tiêu huyện, Đăng huyện, quân số bao nhiêu sách sử chép không rõ. Nhưng, xét từ phương hướng là nơi dụng binh và nước Tề, thì có thể thấy binh lực đó là binh lực chủ yếu của Hạng Võ, còn quân số phòng thủ Lưu Bang ở Bành Thành và những vùng phụ cận, thì chỉ là một bộ phận nhỏ của quân Sở, đồng thời, không phải là quân đội tinh nhuệ.

Hạng Võ làm như vậy cũng có sự suy nghĩ của ông. Theo ông thì những cuộc phản loạn ở phía đông có sự uy hiếp lớn nhất, đồng thời, cũng không thể cho phép thế lực của đất nước do Điền Vinh làm vương có thể mở rộng. Sự phản loạn của Điền Vinh chẳng những là vấn đề của nước Tề, mà còn liên đới ảnh hưởng không nhỏ đến các nước chư hầu đang đứng lên làm phản. Như vậy, tập trung chủ lực vào chiến trường ở phía đông là cái lý tất nhiên. Sự phòng bị đối với Lưu Bang ở phía tây, Hạng Võ chưa xem là quan trọng. Ông cho rằng Lưu Bang không dễ gì tiến sang phía đông, vì Lưu Bang không giống như nước Tề, sẽ đứng lên phản lại ông. Hơn nữa, Bành Thành là nơi dễ thủ khó công, cho dù Lưu Bang có xua quân tới, cũng không chắc đánh chiếm được thành này. Hơn nữa, đã có quân dự bị của Long Thả, Hạng Tha, Lưu Bang chắc chắn không thể tiến về phía đông được. Sự tính toán của Hạng Võ trước tiên là phải diệt Điền Vinh ở phía đông, bình định sự phản bội của nước Tề, rồi sau đó mới quay lại đối phó với Lưu Bang. Hạng Võ cho rằng sự sắp xếp như vậy là hết sức chu đáo, trước giải quyết chỗ đang nguy cấp, rồi sau đó mới giải quyết chỗ ổn định hơn, để lần lượt đánh bại từng nơi một cách có hiệu quả. Cho nên khi ông dẫn quân tinh nhuệ đến nước Tề thì lòng cảm thấy rất an tâm, thậm chí, không hề có sự dặn dò kỹ lưỡng đối với các tướng trấn thủ, mà chỉ bảo họ đừng để cho binh sĩ quá lơi lỏng, hằng ngày nhớ tiến hành một số bài tập luyện cần thiết, và nghỉ ngơi chờ lệnh là đủ. Đối với động hướng của Lưu Bang, Hạng Võ cũng có phái người chú ý theo dõi, nhưng ông không chú trọng lắm, làm cho các tướng trấn thủ ở các địa phương cảm thấy phía tây là nơi hoàn toàn yên ổn. Lưu Bang không thể xua quân tới tấn công, cho nên họ đóng tại Bành Thành cũng như các vùng phụ cận đều cảm thấy như việc đóng quân giữ đất bình thường. Họ cũng giống như Hạng Võ, chỉ quan tâm đến việc thảo phạt ở nước Tề, suốt ngày họ vẫn nghe ngóng tin tức chiến sự ở đó, mà chừng như quên mất Lưu Bang đang ở phía tây.

Hạng Võ và các tướng đóng giữ tại Bành Thành thật quá sơ suất. Họ tuyệt đối không ngờ được Lưu Bang là người đang có nhiều tham vọng, đã chụp lấy cơ hội Bành Thành phòng thủ rất yếu, nhanh chóng tập kết năm mươi sáu vạn đại quân, từ xa ập tới thủ đô của Bá Vương như một trận bão táp.
Đại quân của Lưu Bang bắt đầu từ tháng 4 năm 205 Tr. CN, tiến tới Bành Thành và các khu vực chung quanh bằng ba mũi nam, trung, bắc. Đó là một cuộc chiến tranh có chiều rộng hơn hai trăm dặm. Ý đồ tác chiến của Lưu Bang là trước tiên mở cuộc tấn công toàn diện vào trọng điểm phòng ngự đó của Hạng Võ từ phía nam tiến lên phía bắc, làm cho các điểm phòng ngự không thể cứu viện lẫn nhau. Sau khi đánh bại từng cứ điểm một, thì ba đạo quân nói trên sẽ quy tụ tại Bành Thành, cùng nhau hợp sức mở cuộc tấn công vào ngôi thành này. Lưu Bang biết quân giữ Bành Thành không nhiều, mà mấu chốt là những điểm ngoại vi từ Định Đào xuống phía nam cho tới Dương Hạ. Nếu những điểm phòng ngự này bị đánh chiếm, thì Bành Thành không đánh tự nó cũng sẽ thua. Cho nên Lưu Bang ra lệnh cho đại quân của ba mũi tấn công đem toàn lực của mình để giải quyết các mục tiêu đã chỉ định. Họ đã mở một cuộc tấn công toàn diện trên suốt tuyến phòng thủ rộng hai trăm dặm, không cho quân Sở chi viện cho nhau.
Phương pháp tác chiến trên của Lưu Bang được thành công mỹ mãn. Tiết Âu, Vương Hấp, Vương Lăng cùng chỉ huy cánh quân ở phía nam trước tiên đã giao tranh với quân Sở tại Dương Hạ. Việc ba tướng này tấn công Dương Hạ có thể xem như một dịp trở về quê hương, nhưng họ không vui vẻ như người đi xa trở vê quê hương của mình, mà trái lại, họ mang theo một lòng căm thù khắc cốt ghi xương, thề nếu không thắng được quân Sở sẽ không làm tướng nữa. Tháng 5 năm rồi, sau khi Lưu Bang bình định được Tam Tần, đã ra lệnh cho Tiết Âu, Vương Hấp kéo quân ra Võ Quan, do Vương Lăng làm hướng đạo để đi huyện Bái đón tiếp phụ thân và phu nhân của Lưu Bang. Hạng Võ biết tin bèn phái quân đến phong tỏa Dương Hạ, làm cho ba tướng trên không thể hoàn thành được sứ mạng. Trong khi đó, bà mẹ của Vương Lăng lại bị Hạng Võ bắt đi, buộc phải tự sát, và Hạng Võ đã bỏ xác của bà vào chảo nước sôi nấu rục. Mối căm thù đó Vương Lăng không sa quên được, và thề nhất định phải trả thù. Do vậy, khi ba người mở cuộc tấn công vào Dương Hạ, có thể nói là họ đánh với một ý chí báo thù sâu sắc, xông pha không hề sợ chết. Binh sĩ do chịu ảnh hưởng của họ cũng tỏ ra rất hăng hái, người nào người nấy đều tranh nhau tiến lên phía trước. Vào một buổi sáng sớm, các tướng Tiết Âu đã chỉ huy cánh quân phía nam đánh chớp nhoáng vào Dương Hạ. Quân Sở đóng giữ Dương Hạ không ngờ quân Hán lại bất ngờ kéo tới, hơn nữa, quân số của họ lại kém hơn quân Hán rất xa, cho nên thành Dương Hạ, không dừng lại ở đó, quân Hán tiếp tục tiến về phía tây để có thể gặp nhau với quân trung lộ tại huyện Tiêu ở gần Bành Thành.

Quân các lộ do các tướng Tào Sâm, Phàn Khoái, Châu Bột, Quán Anh cùng chỉ huy. Họ gần như vượt qua sông Tế Thủy tại Vi Tân Độ cùng một lúc với cánh quân phía nam mở cuộc tấn công vào Dương Hạ, sau đó họ lại chia quân thành hai mũi để đánh vào Chữ Táo ở bờ bắc sông Tế Thủy và trọng trấn Định Đào. Phàn Khoái dẫn binh đánh Chữ Táo đã nhanh chóng giành được thắng lợi, quân Sở do các tướng Vương Võ, Trình Xứ chỉ uy đã bị đánh bại, hầu hết quân giữ thành Chữ Táo đều bị chết trận, thành Chữ Táo bị thiêu hủy. Tào Sâm, Quán Anh mở cuộc tấn công vào Định Đào, quân giữ thành Định Đào do tướng ở là Hạng Tha và Long Thả chỉ huy, thấy trận đánh bất lợi nên bỏ thành chạy về phía đông. Quân Hán chiếm đóng Định Đào, khống chế được một địa điểm chiến lược quan trọng. Sau đó, Tào Sâm ra lệnh cho Phàn Khoái xuống phía nam để gặp quân trung lộ tại Ngoại Huỳnh nằm ở phía nam của sông Tế Thủy, còn ông ta thì cùng Quán Anh, Lệ Thương truy kích bại binh của Hạng Tha, Long Thả. Hai tướng này từ Định Đào theo sông Hà Thủy chạy về hướng đông. Sở dĩ họ không thể giữ được Định Đào là vì thành Định Đào rất khó cố thủ, nếu tử chiến với quân Hán thì chỉ tốn hao binh một cách vô ích mà thôi. Kế đó, họ cũng muốn đem binh lực trong tay của mình để chi viện thêm cho Bành Thành, bảo vệ sự an toàn cho đô thành. Nhưng không ngờ, khi họ vừa chạy tới Hồ Lăng, đang chuẩn bị men theo sông Tứ Thủy chạy về Bành Thành ở phía nam, thì quân Hán do tướng Lệ Thương đã đuổi theo kịp. Hai bên đánh nhau tại Hồ Lăng. Quân Hán của Lệ Thương là quân chiến thắng đang truy kích, còn quân Sở của hai tướng Hạng Tha, Long Thả đang bị thua phải bỏ chạy, cho nên sĩ khí của hai bên khác nhau rất xa. Sự phòng ngự ở Hồ Lăng vẫn không thể chống lại được với sự tấn công của quân Hán. Hạng Tha, Long Thả bất đắc dĩ lại phải bỏ chạy. Lệ thương sau khi đánh chiếm được Hồ Lăng, lại tiến nhanh về hướng Bành Thành để tập hợp với quân trung lộ.
Quân trung lộ do Lưu Bang chỉ huy cũng gặp rất nhiều thuận lợi. Tiền quân của Châu Bột đánh chiếm Khúc Ngộ trước, kế đó lại tiến tới Ngoại Huỳnh. Lúc bấy giờ Bành Việt dẫn ba vạn binh mã tới nơi để tập hợp. Lưu Bang cử ông ta làm Ngụy tướng quốc, hoạt động độc lập tại đất Ngụy. Phàn Khoái cũng từ cánh quân phía bắc kéo tới nơi tập hợp. Lực lượng tấn công của quân Hán mạnh chưa từng có, liền tiến về khu vực Đăng huyện, Tiêu huyện. Sau khi tới vùng Đăng huyện, Tiêu huyện thì cả ba cánh quân trung, nam, bắc cùng nhập lại làm một. Đội quân trên năm chục vạn người đó, có sức mạnh không ai chống đỡ nổi, cho nên hai huyện Đăng, Tiêu, không cần phải đánh cũng chiếm được một cách dễ dàng. Lưu Bang dừng lại ở địa phương này để chấn chỉnh đội ngũ, rồi sau đó mới tiến về Bành Thành. Như trên đã nói, Bành Thành không có bao nhiêu quân đội trấn giữ, mà sự phòng thủ của Bành Thành hoàn toàn trông cậy vào tuyến phòng ngự từ Định Đào tới Dương Hạ. Nay tuyến phòng ngự đó đã bị đánh tan, tấm bình phong che chở cho Bành Thành cũng đã mất, cho nên nó hoàn toàn không còn khả năng chống trả quân Hán.
Đại quân của Lưu Bang gần như tiến vào Bành Thành một cách dễ dàng và đầy khí thế. Quân trấn thủ tại Bành Thành vì quá ít nên đứng trước năm mươi sáu vạn quân Hán buộc phải buông bỏ sự chống trả, lớp thì chạy trốn, lớp thì đầu hàng. Đô thành mà Tây Sở Bá Vương Hạng Võ đã dốc bao nhiêu công sức xây dựng, nay lại lọt vào tay quân Hán của Lưu Bang một cách quá dễ dàng.

Lưu Bang chễm chệ tiến vào cung điện của Hạng Võ. Lúc bấy giờ ông ta vui mừng không thể tả được. Trước đây, ông ta chịu khuất phục một cách nhục nhã để nhận lấy sự cắt đất phong vương của Hạng Võ, trong lòng ấm ức kéo vào Hán Trung, trong lòng hết sức buồn khổ và thất vọng. Ông thậm chí còn cất tiếng than là sự nghiệp lớn khó hoàn thành, thiên hạ đã thuộc về Hạng Võ rồi. Nhưng, chỉ trải qua một năm, ông nghe theo kế hoạch của Trương Lương, Hàn Tín, đốt bỏ sạn đạo để làm cho Hạng Võ mất cảnh giác, rồi tiến hành tranh thủ nhân tâm để đứng vững chân tại Hán Trung. Sau đó ông còn bình định được cả vùng đất Tam Tần, rồi khôn ngoan làm lễ phát tang cho Nghĩa Đế, đệ dựa vào đó liên lạc và tụ hợp các chư hầu, cuối cùng lại từ phía tây kéo quân trở về phía đông, chỉ trong một trận đánh là chiếm được kinh đô của Bá Vương Hạng Võ. Tất cả những thành quả đó đã cổ vũ mạnh mẽ cho tinh thần của Lưu Bang và quân Hán. Ông hết sức biết ơn sự hiệp trợ của các mưu thần và các tướng sĩ giỏi của mình, và càng thấy rõ việc biết sử dụng nhân tài là hết sức quan trọng. Thế là ông quyết định khao thưởng các tướng sĩ đã trung thành góp công với mình. Ông dựa vào công lao to hay nhỏ của các tướng sĩ để ban thưởng khác nhau, đồng thời, cho tất cả binh sĩ nghỉ ngơi ba hôm và được uống rượu vui chơi. Bản thân ông cũng mong muốn được hưởng thụ niềm vui của sự thắng lợi. Nơi đây cung điện thật là sang trọng, cung nữ hết sức xinh đẹp, cho nên một người háo sắc như Lưu Bang đã bị sự hấp dẫn của những cung nữ kiều diễm này. Ông cần phải hưởng thụ tất cả những gì trời đã ban cho, để bù lại sự tủi nhục suốt một năm qua...

Nửa ngày đại thắng
Gió tháng tư thật là ấm áp, nó mang đến hơi thở và sức sống của mùa xuân. Mặt đất đang ngủ say bắt đầu hồi tỉnh, tuyết năm qua bắt đầu tan, những cành cây trụi lá bắt đầu trổ lá non, đâm chồi, trong đám cỏ mục cũng bắt đầu hiện lên một màu xanh lục mơn mởn, nước chảy róc rách, chim yến kêu ríu rít trở về tổ cũ, giống như đang hát lên một bài hát ca ngợi mùa xuân, báo hiệu một niềm hy vọng mới.
Cảnh tượng tại Thành Dương vào tháng tư chừng như không hài hòa với sự hồi sinh của vạn vật. Cuộc chiến tranh kéo dài lâu ngày đã làm cho cả ngôi thành này giống như một binh sĩ võ trang đang mệt mỏi vì không có một giờ phút nào được nghỉ ngơi. Người Thành Dương vẫn còn sợ hãi trước cảnh tượng Hạng Võ đã tàn sát nhân dân sau khi chiếm được thành. Ngoại trừ đàn bà trẻ con và những người già yếu, gần như tất cả nhân dân trong thành đều đứng lên tham gia vào cuộc chiến đấu chống lại quân Sở. Họ đã bám chặt Hạng Võ tại Thành Dương, làm cho ông ta muốn tiến không được mà muốn lùi không xong. Cung cách tác chién của Hạng Võ, là bao giờ cũng muốn tốc chiến tốc quyết. Kể từ khi ông xuất quân đến đất Tề, thì hoàn toàn không ngờ được là mình phải ở lại đây một thời gian quá lâu. Theo ông thì quân phản loạn của nước Tề chẳng qua là một lũ quân ô hợp, cơ bản không chịu đựng nổi một trận đánh của ông, hoặc tối đa thì chỉ có thể kéo dài được chừng năm ba ngày là ông cũng chiến thắng trở về. Ông thậm chí còn sắp xếp trước, khi trở về Bành Thành sẽ thết tiệc ăn mừng chiến công.
Hạng Võ phân tích tình hình quá hời hợt. Ông đã đánh giá thấp sức mạnh của người Tề, và quá tự tin vào sự dũng cảm của bản thân mình cùng tất cả bộ hạ. Việc người Tề đua nhau đứng lên chống trả là việc ông hoàn toàn không thể tiên liệu được. Ông càng không thể nghĩ rằng những người tự phát đứng lên chống trả đó lại có sức mạnh to lớn như vậy. Ông chẳng những không thể tốc thắng, mà mặc dù đã khổ chiến lâu ngày, ông chỉ thu lượm được một chiến quả rất bế nhỏ mà thôi. Ông bị sa lầy ở Thành Dương mà không thể rút chân ra được. Chính vì vậy mà Hạng Võ cảm thấy hết sức bực tức, nhưng trong nhất thời, ông không có biện pháp nào khác hơn. Giữa lúc Hạng Võ bị sa lầy ở đất Tề, thì tin tức Bành Thành bị đánh chiếm cũng được truyền tới. Người báo cáo kể lại tình hình Lưu Bang ở Bành Thành một cách sinh động cho Hạng Võ nghe: Lưu Bang chiếm lấy tất cả gái đẹp và tài sản ở trong cung điện nước Sở về cho mình. Mỗi ngày ông ta bày tiệc rượu để ăn mừng, còn những buổi ca vũ thì không bao giờ chấm dứt. Lưu Bang đã chia người đẹp ở trong cung ra thành mấy tốp để họ lần lượt thay phiên nhau vào hầu hạ ông ta. Lưu Bang từng nói ông ta đã sống trong hoàn cảnh khổ cực quá nửa đời người, giờ đây là dịp phải hưởng thụ để bù đắp lại. Người báo cáo còn nói cho Hạng Võ biết, Lưu Bang đã ra lệnh cho người anh của Lữ Hậu là Châu Lữ Hầu đem quân trú đống tại Hạ Ấp, và cử Bành Việt làm tướng quốc của nước Ngụy, để cho ông này mang quân đi bình định đất Lương, và cử Phàn Khoái dẫn quân đi trấn thủ tại vùng Trâu, Lỗ, Hà Khâu, Tiết, để bảo vệ sự an toàn cho Bành Việt.

Hạng Võ nghe xong, tức giận đến nỗi đôi chân mày lưỡi kiếm đã dựng đứng lên, đôi mắt trợn tròn xoe, sắc mặt màu đồng hun âm u đến đáng sợ. Từ trước tới nay Hạng Võ không xem Lưu Bang ra gì, cho rằng Lưu Bang không có tài năng đáng kể. Đặc biệt là sau khi phong vương cho ông ta vào đất Hán Trung, thì chừng như đã quên mất ông ta đi. Thế nhưng, bất ngờ Lưu Bang lại từ Hán Trung xuất đầu lộ diện, giống như một thứ ma thuật của loài yêu quái, nhanh nhẹn tiến quân và đã đánh chiếm được Bành Thành. Điều đó quả thực khiến cho Hạng Võ cảm thấy hết sức bất ngờ, thậm chí, không dám tin là sự thật. Nhưng, thái độ buồn rầu lo lắng của người báo cáo, đã chứng thực tất cả điều đó đều là sự thật. Hạng Võ bất giác gật đầu một cách nặng nề. Ông đã ý thức được mình đang ở vào địa vị rất bất lợi: phía bắc bị người Tề trì kéo, phía nam Lưu Bang đang mở cuộc tấn công và đã đánh chiếm được Bành Thành, căn cứ địa mà ông đã dốc bao nhiêu công sức để xây dựng. Quân trấn thủ của Bành Thành đã bị đánh tan, hiện nay binh lực của ông chỉ còn mầy vạn kỵ binh ở tại đất Tề, trong khi quân đội của Lưu Bang đông đến hơn năm chục vạn! Nếu đem so sánh thì lực lượng đôi bên quả chênh lệch quá xa!
Nhưng, tình trạng nguy hiểm và bất lợi đó vẫn không làm cho lòng tự tin vững chắc của Hạng Võ bị hoang mang. Ông phân tích tình hình ta và địch, vẫn không xem việc quân Sở đông hơn là điều đáng sợ. Từ trước tới nay ông luôn luôn miệt thị lực lượng của quân địch. Ông nhận định hiện giờ quân Sở vẫn là một đạo quân tinh nhuệ. Với chủ lực là kỵ binh Lâu Phiên, từng chinh chiến ngoài sa trường từ lâu, lính giỏi ngựa mạnh, hết sức dũng cảm. Những kỵ binh này trước đây từng ở dưới quyền chỉ huy của Mông Điềm, bao phen tác chiến với người Hung Nô, kinh nghiệm rất phong phú. Số kỵ binh tài ba hung hãn đó rất có khả năng sẽ giành được ưu thế cục bộ khi đánh nhau với quân của Lưu Bang. Đó là một đạo kỵ binh mà từ trước tới nay khi xung phong hãm trận thì không có quân đội nào có thể chống trả nổi. Hạng Võ còn cho rằng, Bành Thành tuy đã bị Lưu Bang chiếm lĩnh, nhưng người Sở không bao giờ lại chạy theo Lưu Bang. Lòng dạ của người Sở bao giờ cũng hướng về Hạng Võ. Ông đánh nhau với Lưu Bang trên đất Sở, sẽ có đầy đủ nhân tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Hạng Võ càng tin tưởng một cách vững chắc vào lực lượng của mình. Kể từ khi khởi binh cho tới nay, ông chưa bao giờ gặp phải một địch thủ gọi là mạnh mẽ. Với sự dũng cảm và tinh thần quả quyết của ông, với hùng tài đại lược của ông, thì có quân địch nào ông không chiến thắng? Trước đây, Chương Hàm có trong tay hai chục vạn đại quân, thế mà vẫn bị hai vạn binh của ông đánh cho tơi tả đó sao? Hiện nay Lưu Bang tuy binh nhiều thế lực mạnh, nhưng vẫn không có gì phải đáng sợ. Kỳ tích dưới chân thành Cự Lộc nhất định sẽ trở lại một lần nữa!
Suy nghĩ tới đây, Hạng Võ quyết định một cách dứt khoát sẽ trao quyền chỉ huy cuộc chiến tranh tại đất Tề cho bộ hạ của mình, còn bản thân ông thì dẫn ba vạn kỵ binh tinh nhuệ trở về Bành Thành. Căn cứ vào tình hình địch đông ta ít, Hạng Võ đã áp dụng phương lược tác chiến riêng: lợi dụng ưu thế của kỵ binh, ông thực thi một cuộc đột kích mãnh liệt, và đánh cơ động tại phía tây của Bành Thành, nhằm cắt đứt con đường rút lui về phía tây của quân Hán, kế đó, sẽ bao vây để tấn công tiêu diệt quân Hán tại khu vực Bành Thành.
Sau khi kế hoạch đã định, Hạng Võ dẫn ba vạn kỵ binh tiến nhanh xuống phía nam, trước tiên tấn công quân của Phàn Khoái đang đóng giữ tại Hà Khâu. Phàn Khoái bị đánh bất ngờ không kịp đề phòng, cho nên đã bị đánh bại một cách nhanh chóng. Hạng Võ lại tiếp tục xua quân tiến xuống phía nam, bao vây tấn công chớp nhoáng quân Hán từ Hồ Lăng đến huyện Tiêu. Vào một đêm trời tối như mực, kỵ binh của Hạng Võ đã tiến tới huyện Tiêu nằm về phía tây của Bành Thành. Trời vừa hừng sáng thì toán kỵ binh này bất ngờ tấn công mãnh liệt vào quân Hán. Quân Hán không thể chống đỡ nổi, hốt hoảng rút lui về Bành Thành. Đến giữa trưa, thì Hạng Võ đã xua quân đuổi tới Bành Thành, và bắt đầu mở một trận đại chiến với quân Hán. Quân Hán đứng trước sự tập kích bất ngờ của quân Hạng Võ, khó có thể tổ chức để chống trả một cách hữu hiệu, lệnh chỉ huy không được binh sĩ nghe theo, đội ngũ hỗn loạn hoàn toàn, binh sĩ bỏ chạy tứ tán. Để trả thù Lưu Bang đánh chiếm Bành Thành, Hạng Võ đã cho binh sĩ của mình mở cuộc truy sát không nương tay. Quân Hán không còn đường nào để chạy, đua nhau nhảy xuống sông Cốc Thủy, Tứ Thủy, bị chém giết hoặc bị chết đuối lên đến hơn mười vạn người. Những binh sĩ nào may mắn còn sống sót thì lại tiếp tục bỏ chạy vào núi ở phía tây nam để lẩn trốn. Nhưng, quân Sở vẫn tiếp tục truy kích tới cùng chứ không chịu buông tha. Khi họ đuổi tới sông Tuy Thủy nằm về phía đông Linh Bích, thì quân Hán hoàn toàn tan rã. Kỵ binh anh dũng của quân Sở xông vào quân Hán đang rối loạn hàng ngũ, thẳng tay chém giết, khiến quân Hán tử thương vô số. Số tàn quân còn lại của quân Hán đua nhau nhảy xuống sông Tuy Thủy, xác chết nổi đầy sông, máu nhuộm đỏ cả dòng nước.

Sau khi Hạng Võ tiêu diệt hơn hai mươi vạn quân Hán, bèn dùng một số lượng lớn quân đội bao vây Lưu Bang và tàn quân của ông ta thành ba lớp. Hạng Võ quyết tâm đánh bại triệt để Lưu Bang, khiến ông ta không còn ngóc đầu dậy được nữa. Nhưng ngay lúc đó, bỗng một cơn gió to thổi tới, cát bụi bay mịt mù, cây cối trốc cả gốc, nhiều nhà tranh bị tốc mái. Mặc dù đang giữa trưa, nhưng mặt trời bị cát bụi che phủ, khiến khắp nơi đều trở nên âm u. Ngọn cuồng phong bất ngờ đó đã giúp cho Lưu Bang có cơ hội thoát thân. Ông thừa lúc quân Sở đang rối loạn và trời đang âm u mù mịt, liền dẫn mười mấy kỵ binh đột phá vòng vây bỏ chạy về hướng Bái huyện ở phía bắc. Ông định đến đó đón mọi người trong gia đình cùng chạy về phía tây để bảo toàn tính mệnh, rồi sau đó sẽ tính đến việc khôi phục lại lực lượng của mình. Nhưng, khi ông tới Bái huyện thì người cha và vợ con ông không biết đã bỏ đi đâu. Lưu Bang đứng ngẩn ngơ trong ngôi nhà trống trơn vắng lặng, lòng đau như dao cắt. Ông biết Hạng Võ là người tàn bạo độc ác, nếu cả nhà ông bị bắt thì việc sống chết sẽ khó lường. Ông rất hồi hận vì mình đã sơ thất, khiến cho sự thắng lợi nằm trong tay đã biến thành mây khói. Ông phải khó khăn lắm mới tập hợp được năm mươi sáu vạn đại quân, thế mà nay lại bị tiêu tan trong chốc lát, dù mình đã may mắn thoát khỏi miệng cọp. Lưu Bang đau đớn lắc đầu, rơi lệ. Bộ hạ của ông cho rằng nơi đây không thể ở lâu được, khuyên ông nên dằn cơn đau tiếp tục bỏ chạy. Lưu Bang không còn cách nào khác, đành thở dài buồn bã rời khỏi Bái huyện, tiếp tục bỏ chạy về phía tây.
Trên đường chạy về phía tây, ông bất ngờ gặp được con trai tên là Lưu Doanh và con gái tên là Lỗ Nguyên. Đứa con trai năm nay ba tuổi, đứa co gái được năm tuổi. Cả hai đứa trẻ này vừa rồi may mắn được bộ hạ của Lưu Bang là Hạ Hầu Anh cứu thoát, dùng xe chở cả hai chạy về phía tây, nên mới khỏi bị quân Sở bắt làm tù binh. Hạ Hầu Anh rơi lệ kể lại tình hình nhà ông ở huyện Bái đã bị cướp phá, đứa con trai và đứa con gái của ông do quá sợ nên khóc không ra tiếng. Thì ra, Hạ Hầu Anh trong khi hỗn chiến đã bị thất lạc với Lưu Bang, dù ông đã tìm kiếm Lưu Bang khắp mọi nơi nhưng vẫn không gặp. Hạ Hầu Anh đoán Lưu Bang có thể đến huyện Bái để rước gia đình, bèn tìm tới đó thì gặp cánh quân Sở đang cướp phá nhà cửa của Lưu Bang. Hạ Hầu Anh đã cứu được Lưu Doanh và Lỗ Nguyên giữa lúc hỗn loạn, rồi cùng chạy về phía tây, không ngờ giữa đường họ gặp được Lưu Bang, nên vui mừng khôn xiết. Ông trao hai đứa bé cho Lưu Bang, Lưu Bang hết sức cảm kích. Họ ngồi lại nghỉ ngơi trong chốt lát rồi mới tiếp tục lên đường.
Nhưng, bỗng nhiên ở phía sau lưng họ có tiếng hò reo sát phạt vang rền. Họ quay đầu nhìn lại, thấy từ xa cát bụi mịt mù, chiến mã đang ồ ạt tiến lên. Thì ra, đó là quân Sở đang truy đuổi theo họ. Hạ Hầu Anh mời Lưu Bang mau lên xe, rồi tung roi giục ngựa bỏ chạy như bay. Nhưng, Lưu Bang sợ cỗ xe chở quá nặng, không thể chạy nhanh hơn bọn kỵ binh của quân Sở, vì đội kỵ binh đó chẳng những dũng cảm thiện chiến, mà chiến mã của họ đều rất khoẻ mạnh. Khoảng cách giữa đôi bên cứ rút ngắn dần, thấy đối phương sắp sửa đuổi theo kịp, Lưu Bang vì muốn cỗ xe được nhẹ hơn, nên đã cắn răng xô hai đứa con của mình xuống xe. Hạ Hầu Anh đâu thể đưa mắt nhìn hai đứa trẻ bị vứt bên vệ đường, cho nên ông không chú ý tới lời phản đối của Lưu Bang, nhảy xuống xe bồng hai đứa trẻ trở lene. Nhưng khi cỗ xe chạy một đoạn không xa, thì Lưu Bang lại xô hai đứa trẻ xuống đường. Hạ Hầu Anh lại nhảy xuống xe bồng hai đứa trẻ trở lene, cứ thế lập đi lập lại đến mấy lần. Hạ Hầu Anh tha thiết nói với Lưu Bang:
- Mặc dù mọi việc rất khẩn cấp, nhưng không thể bỏ rơi những đứa trẻ như vậy, mà phải dẫn chúng cùng chạy về phía tây.
Lưu Bang tức giận mắng to:
- Nhà ngươi biết cái gì! Hiện giờ việc bảo toàn tính mạng của ta là điều quan trọng nhất, vậy còn kể chi đến những đứa trẻ nữa!
Hạ Hầu Anh vẫn tiếp tục tha thiết yêu cầu, Lưu Bang không còn cách nào khác hơn, nên phải để cho Hạ Hầu Anh bồng những đứa trẻ trở lên xe.
Việc Lưu Bang xô con cái của mình xuống xe trong khi bỏ chạy về phía tây, bề ngoài trông có vẻ tàn nhẫn thiếu tình người, nhưng trên thực tế ông ta có sự tính toán riêng của mình. Mục đích cuối cùng trong việc phấn đấu của ông, chính là giành được thiên hạ, xây dựng cho được đế nghiệp, cho nên ông phải xem việc bảo vệ tính mệnh của mình là cao hơn hết. Trên đường chạy về phía tây, mục tiêu duy nhất là phải chạy thoát khỏi quân truy kích của Hạng Võ, bảo tồn cho được tính mệnh của mình là cao hơn hết. Trên đường chạy về phía tây, mục tiêu duy nhất là phải chạy thoát khỏi quân truy kích của Hạng Võ, bảo tồn được tính mệnh. Chỉ cần ông còn sống, thì lo gì trong tương lai không thể khôi phục lại lực lượng của mình. Riêng những đứa con thì ông không xem là quan trọng, vì nếu đem so sánh giữa chúng và sự nghiệp của ông, và buộc ông phải chọn lựa giữa hai thứ đó, thì tất nhiên ông phải chọn sự nghiệp trước tiên, mà không cần phải chần chừ chi cả. Chính vì tâm lý đó nên ông mới cắt đứt tình cha con, sẵn sàng vứt bỏ những đứa con xuống đường. Theo ông, những đứa con dù bị quân Sở bắt được cũng chưa chắc đã chết, còn ông nếu bị bắt thì tính mạng chắc chắn sẽ không thể bảo toàn. Lưu Bang làm như vậy, cũng muốn cho các bộ hạ thấy mình là người luôn luôn lấy đại cuộc làm trọng, chứ không phải yếu mềm như mọi người thông thường. Lưu Bang là người bao giờ cũng biết cách thể hiện cá nhân của mình để tranh thủ nhân tâm. Làm như vậy có thể khiến cho bộ hạ khâm phục, vì họ nghĩ rằng Đại Vương của họ trong tương lai sẽ vươn lên trở lại, cho nên ngay đến con cái của mình cũng sẵn sàng vứt bỏ. Một vị chúa anh minh như thé, thử hỏi mọi người không dốc hết sức mình ra phục vụ sao được? Cho nên tất cả họ đều đem hết toàn lực ra để bảo vệ cho Lưu Bang chạy thoát về phía tây.
Nhưng, Lưu Bang cuối cùng vẫn không thể chạy thoát được sự truy kích của quân Sở. Tướng Sở là Đinh Công đã đi theo đường tắt chặn đầu Lưu Bang. Lưu Bang nhìn quân Sở sát khí đằng đằng không khỏi luống cuống cả tay chân, nghĩ bụng: "chả lẽ sự nghiệp của ta tới đây là kết thúc hay sao? Trong đầu óc của ông đã nhanh chóng hiện lên từng cảnh tượng một: khởi nghĩ tại Mang Đăng, thu phục Phong Ấp, đưa Sở Hoài Vương lên ngôi, tiến tới phía tây và xua quân và Quan Trung, thoát hiểm tại buổi tiệc Hồng môn, sau đó lại bình định được đất Tam Tần... Ông cảm thấy trong vòng hơn bốn năm qua ông đã gặp không biết bao nhiêu là chuyện nguy hiểm, nhưng đều có thể vượt qua được một cách an toàn. Đó là trời cao đã bảo hộ cho đứa con của Xích Đế, ông là người được ý trời thương yêu, vậy trời cao sẽ không bao giờ bỏ rơi ông."
Suy nghĩ tới đây, ông cố giữ trấn tĩnh nói với Đinh Công:
- Tướng quân phụng mệnh truy đuổi theo tôi, vậy tôi không dám chống lại. Nhưng, giữa tôi và tướng quân không oán không thù, vậy tướng quân hà tất phải dồn tôi vào bước đường cùng? Tướng quân trói tôi giải về Bành Thành tất nhiên có thể lập công để được thưởng, nhưng xin tướng quân hãy nhớ Hạng Vương từ trước tới nay không bao giờ muốn chia xẻ những lợi ích với bộ hạ của mình, vậy tướng quân phải hà tất ngu trung như thế? Tướng quân nếu chịu tha cho tôi, thì suốt đời tôi sẽ không bao giờ quên ơn to này, từ đây về sau, nếu tôi có thể ngóc đầu dậy được, tôi nhất định sẽ báo đáp cái ơn đó!
Lưu Bang nói tới đây thì nước mắt giàn giụa. Ông năn nỉ hết lời, và đem số vàng bạc còn trong người ra tặng hết cho Đinh Công. Đinh Công nhìn thấy Lưu Bang nài nỉ rất thảm thương, lại thấy có tiền tài của Lưu Bang đưa ra tặng, nên ra lệnh cho binh sĩ mở một con đường để Lưu Bang đi qua. Lưu Bang lạy tạ Đinh Công một lần nữa, rồi thúc ngựa bỏ chạy tiếp. Thật đáng buồn cho Tây Sở Bá Vương là một anh hào cái thế, nhưng cho dù bản thân ông là người dũng cảm vô song, có hùng tài đại lược, nhưng thủ hạ của ông ta lại luôn xuất hiện một số người quá tồi tệ. Trong khi ông ta mở buổi tiệc Hồng môn thì có Hạng Bá cam tâm làm người bảo vệ cho Lưu Bang, tạo điều kiện cho Lưu Bang chạy thoát. Giờ đây lại xuất hiện một Đinh Công giúp cho Lưu Bang đã tìm được cái sống trong cái chết, mang đến cho sự nghiệp của Tây Sở Bá Vương những hậu họa vô cùng tai hại!
Lưu Bang đã trốn thoát, nhưng người cha của ông là Lưu Thái Công và bà vợ là Lữ Trĩ thì không thể chạy thoát được. Họ được Thẩm Thực Kỳ theo hầu, và trên đường đi tìm Lưu Bang thì gặp quân Sở. Quân Sở đã bắt tất cả họ giải về Bành Thành. Hạng Võ nhốt họ vào trong doanh trại của quân đội để làm con tin.

Kinh đô của Bá Vương lại bình yên như xưa. Hạng Võ với tư thế là người thắng lợi đã trở về cung điện của mình sau một thời gian xa cách. Các cung nữ ở trong cung đều hiện lên nét mặt vui mừng. Họ kể lể lại những chuyện mà họ phải chịu đựng trong thời gian qua, rồi nũng nịu khuyên Hạng Võ về sau chớ nên hời hợt như thế nữa. Hạng Võ trái hẳn với họ, vẫn cảm thấy mình là một người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất, không ai có thể sánh bằng, và càng không xem bọn người của Lưu Bang ra gì cả. Đúng vậy, Hạng Võ không hổ danh là một bậc anh hùng tuyệt vời. Ông có thể với ba nghìn binh lực có trong tay, và chỉ trong vòng nửa ngày đã đánh bại được năm mươi sáu vạn đại quân của Lưu Bang, thu hồi được Bành Thành đã bị mất. Đó là một kỳ tích nữa sau trận đại thắng ở thành Cự Lộc, là một kiệt tác thứ hai trong cuộc đời chinh chiến của ông. Tài năng quân sự xuất chúng và sự dũng cảm phi thường của ông vĩnh viễn được ghi chép vào sử sách. Nhưng, sự đại thắng trong một hai lần không phải là dấu hiệu sẽ giành được thắng lợi cuối cùng trong tương lai. Mong tất cả những người anh hùng của chúng ta, đừng để cho bản thân mình, đừng để cho lịch sử phải có một sự hối tiếc.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét