Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Lã Bất Vi 7

Trang 7 trong tổng số 35

Chương 3

HÀNH TRÌNH TỚI HUNG NÔ
Tần Vương và các đại thần nghe xong nhìn nhau, vừa tức giận nhưng cũng không biết làm thế nào. Đành phải thả Lạn Tương Như về Triệu.
Lạn Tương Như trở về. Vua Trịêu thấy ông là người có công đi sứ sang nước lân bang không để nhục quốc thể bèn phong ông là Thượng Đại Phu.
Mặc dù cả ngày đi tìm kiếm trong xóm nhưng tối về tệ xá ông lại nghiền ngẫm chuyện Lạn Tương Như. Giá của một viên ngọc bằng mười năm toà thành, là một vị thượng đại phu, là danh tiếng lưu truyền muôn thuở… Lã Bất Vi quyết định buôn bán vàng ngọc.
Mấy đêm nay, dưới ánh sáng bập bùng của ngọn nến, với chất giọng trầm bổng, Lã Bất Vi ngâm lại bài thơ mà ông đã đọc trong Kinh Thi miêu tả về ngọc. Trong đêm khuya thanh vắng ở Hàm Đan, giọng ngâm thơ càng thêm sâu lắng, một cảnh tượng đẹp đẽ chiếu rọi lòng ông, nó làm nảy sinh những cảm giác mãnh liệt với những viên ngọc lạnh lẽo kia.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Nước sông Ki chảy bên trái
Bên phải là đầu của con suối
Chàng thiếu niên xinh đẹp
Tiếng ngọc réo rắt vang
Bốn con ngựa to khoẻ
Cao lớn khí hiên ngang
Hân Hầu vào triều kiến
Dâng ngọc khuê làm quà
Quỳ phục bái Chu Vương
Thưởng cho người lễ vật bằng ngọc
Người có Quốc Bảo phóng quang minh
Đi đi, Quốc Cữu đang chinh chiến
Giữ cho miền nam mãi thanh bình.

Ngâm xong, Lã Bất Vi lại nghĩ đến những thủ thuật cần phải có sau này khi buôn bán ngọc, nó khiến ông cả đêm không ngủ. Bản thân Lã Bất Vi rất cẩn thận, ít khi làm việc gì một cách phiêu lưu, thiếu suy nghĩ. Trong khi đi tìm Hoàng Phủ Kiều ở Hàm Đan, ông đã đến các tiệm châu ngọc để khảo sát việc buôn bán.
Đây là một tiệm hàng buôn bán vàng bạc lớn nhất thành Hàm Đan. Những gì bày trí ở đây lộ rõ sự hưng thịnh của cửa hàng. Lã Bất Vi bước vào bên trong, màu sắc, ánh sáng của vàng bạc, ngọc ngà bao bọc ông, ông thấy như đang đứng giữa thiên thường với các cây cối toàn là vàng ngọc. Các loại ngọc được bày trí theo thứ tự, lấp lánh trong tủ, Lã Bất Vi thấy loá mắt. Sự bày trí, sắp xếp các loại ngọc chứng tỏ chủ tiệm là người rất sành sỏi trong kinh doanh. Dãy đầu là các loại ngọc dùng trong tế lễ như Khuê Bích, Hoàng Bích, chúng thường dùng làm vật làm tin và đem lại sự may mắn như khi vào triều kiến vua, minh ước, dẫn cưới, phúng viếng… Loại khác là vật trang sức như Quyết, Hoàng, Xuyến… Ngoài ra còn có một số loại ngọc khác.
Có người đã mô tả thế giới ngọc mà Lã Bất Vi đã xem như sau: Hồng Bảo Thạch như ánh lửa đỏ rực, Lam Bảo Thạch như trời xanh biển biếc, Thạch Lưu Thạch màu vàng pha đỏ, ánh sáng rực rỡ, Thuỷ Tinh Thạch lung linh trong suốt, đá mắt mèo mai vàng xanh, Ngọc Dương chỉ trắng như tuyết, Trân Châu hạt nhỏ trong suốt, giống đẩu tinh đầy trời, Ngọc Phỉ Thuý màu xanh bích ngưng lại như muốn níu giữ mùa xuân, Mã Não màu sắc rực rỡ như bảy sắc cầu vồng, San Hô cành lá rậm rạp, giống cây quỳnh cành ngọc… nhìn những viên ngọc được chạm khắc tinh tế, tỉ mỉ khiến ta liên tưởng tới:
Ông Bàn Cổ khai thiên lập địa, vũ dũng dựng càn khôn.
Nữ Oa luyện đá vá trời, nhi nữ vá trời xanh.
Nghệ bắn cung chín mặt trời, chống hạn cứu muôn loài.
Để giết Xuy Long, ngăn gió mưa, giết ác thú.
Chim Vệ ngậm đá lấp biển, nghĩa trùm bể đông.
Na Tra nức tiếng anh hùng, bắt yêu long giết hà bá
Thái Công câu cá, thần sắc thư nhà, chí ở ngàn dặm.
Vũ Vương kéo xe, ôn tồn cung kính, lễ đãi hiền sĩ.
Những ngọc phẩm này hàm chứa những câu chuyện thần kỳ. Những truyền thuyết đẹp. Ngoài ra còn có công tử đi săn, ngự giả đánh xe, võ sĩ chinh chiến, nông dân đi cày, quý nhân vày nước, mĩ nhân dạo chơi, lưỡng long chầu mặt ngọc, tam dương khai thái, lồng ngọc gà vàng, du long hí phượng…
Lã Bất Vi sau một lúc choáng ngợp, tươi cười đến bên người bán hàng trẻ tuổi, hỏi giá cả, nguồn gốc và tính chất của từng món hàng. Lã Bất Vi thấy chàng trai này mặt mũi thanh tú, khi nói chuyện gần gũi dễ gần. Trong tiếng ồn ào của người mua kẻ bán, Lã Bất Vi cố gắng thâu tóm tất cả các lời lẽ mà người làm công này nói. Theo Lã Bất Vi nó là kỹ xảo bán hàng. Lã Bất Vi chú ý nghe chàng trai nói về sự khác nhau giữa hai viên ngọc: viên chuyền ngọc này được làm ra ở nước Ngô, loại ngọc này được tạo hình đẹp đẽ, mài mã tinh vi, đó là đồ ngự dụng trong cung đình nước Ngô. Đặc điểm cơ bản của loại ngọc hiện nay là hình rắn cuộn, chim muông và hoa văn mây tụ trên bề mặt. Ngọc cứng được chế tác dưới thời chu thiên tử thường thô ráp, phần lớn thường trang trí hình con quỳ. Lát sau chàng trai này lại chỉ cho Lã Bất Vi một bộ ngọc bội nói, tốt nhất là tiêu thụ một nhóm ngọc bộí sáu chiếc, bán một bộ hai chiếc.
Nghe người này nói năng rất lưu loát, trôi chảy, Lã Bất Vi trong lòng rất khâm phục. Lã Bất Vi nghĩ mình mở cửa hàng vàng bạc tiền vốn nhờ bán ngựa cũng tạm đủ, tính toán quản lý mình có thể tự lo. Bây giờ chỉ thiếu một người hiểu biết về ngọc, nếu thiếu điều này thì buôn bán khó mà phát đạt được. Nghĩ đến đây, trong đầu Lã Bất Vi nảy ra suy nghĩ: mời chàng trai này theo mình về Bồ Dương mở cửa hàng vàng bạc. Trong cửa hàng người ra vào đông đúc, hơn nữa vì có chủ tiệm ở đây nên không tiện nói ra lời này. Lã Bất Vi tin rằng, chỉ cần trả tiền công thật cao thì có thể mời chàng trai này về chỗ của mình. Đã đi làm thuê ai chẳng muốn kiếm được nhiều tiền; sau khi cảm ơn chàng trai, Lã Bất Vi mang những suy nghĩ của mình rời khỏi cửa hàng. Ông ngước nhìn mặt trời đang treo trên đỉnh đầu, biết giờ đóng cửa của cửa hàng còn lâu mới tới, ông liền đi lang thang trên phố, vào những cửa hàng khác thăm thú và nhân tiện kiếm tìm Hoàng Phủ Nghĩa. Mặt trời chếch về phía tây, Lã Bất Vi biết trời đã về chiều, ông bèn tới một góc khuất của tiệm vàng kia dõi mắt hướng về phía cửa hàng. Người mua thưa vắng dần, nhà hàng bắt đầu đóng cửa. Những người làm công từng tốp nhỏ vừa ra về vừa chuyện trò vui vẻ. Lã Bất Vi chăm chú tìm kiếm những nét quen thuộc của chàng thanh niên kia, ông như kẻ vô công rồi nghề nhìn theo những người làm tan vào trong ngõ vắng. Cuối cùng thì ông cũng nhận ra chàng thanh niên trên con đường tuyết ngập chân người. Tiếng bước chân của những người đi làm về đã xa dần. Lã Bất Vi và chàng trai. Kẻ trước người sau đi trên con đường đầy tuyết. Trời mỗi lúc một tối, khoảng cách giữa Lã Bất Vi và chàng trai càng lúc càng gần. Những áng mây chiều gom lại những tia sáng cuối cùng, trên nền trời, những vì sao bắt đầu lấp lánh. Chàng trai đã về đến nhà. Anh đẩy cánh cửa đi vào một gian nhà cỏ, Lã Bất Vi cũng lập tức vào theo.

Người thanh niên đã sớm quên người khách trong cửa hàng ban ngày vì hàng ngày anh tiếp xúc với rất nhiều khách hàng, rất nhiều gương mặt mà anh đã gặp nhanh chóng trở nên xa lạ. Với vị khách không mời mà đến này, anh cảm thấy rất kinh ngạc. Với vẻ mặt hồ nghi, anh ta nói với Lã Bất Vi: “Tôi không biết ông là ai?”. Lã Bất Vi giới thiệu với anh ta về mình. Chàng trai hỏi: “Lã tiên sinh có việc gì cần tôi giúp đỡ chăng?” Lã Bất Vi nói rõ ý định của mình và khẩn thiết mong anh ta chấo nhận. Cuối cùng ông nói: “Tôi sẽ trả công cho anh cao”.
Chàng trai nói: “Lã tiên sinh thật biết người, tôi là Triệu Khả Tín, là người ông có thể tin cậy, tôi đồng ý đi theo ông”.
Một buổi sớm cuối đông đầu xuân, người dân Hàm Đan không để ý đến hai người sau khi rời khỏi thành, băng đi trong gió tuyết mịt mù. Không ai biết trước được rằng, một trong hai người đó sau này chính là người sẽ đem đến sự diệt vong cho nước Triệu của họ - Lã Bất Vi
Trong cái lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông, Lã Bất Vi và cha mình là Lã Hâm ngồi nói chuyện với nhau về việc buôn bán ngọc. Có lẽ vì cái lạnh hay vì xúc động khiến cho những lời Lã Bất Vi nói thiếu đi sự mạch lạc, Lã Bất Vi hỏi: “Làm ruộng có thể thu lãi mấy lần?”
Người cha nói: “Mười lần”. Lã Bất Vi lại hỏi: “Buôn bán vàng ngọc lãi bao nhiêu lần?”
Lã Hâm nói: “Trăm lần”
Quả thực với việc buôn bán vàng ngọc sắp tới, trên đường đi, dưới sự giúp đỡ của Triệu Khả Tín, Lã Bất Vi đã suy đi tính lại nhiều lần. Sở dĩ ông bàn bạc lại với phụ thân là vì ông không muốn để cha buồn, cho ông là đứa con độc đoán.
Thấy Lã Bất Vi không đưa được Hoàng Phủ Kiều về, Lã Hâm rất buồn rầu, uất hận. Vậy mà khi nghe kế hoạch buôn bán vàng ngọc quy mô mà Lã Bất Vi nói nỗi buồn hận trong ông đã vơi đi phần nào. Một thời gian sau, cửa hàng buôn bán vàng ngọc của Lã Bất Vi đã được khai trương trên một con phố đông người qua lại ở thành Bồ Dương, bên ngoài treo một tấm biển đem lại sự may mắn: “Long xướng quảng”. Lã Bất Vi mua được hàng với giá rẻ nhưng lại bán với giá cao, ông mua ngọc cũ của người trong thành, đem về chế tác lại sau đó bán ra. Ông còn đi sang các mỏ vàng ngọc tại các nước chư hầu, mua về những món đồ hợp với nhu cầu của mọi người.
Công việc của Lã Bất Vi ngày càng trở nên bận rộn, ông đi tìm mua ngọc khắp nơi, cứ ba ngày lại phải tính toán hàng hoá kiểm tra sổ sách. Trong con mắt của người dân Bồ Dương, người môn khách từng bị đại sư Vệ Hằng không nhận khi xưa, nay đang làm trò ảo thuật kiếm được tiền nhiều như nước, họ căng mắt nhìn tài sản của Lã Bất Vi đang đầy lên. Tất cả đã thay đổi cách nhìn với Lã Bất Vi. Cứ ba ngày lại có chiếc xe chở hòm to hòm nhỏ nặng nề dừng trước “Long xướng quảng”. Lã Bất Vi ra hiệu, chỉ trỏ cho những người làm của mình nhanh chóng vận chuyển vào trong. Chỉ ít lâu sau, người đến cửa hàng mua bán đông nghịt. Lã Bất Vi cũng thường dùng những kỹ xảo nhỏ khuyếch trương hàng hoá, ví như mua một món ngọc quý được tặng một gói trà sen thơ… phàm mua một bộ ngọc bội hai chiếc thì một chiếc chỉ bán một nửa giá; nếu không có tiền mặt thì cũng có thể đổi bằng lúa, gạo, đồ sứ, mai đồi mồi… Sau đó ông đem tất cả những hàng hoá đổi với giá thấp này bán ra với giá cao.

Việc buôn bán ngọc quý của Lã Bất Vi không ngừng phát đạt, vậy mà ông vẫn cảm thấy chưa thoả mãn. Ông không phải hạng phú thương chỉ biết bo bo giữ của, ông có tham vọng dựa vào tiền bạc để làm chính trị.
Lã Bất Vi đã chọn đất xây thêm một khu nhà mới, bên trong cùng là lầu son gác tía, chín khúc hồi lang rồi đến đó ở. Lã Bất Vi nhìn thấy ánh mắt khó chịu của chủ tơ lụa họ Tống đối với nhà mình. Cuộc sống hào hoa phú quý, áo lông, ngựa béo, mâm ngọc, sơn hào hải vị đã khiến ông vĩnh viễn từ biệt với cuộc sống quẫn bách và lạnh lẽo trước kia. Vị môn khách trước kia mà nhà Vệ Hằng không dùng thì giờ đây cũng đã có môn khách. Điều ông thấy buồn nhiều nhất là vàng bạc càng lúc càng nhiều thì thời gian trong tay mỗi lúc một ít. Mặc dù thời gian nhàn rỗi rất ít, ông vẫn tiếp tục nghiền ngẫm, nghiên cứu quyển “Kế nhiên”. Mỗi khi ngồi trước cuốn sách, Lã Bất Vi lại nghĩ tới người biểu diễn xiếc rắn Hoàng Phủ Nghĩa. Không biết bây giờ anh ta cùng con rắn của mình lăn lộn ở góc phố nào, biết đến bao giờ mới gặp lại vị hạo nhiên quân tử này? Mỗi khi đọc được một thiên “Kế nhiên…” Lã Bất Vi đều thấy được sức mạnh và tác dụng của sách vở. Từ sớm Lã Bất Vi đã manh nha ước vọng soạn sách, ông muốn cùng môn khách viết một bộ sách bao quát tất cả mọi sự vật trong thiên hạ, tập hợp mọi chước tác của bạch gia chư tử, lưu lại cho muôn đời sau. Chẳng phải đã có một bộ “Án Tử Xuân Thu” của học sĩ Nha Tử đã truyền tụng hay sao, ta cần phải viết một bộ sách như thế, sẽ lấy tên “Lã Thị Xuân Thu”. Ông thấy trong thời đại trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng này, có thể đưa ra được một giọng điệu riêng trong tư tưởng, cũng như một cuộc buôn bán vốn mỏng lãi lớn khiến ta sung sướng, ngây ngất.
Có một việc khác khiến Lã Bất Vi trong lòng bối rối, lo lắng không yên. Đó chính là Hoàng Phủ Kiều bỏ đi không để lại chút tin tức gì. Ông vừa mua bán vừa tìm kiếm. Thậm chí còn phái một số môn khách tới các nước chư hầu dân biển tìm kiếm. Trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng, Lã Bất Vi đã đến cái tuổi lấy vợ sinh con, hơn nữa làm ăn buôn bán lại đang hết sức hưng thịnh.
Lã Bất Vi biết có ba thê bảy thiếp cũng là thói phong lưu thường tình của các bậc đại trượng phu. Vậy mà, Lã Bất Vi muốn đem vị chí danh chính ngôn thuận của người vợ chính cho người mà ông ngày đêm mộng tưởng – Hoàng Phủ Kiều. Nếu không tìm được tin Hoàng Phủ Kiều, Lã Bất Vi sẽ phải chọn người nào vào vị trí đó?
Một hôm, một người khách diện mạo bí hiểm đến cửa hàng, xem cách ăn mặc và giọng nói giống như người nước Triệu đến từ thành Hàm Đan. Ông ta kéo Lã Bất Vi sang một bên nói nhỏ: “Có ngọc khuê không?”. Lã Bất Vi lắc đầu. Người kia nói: “Tôi có thể trả giá cao”. Lã Bất Vi hỏi: “Ông có thể mua được bao nhiêu?”. Người kia trả lời: “Năm kiệu”.
Chà! Lã Bất Vi kinh ngạc. Như vậy phải dùng đến năm ngàn lạng vàng! “Ông mua nhiều ngọc khuê như thế để làm gì?”
Người kia cũng nhìn thái độ bán tín bán nghi của Lã Bất Vi nói rất thần bí: “Nói cho ông biết nhé, tôi đến từ Hàm Đan, phụng chiếu lệnh của Triệu Vương đi mua ngọc khuê, vì Triệu Vương sắp phong quan phong ấp”.
Lã Bất Vi trầm tư nói: “Được, một tháng nữa ông đến lấy hàng”. Người kia nói: “Được”.
Lã Bất Vi nói: “Tốt nhất ông để lại chút vàng làm tin”. Người kia lôi trong ngực ra một trăm lạng vàng. Lã Bất Vi nghe nói có nợ là Lạc Phượng Ba sản xuất ra loại ngọc khuê này, quyết định cùng Triệu Khả Tín đến đó.
Thương hải tang điền, trời đất đổi thay. Thân Hầu ngươi đã vì thiên tử năm nào vào sinh ra tử giúp đỡ thái tử Nghi Cữu làm chủ giang sơn xã tắc, bây giờ đã tuyệt tự. Mỏ ngọc đã trở thành sản nghiệp trong đất phong của một vị đại phu nước Tề. Ở đây bán cả loại ngọc thô và ngọc đã qua chế tác. Vị đại phu nước Tề này, trên bãi đất rộng rãi và bằng phẳng trước Lạc Phượng Ba đã cho xây thêm một kỳ đình mái hiên, đó là trụ sở quản lý các hoạt động chợ búa. Đứng trên kì đình có thể nhìn thấy xe cộ của thương nhân các nước qua lại không dứt, bụi bay mù mịt.
Đây là lần đầu Lã Bất Vi thấy một mỏ ngọc sản xuất sầm uất đến thế. Không thể kìm được sự trầm trồ thán phục. Triệu Khả Tín từ lâu đứng bên cạnh nói, hai năm trước qua đây, vẫn chưa thấy có sự thịnh vượng như vậy.

Trong nhà hàng để mẫu, Lã Bất Vi bị ánh sáng chiếu rọi của các loại ngọc xếp tầng tầng lớp lớp làm hoa cả mắt. Lã Bất Vi nhắm mắt bình tâm lại, sau đó mới tập trung được ánh mắt của mình quan sát vào thế giới của các loại ngọc.
Lã Bất Vi đang chăm chú quan sát một lô ngọc khuê đắt tiền. Quan sát hồi lâu, ông xoa xoa lên bề mặt những viên ngọc, chúng phát ra những âm thanh vang dài. Lã Bất Vi dùng mắt nói cho Triệu Khả Tín biết, ông đã tìm được chỗ ngọc ưng ý.
Triệu Khả Tín thì thầm với Lã Bất Vi một hồi lâu, Lã Bất Vi đã biết, Triệu Khả Tín nhắc Lã Bất Vi rằng chỗ ngọc này dùng để định tước vị vương công quý thích. Ở đây buôn bán thoải mái nhưng ở nước Vệ nghiêm cấm việc buôn bán và vận chuyển ngọc. “Chu Lễ, Xuân Quan, Đại Tông Bá” quy định: “Dùng ngọc định ra sáu bậc, phân loại quý tộc: Vương Cầm Trần Khuê, Công Cầm Hằng Khuê, Hầu Cầm Tín Khuê, Bá Cầm Cung Khuê, Tử Cầm Cốc Bích, Nam Cầm Bạch Bích… Qua đó cho thấy những ngọc khuê này không thể tuỳ tiện mua bán mà ngoài Vương, Công, Hầu, Bá, Tử, Nam ra thì những người khác cũng không được đeo và sở hữu.
Lã Bất Vi nói: “Ta có cách, mua về chúng ta sẽ không bán ở thành Bồ Dương”.
Lã Bất Vi thấy khi ông và Triệu Khả Tín nói chuyện với nhau, có ánh mắt thỉnh thoảng liếc xéo về phía họ. Lã Bất Vi chăm chú nhìn đôi mắt lia láu trên khuôn mặt kia một hồi lâu, ký ức bị ngủ quên mới tỉnh lại. Đó là một khuôn mặt dường như đã quen, Lã Bất Vi lục tìm trong ký ức một hồi lâu, cuối cùng vẫn không nhớ ra đó là ai.
Triệu Khả Tín không chú ý đến biểu hiện của Lã Bất Vi và người kia, anh ta nói với Lã Bất Vi: “Lã tiên sinh, buôn bán khuê bích dĩ nhiên là một vốn bốn lời. Nhưng ngộ nhỡ bị kiểm tra, hàng hoá bị thu, vốn đã mất lại còn chịu phạt nữa”.
Lã Bất Vi nói: “Người không phải lo trời sập như thế, ta khắc có cách”.
Lã Bất Vi đã bỏ ra một khoản tiền lớn để mua đầy hòm khuê bích. Vào một buổi sáng còn đẫm hơi sương ông cho xuất lên xe ngựa nhằm hướng Bồ Dương xuất phát.
Khi chiếc xe ngựa của Lã Bất Vi đang đi trên con đường núi quanh co thì một con tuấn mã cũng đang theo hướng đó phóng như bay. Người cưỡi trên ngựa chính là người đã nhìn trộm Lã Bất Vi ở tiệm ngọc, Lã Bất Vi không biết rằng, người này chính là em của Tống Kì, hàng xóm cũ của ông. Anh ta tên là Tống Hoảng. Vì người em này có nhiều đặc điểm giống anh trai của mình, cho nên Lã Bất Vi cảm thấy Tống Hoảng có nét gì đó rất quen. Nhà nạp thần Tống Kì xây được mọi người tán thưởng. Vệ Nguyên Quân rất hài lòng, phong tặng cho con của ông ta Tống Hoảng làm Tề nhân chuyên đặt mua các đồ ngọc khí cho cung đình. Do tính chất công việc khiến ông ta thường xuyên qua lại giữa các mỏ ngọc ở Lạc Phượng Ba và thành Bồ Dương.
Lã Bất Vi vừa tới đấy, Tống Hoảng đã nhận ngay ra ông. Ông ta trước mặt vua thì sợ hãi rụt rè nhưng, trong con mắt người khác lại là hình tượng uy quyền. Vừa thấy Lã Bất Vi trong nơi để hàng mẫu, ông ta đã thấy kẻ đối đầu với nhà mình trước kia đang mua ngọc mà nhà vua đã cấm. Ông ta quan sát rất lâu, không bỏ qua một cử động nhỏ nào của Lã Bất Vi.
Đợi cho xe của Lã Bất Vi về gần tới thành Bồ Dương. Vị Tư Khấu nắm hình phạt dẫn một nhóm quân sĩ đứng hai bên cổng thành đang chăm chú đợi xe của Lã Bất Vi chạy tới cổng thành thì bị chặn lại. Người có bộ mặt uy nghiêm là Tư Khấu chưa từng giáp mặt Lã Bất Vi mà mới chỉ nghe qua sự miêu tả của Tống Hoảng, giờ nhìn thấy một vị thương nhân có thân thể nở nang ngồi trên xe ngựa, thì nhận ra ngay là Lã Bất Vi.
Từ trên xe bước xuống, Lã Bất Vi kéo Triệu Khả Tín đang run rẩy ra phía sau lưng, sau khi chắp tay hành lễ, ông thẳng thắn hỏi: “Tư Khấu đại nhân, sao lại truy hỏi người thương gia như tôi?”
Tư Khấu nói: “Tôi muốn đợi xem xem quý thương gia mua được những thứ ngọc quý gì từ dốc Lạc Phượng”.
Lã Bất Vi chỉ tay vào hòm hàng trên xe nói: “Tuân mệnh”. Sau khi Lã Bất Vi để cho Triệu Khả Tín mở nắp hòm hàng, đám lính tay chân khua khoắng, cởi bỏ sợi dây buộc túi, tất cả ngọc đều bị đổ xuống nền đất; sau đó từng thùng, từng thùng cũng được mở ra. Những cơn gió mềm mại thổi lướt qua những viên ngọc lấp lánh ánh sáng, óng ánh như những dải lụa đang rủ xuống.
Lã Bất Vi nhìn thấy vẻ mặt đắc ý tự mãn của Tư Khấu cùng ánh mắt sắc nhọn ác hiểm của y.
Tư Khấu nói: “Những thứ ngọc khí này, vua đã cấm, các người đã phạm vào điều cấm, hãy đi theo bọn ta!”.
Lã Bất Vi cười khẩy nói: “Tư Khấu đại nhân, hòm hàng của tôi có hai tầng, không thể chỉ kiểm tra lớp thứ một mà không kiểm tra lớp thứ hai. Dưới lớp vách ngăn còn có món hàng nữa đấy!”
Tư Khấu có chút ngạc nhiên, sai đám lính lục soát lại lần nữa. Quả nhiên, một tên lính nhìn thấy có một lớp vách ngăn, sau khi mở ra thì không thấy vật gì cả, chỉ thấy một miếng thẻ tre. Tư Khấu lấy lên xem qua, chỉ thấy những nét chữ rất chỉnh tề viết: “Xin kính dâng lên đấng tối cao Vệ Nguyên Quân một chút ngọc mọn, gọi là có chút ít biểu thị sự chúc phúc. Đại phu Tề Quốc Trịnh Doanh. Tư Khấu mơ hồ hỏi: “Đại phu Tề Quốc Trịnh Doanh là ai vậy?”
Lã Bất Vi cười lớn nói: “Tư Khấu đại nhân hiểu biết ít cũng chẳng đáng trách, người có tiếng tăm lừng lẫy của dốc Lạc Phượng chính là ấp của ông ấy. Ông ấy do bận việc không có thời gian nên bảo ta chuyển lên cho Vệ Nguyên Quân. Tư Khấu đại nhân nghĩ xem, số ngọc khí này sẽ do tôi trình lên hay do đại nhân đưa vào cung đây?”

Trên mặt Tư Khấu có một chút ngượng ngùng, ấp úng nói: “Vẫn là người trình lên chứ”.
Lã Bất Vi lại thấy những viên quan uý đó cẩn thận liệm những viên ngọc đóng gói cẩn thận và xếp lại vào trong hòm.
Trên đường đi đến tiệm ngọc “Long xương quảng”. Triệu Khả Tín trong lòng chưa hết sợ hãi nói: “Tôi sợ toát cả mồ hôi thay cho Lã tiên sinh! Ngộ nhỡ bị bại lộ thì không dễ gì kết thúc chuyện này đâu”.
Lã Bất Vi nói: “Ngươi thử nghĩ xen, có ai lại dám đi hỏi vua, là có hay không đại phu nước Tề Trịnh Doanh đem ngọc quý cho đại vương”.
Triệu Khả Tín nói: “Ngược lại, tôi chỉ cảm thấy chuyện này rất nguy hiểm”.
Lã Bất Vi nói: “Làm ăn chân chất, há có mấy ai phát tài được? Muốn vơ vét của cải để trở nên giàu có thì phải dám lao vào chỗ mạo hiểm. Có những cái mạo hiểm nhìn từ bên ngoài thì kinh sợ, vào sinh ra tử, nhưng nếu từ bên ngoài quan sát kỹ xuyên vào bên trong, thì lại không phải là như vậy. Cứ nói đến chuyến đi đến dốc Lạc Phượng để mua những thứ ngọc quý này của chúng ta thì cũng chẳng giống như những hậu quả không thể tưởng tượng nổi mà ngươi lo lắng. Trừ những điều ta vừa nói, thì không có ai dám tới chỗ vua để hỏi xem có nhận được tặng vật của đại phu Tề Quốc Trịnh Doanh hay không? Ngươi thử nghĩ mà xem, Trịnh Doanh sống ở trong thành ấp của ông ta, cách dốc Lạc Phượng mấy trăm dặm thì việc điều tra cũng chẳng lấy gì làm dễ cả! Dù cho nhà vua có cho rằng đúng là có việc Trịnh Doanh tặng biếu ông ta ngọc bích, thì chỉ cần chúng ta bỏ ra vài kiệu biếu tặng ông ấy là có thể chuyển hoạ thành tốt.
Lã Bất Vi cũng chẳng đưa số ngọc bích trên về tiệm “Long xương quảng” mà lại ngầm mang về giấu ở đệ phủ của mình. Chỉ vài ngày sau là Trung Thứ Tử của nước Triệu sẽ cho người tới lấy số ngọc bích này, thế là Lã Bất Vi lại kiếm được khoản tiền lớn.
Được mấy ngày sau, tên quan uý họ Phùng hấp tấp chạy đến phủ đệ của Lã Bất Vi và nói với Lã Bất Vi rằng có người đặt lời gièm pha trước mặt Vệ Nguyên Quân, nói rằng ngài buôn bán phi pháp, vận chuyển ngọc bích mà vua cấm bán, Vệ Nguyên Quân vẫn còn chưa xác định được đúng hay sai. Nhân tình hình này, hãy cao chạy xa bay, tới các nước chư hầu khác để buôn bán. Chỉ cần có bản lĩnh thì tới đâu cũng có thể làm ăn phát tài được. Nhân tiện, còn có thể nghe ngóng tin tức của Hoàng Phủ Kiều.
Lã Bất Vi hỏi: “Không biết kẻ tiểu nhân ấy là ai?”
Viên quan uý họ Phùng nói: “Nghe nói là người giúp Vệ Nguyên Quân đặt mua ngọc bích của Tề nhân Tống Hoảng, anh ta có thể gặp vua bất cứ lúc nào, nói không ngoa với ngài rằng, ngài có đề phòng cũng không thắng được đâu. Không chừng, nếu lần này Vệ Nguyên Quân tin cho là phải mà giáng tội thì có hối cũng muộn rồi”.
Lã Bất Vi nói: “Lời của quan uý nói rất có lý. Thế giới vô biên, đất trời rộng lớn, chắc sẽ có chỗ để ta làm ăn chứ!”
Tên quan uý họ Phùng nói: “Vậy bây giờ ngài định đi đâu, việc này phải quyết sớm chứ không thể muộn được”.
Lã Bất Vi sau một hồi suy ngẫm, ông nói một cách quả quyết rằng: “Vậy thì tôi sẽ đi Đô thành Dương Trác nước Hàn!”
Tên quan uý họ Phùng nói: “Khi nào có tin tức của Hoàng Phủ Kiều, hãy lập tức báo cho tôi biết”.
Tổ tiên của người Hàn cùng với Chu Thiên Tử, cùng có họ Cơ. Con thừa kế của ông ta sau này phụng dưỡng vua nước Phổ, được phong Hàn Nguyên, gọi là “Hàn Vũ Tử”. Hàn Vũ Tử truyền ngôi được ba đời, Hàn Quyết làm thống soái ba quân cho nước Phổ giúp Phổ Cảnh Công đánh bại Tề Khoảnh Công và trở thành quan uý một trong sáu công thần hiển hách. Bắt đầu từ Hàn Quyết dùng phong ấp làm họ, không còn dùng họ Cơ nữa.
Khi Lã Bất Vi tới nước Hàn buôn bán, lúc bấy giờ Thái tử Cữu lên làm vua, chính là Hàn Li Vương. Đô thành Dương Trác của nước Hàn cũng là một thành ấp rất phồn hoa của thời Chiến Quốc. Lã Bất Vi chuyển tiệm bán ngọc của mình đến Dương Trác, ông vẫn dùng cái tên vốn có của nó là cửa hiệu “Long Xương Quảng”. Sống ở đất khách quê người, Lã Bất Vi vẫn kiên trì trên con đường làm giàu. Lịch sử làm giàu của Lã Bất Vi như là đề tài sống động dưới ngòi bút của rất nhiều nhà lịch sử học. Những nhà du thuýêt tung hoành thời Chiến Quốc đã viết: “Chiến Quốc sách. Người Bộc Dương Lã Bất Vi, nhà buôn ở Hàm Đan”. Tư Mã Thiên đời Hán viết cuốn “Sử ký. Lã Bất Vi liệt truyện”. Mã Túc đời Thanh viết cuốn “Dịch sử. Tướng Tần Lã Bất Vi”.
Trong những điển tích này đều không thể thiếu được những câu chuyện kể sinh động về những việc buôn bán của Lã Bất Vi ở Dương Trác và sự tích luỹ hàng ngàn lạng vàng của ông cho gia đình.
Nhưng ở tại Đô thành của người Hán, những truyền kỳ về sự gặp gỡ tình cờ giữa Lã Bất Vi và Hoàng Phủ Kiều càng làm xúc động lòng người hơn so với cuộc làm ăn buôn bán của ông.
Vừa mới tới, Lã Bất Vi vẫn chưa dốc toàn sức vào việc đi tìm Hoàng Phủ Kiều, người mà lâu rồi ông không được gặp mặt. Không phải là ông đã quên lãng người con gái có dáng vẻ dong dỏng, phong thái nhẹ nhàng đó mà là ông đang chìm sâu trong tình sâu nghĩa nặng với một người. Đối với việc cần phải thay đổi từ một phú ông giàu có tới một chức quan trong triều đình, ở vào hoàn cảnh không thân không sơ này thì Lã Bất Vi không thể dễ dàng bỏ qua một người khách thân cận với nhà vua tới từ nước Hàn được.
Ánh nắng của mùa đông giống như dòng nước lười nhác chảy vào cửa hiệu, những chiếc tủ kính bày bán ngọc trai lạnh lẽo được trùm lên một luồng khí ấm áp. Khi cánh cửa tiệm được mỏ ra, một vị khách ăn mặc lịch lãm bước vào. Lã Bất Vi nhìn ra phía ngoài, vị khách này tuổi tác có lẽ chỉ bằng ông hoặc hơn ông vài tuổi. Ông ta có dáng vẻ gày guộc, trắng xanh của một nho sĩ. Sau một hồi đi đi lại lại, Lã Bất Vi đã biết được tên ông ta là Hàn Trọng Anh. Ông ta là khách khanh kề cận bên cạnh Hàn Li Vương. Ở các nước chư hầu thì hạng khách khanh như thế này không được coi trọng lắm, nhưng ở nước Hàn thì lại có thể nhận được rất nhiều bổng lộc, chính vì thế trong bảng “quan chức tiên tần” viết: “Người nước Hàn rất coi trọng khách khanh và chức này chỉ có dưới Tướng quốc”.

Vị khách khanh có lối ăn nói trau chuốt này dường như có điều gì bí ẩn. Ông ta là người đến “Long Xương Quảng” nhiều nhất. Ông ta không cò kè thêm bớt giống với bất kỳ một người khách nào. Sau khi quan sát kỹ một hồi và hỏi rõ giá cả và trả tiền ngay. Ngày này qua ngày khác, Lã Bất Vi phát hiện ra rằng số ngọc bích mà ông ta mua toàn là thứ hàng rẻ nhất. Có một lần Lã Bất Vi lấy một viên ngọc quý - ngọc Toàn Cơ - và bán cho ông ta bằng giá của một viên ngọc bích. Ông ta từ chối nhiều lần vì lý do ông ta chẳng có công cán gì nên không tiện nhận. Để báo đáp tấm thịnh tình của Lã Bất Vi, ông ta đã mời Lã Bất Vi tới phủ đệ của mình dự yến tiệc.
Phủ đệ của Hàn Trọng Anh so với tưởng tượng của Lã Bất Vi thì rất khiêm tốn hơn nhiều và giản dị hơn nhiều so với ngôi nhà của ông. Trong cái bất ngờ đó, Lã Bất Vi vô hình chung lại có một cảm giác ưu việt. Sau khi vào tới phòng khách, thì ông mới thấy những tiên đoán của mình là đúng. Vị khách khanh mua ngọc khi này thực chất là để thu gom. Nhìn gia cảnh và những gì ông ta mua được, Lã Bất Vi mới biết được vị khách khanh này là người rất giàu có nhưng khiêm nhường. Hàn Trọng Anh dường như đã hiểu rõ nội tâm của Lã Bất Vi. Ông ta tự phân trần giảng giải: “Chút bổng lộc mọn ấy mà”.
Tuy không có gì là quý báu đẹp đẽ nhưng những người hầu của Hàn Trọng Anh vẫn bày ra một bữa tiệc khác thường. Trên bàn ăn thịnh soạn đầy rượu và thức ăn. Trong lúc Lã Bất Vi và Hàn Trọng Anh ngồi đàm đạo với nhau, từ chuyện bảo ngọc tới đạo đức văn chương, từ tình hình nước Hàn tới cục thế của thiên hạ, hai người đều cảm thấy đối phương của mình tài cán hơn người, là trụ cột của đất nước.
Hàn Trọng Anh thật thà nói: “Dựa vào những tài cán kinh doanh và học thức của Lã hiền đệ, hai chân không thể đi tới triều đình, chỉ có thể quanh quẩn vài bước trong ngoài quầy hàng, đúng là không được thoải mái, trí không được phát triển!”. Lã Bất Vi trầm tư: “Ở đời ai chẳng thích được tiến thẳng tạo công lập nghiệp, nhưng khổ nỗi là không có đường tiến và cũng không có chỗ bám dựa!”. Hàn Trọng Anh nói: “Nếu như hiền đệ thực sự muốn chen chân vào chốn cung đình, bước lên cửa rồng, có một người sau này sẽ giúp hiền đệ được!” Lã Bất Vi hỏi: “Người ấy là ai vậy?” Hàn Trọng Anh nói: “Lý Triển, con người này rất có chí hướng, văn võ song toàn, từng làm thầy dạy cho thái tử Hoàn, là người vạch mưu sách, tìm mưu kế cho thái tử, tình như thủ túc. Có một lần do sơ ý có lời đắc tội với Đại Vương đã bị bãi xuống làm dân thường. Rồi một ngày núi non như sụp đổ, đại vương băng hà, thái tử Hoàn lên làm vua, trao cho Lý Triển ấn Tướng quốc. Bây giờ Lý Triển phải sống ở nơi sông núi khốn quẫn, lấy việc kiếm củi câu cá làm nghề. Nếu như bây giờ hiền đệ khẳng khái mở hầu bao, lúc đói cho cơm, một ngày nào đó con rồng ở núi đông uốn mình trỗi dậy trở lại, tất sẽ phải báo đáp tri ân, tiến cử người hiền có năng lực, lúc đó cuộc sống quân thần của hiền đệ chắc chắn sẽ nhiều triển vọng lắm!”. Lã Bất Vi nói: “Nên làm như thế nào, xin huynh trưởng chỉ giáo cho vài điều”. Hàn Trọng Anh nói: “Lý Triển bây giờ đang ngụ tại thôn Tuyết Nê, đông thành Dương Trác. Trước tiên hiền đệ hãy đến hỏi thăm, dốc bầu tâm sự, kề gối nói chuyện với nhau là được rồi”. Lã Bất Vi nói: “Đến đó với hai bàn tay trắng thì còn gì là có ý kính trọng người ta nữa. Vậy nếu mang theo lễ vật đến có đường đột hay không?” Hàn Trọng Anh cười lớn và nói: “Các người là dân buôn bán, lời đi đôi với lợi, chuyện gì cũng lấy tiền bạc ra để nói. Nhưng vị Lý Triển tiên sinh này không giống như những người phàm tục khác, coi chuyện phú quý và quyền lực như cỏ rác. Hiền đệ đi tới đó, chỉ cần mang theo những lời thành thực là được rồi. Sau này hãy nói chuyện biếu xén, tuỳ cơ mà hành sự!” Lã Bất Vi hỏi: “Bèo nước gặp nhau, huynh trưởng có thể vì hiền đệ mà tiến cử một lần nữa được không?” Hàn Trọng Anh nói: “Có những cái hiền đệ chưa biết, Lý Triển tiên sinh dường như không xem trọng những khách khanh và hoạn quan kề cận bên cạnh Hoàng thượng. Ta và ông ấy không có hiềm khích cũng không có mối thâm giao. Nếu như tuỳ tiện tiến cử, sợ rằng lợi bất cập hại”.
Trời đã tối, Lã Bất Vi muốn đi nghỉ nhưng những lời nói trên cứ trở đi trở lại trong đầu ông. Khi ông thấy Hàn Trọng Anh không nói gì, hai mí mắt nhắm khép lại, ông nhớ lại ngày xưa hồi còn nhỏ ông đi bắt ngọc trai sông ở Bộc Dương.
Lắc lư cùng với chiếc xe ngựa đi trên con đường nhỏ gập ghềnh của bờ ruộng trong sương khói lờ mờ. Lã Bất Vi nhìn thấy mặt trời giống như lòng đỏ trứng gà cũng đang run rẩy lay động. Tiết trời khá lạnh, thỉnh thoảng ông lại thở ra đánh khà một tiếng, những hạt nước nhỏ giống như những hạt ngọc nhanh chóng đọng lại trên bộ ria cắt ngắn, cạnh khoé mép của ông.
Khi chiếc xe ngựa của Lã Bất Vi tiến vào thôn Tuyết Nê, ông thầm nghĩ: “Mảnh đất này đúng là giống với cái tên của nó, mỗi căn nhà giống như bị chôn vùi trong tuyết sương vậy”. Cái đầu tiên mà Lã Bất Vi nhìn thấy trong sân vườn nhà Lý Triển là con chó vàng rất béo. Cùng với tiếng sủa vang dội của nó, một vị trưởng giả bước ra. Khuôn mặt ông nề nề khiến người ta rất khó nói ra nét đặc trưng trên khuôn mặt ông. Trên chiếc áo thì vá chằng vá đụp giống như những cánh bèo nổi phồng phềnh trên mặt nước. Nhìn cách ăn mặc này, cũng lộ rõ thân phận dân thường ăn đói mặc rét của ông ta. Lã Bất Vi cảm thấy kỳ lạ ở chỗ: từng bước chân của ông ta vẫn mạnh mẽ và nhanh nhẹn, mỗi lần ông bước, tuyết ở dưới chân ông phát ra những tiếng chút chít, như những tiếng kêu cò vạc khi bị trói chân vậy.

Đợi khi vị trưởng giả tới gần, Lã Bất Vi nhìn thấy mắt ông ta rất sáng, hàm răng trắng tinh. Giọng nói của vị trưởng giả lạnh lùng như tuyết: “Tìm ai?” Lã Bất Vi đáp: “Lý Triển” Vị trưởng giả lại hỏi: “Người là bạn của ông ta” Lã Bất Vi đáp: “Không phải” Vị trưởng giả vẫn hỏi: “Người không quen cậu ta, không thân thiết với cậu ta, vậy tới tìm cậu ta có chuyện gì?” Lã Bất Vi nói: “Tôi ngưỡng mộ danh của ông ta mà tới, tôi muốn kết thành bạn của ông ta”. “Lý Triển không có nhà”. “Tôi sẽ đợi”. “Không biết khi nào cậu ta mới trở về”. “Ông ấy đi đâu vậy?”. “Rất khó đoán được. Nếu không lên núi đốn củi thì vào trong thành bán than”. “Vậy thì phiền lão bá phải tiếp tôi rồi. Tôi sẽ ở lại đây đợi Lý Triển tiên sinh”. “Tôi đã nói với ông rồi, không biết khi nào cậu ấy trở về đâu!”. “Vậy thì tôi sẽ cung kính đứng đây chờ đợi, mạn phép hỏi lão bá, ông là người như thế nào với Lý Triển?” “Ta là Lý Trọng, huynh trưởng của cậu ta!”
Lã Bất Vi cởi con ngựa ra khỏi xe rồi buộc nó vào gốc cây trong sân vườn. Lã Bất Vi thấy chỗ ở của Lý Triển giống như một lò than, có một cái võng vải giống như một chiếc lưới đánh cá được treo ở góc tường. Đây có thể nói là mảnh đất không yên ổn với hai anh em, ăn uống cũng chỉ là gạo nứt với đậu, lê, rau cỏ. Mức độ nghèo đói như thế này, quả là quá sức tưởng tượng của Lã Bất Vi.
Lý Trọng rất lạnh nhạt với Lã Bất Vi, chỉ ngồi trước cửa lò để đốt than, bên cạnh chẳng còn có ai nữa. Lã Bất Vi lấy một cái đôn bằng gỗ để làm ghế, ông ngồi lên đó và nhìn vào những tia sáng được hắt ra từ cửa lò; dưới sự phản chiếu của những tia sáng đó, Lã Bất Vi thấy mặt Lý Trọng đầy vết nhăn.
Khi trời nhập nhoạng tối, cũng chẳng thấy bóng dáng của Lý Triển đâu. Cho dù Lã Bất Vi bụng đói cồn cào nhưng cũng khó có thể nuốt được bát cơm thô kém mà Lý Trọng mang cho ông. Đợi Lã Bất Vi cố gắng nuốt hết bát cơm, Lý Trọng nằm vào trong chiếc võng vải ngửa mặt nhìn ra tứ phía. Lã Bất Vi nghĩ, người ngủ bên cạnh chiếc võng vải của Lý Trọng buổi tối hôm nay là một người buôn giàu có đến từ Dương Trác.
Buổi sáng hôm sau, Lã Bất Vi vẫn cứ chờ đợi trong sự suốt ruột và khô khát. Lã Bất Vi vẫn ngồi trên chiếc ghế đôn đối mặt với ánh sáng của bếp lò và một khuôn mặt dưới sự phản chiếu của thứ ánh sáng kia. Lã Bất Vi không thể chờ đợi hơn nữa. Ông tỏ ra rất bất bình với người có tên là Lý Trọng kia, người được coi là huynh trưởng mà không biết Lý Triển em trai mình đi đâu. Lã Bất Vi biết câu hỏi của mình có ý vị như hồi chuông báo thức: “Lý huynh trưởng, rút cục Lý Triển tiên sinh đã đi đâu, ông không thể đoán ra sao?” Lý Trọng nói: “Tối hôm qua ta đã nói rồi, nếu không lên núi đốn củi thì vào thành bán than”. Lã Bất Vi hỏi: “Lý huynh trưởng vừa nói, nếu không lên núi đốn củi thì vào thành bán than. Vậy thì xin mạn phép hỏi: ngọn núi đó là núi nào, thành đó là thành nào?” Lý Trọng nói: “Đó là núi Hùng Thoán Lĩnh và thành Dương Trác”. Lã Bất Vi lại hỏi: “Núi Hùng Thoán Lĩnh cách đây bao nhiêu dặm và đi bằng cách nào?” Lý Trọng nói: “Đi ra cửa, hướng về phía tây, có một khe hẻm to, đi tới đầu hẻm là đến, chừng khoảng mười dặm”. Lã Bất Vi vẫn hỏi: “Đã là anh em thì như da với xương, môi hở răng lạnh, xin lỗi tôi nói thẳng, tôi thấy Huynh trưởng không mấy quan tâm đến việc lành dữ của anh em mình lắm!” Lý Trọng chỉ cười đáp lại lời chỉ trích của Lã Bất Vi và phớt lờ như không có chuyện gì.
Lã Bất Vi buộc ngựa vào xe, và lại ngồi lên chiếc xe ngựa của ông chuẩn bị ra khỏi nhà họ Lý, hướng về phía Tây, đến Hùng Thoán Lĩnh xem sự thể rút cục là thế nào. Sau khi Lý Trọng biết được dụng ý của Lã Bất Vi ông nói với Lã Bất Vi đợi khi em ta về ta sẽ nói lại với cậu ấy.
Lã Bất Vi sau khi nói rõ mình là ai, liền quất ngựa cho xe chạy. Hai chiếc bánh quạnh quẽ, mòn vẹt lại bắt đầu chuyến đi hướng về phía trước, trên con đường phủ tuyết đầy gian nan. Khi Lã Bất Vi quay đầu lại để cáo biệt ngôi nhà như chiếc lò than ấy, ông nhìn thấy trên bộ mặt như hun khói của Lý Trọng xuất hiện một nụ cười rất khó hiểu. Một con người kỳ quái.
Con đường nhỏ rất bằng phẳng, tuyết trên đường đã bị ánh nắng mặt trời làm rắn kết lại, khiến chiếc xe ngựa như chạy nhanh hơn. Chiếc xe lắc lư như người say, phải khó khăn mới tới được đầu của khe hẻm, một chiếc dốc lớn, thẳng đứng đã cắt đứt con đường đi, Lã Bất Vi nghĩ, chẳng lẽ đây chính là Hùng Thoán Lĩnh mà Lý Trọng đã nói đó sao. Lã Bất Vi nhìn xung quanh, trên đỉnh núi trắng mờ chỉ toàn là cây cối màu xám. Lã Bất Vi gọi lớn, tiếng gọi vang vọng khắp núi rừng: “Lý Triển”. Chốn thâm sơn cùng cốc vang vọng đáp lại lời của chính mình: “Lý Triển”. Lã Bất Vi cảm thấy chút cô đơn, lẻ loi. Lã Bất Vi đánh xe chạy chầm chậm, men theo đường núi, đảo mắt tận thu cảnh vật xung quanh.

Khi Lã Bất Vi thất vọng tay không quay về Viên Lạc (nơi ở của Lý Triển), Lý Trọng dường như đã đoán ra được sự việc, tươi cười ra tận cửa đón Lã Bất Vi. Lã Bất Vi ngạc nhiên, hỏi: “Lý Trọng tiên sinh, hình dáng anh em ngài như thế nào? Ngày mai đến bán than ở thành Dương Địch, tôi nhất định đi tìm bằng được!”. Lý Trọng trả lời: “Cùng một mẹ sinh ra, ngài xem hình dáng phải như thế nào? Giống như tôi vậy!”
Hai ngày sau, Lã Bất Vi lại chở than lên thành Dương Địch tìm Lý Triển. Bán hơn mấy chục xe than mà khuôn mặt Lý Triển vẫn biệt tăm.
Lã Bất Vi quay về, vừa ra cửa thành thì gặp Lý Trọng, chào hỏi một hồi rồi hỏi Lý Trọng đến thành Dương Địch này có việc gì. Lý Trọng nói cũng đi tìm em. Bất Vi về phủ ngồi chưa ấm chỗ, đã thấy Lý Trọng theo phía sau, Bất Vi hỏi:
“Vẫn chưa tìm thấy em ngài sao?” Lý Trọng trả lời: “Tìm thấy rồi” Lã Bất Vi hỏi: “Ở đâu vậy?” Lý Trọng nói: “Ở trước mặt tiên sinh đó” Lã Bất Vi quay mắt nhìn xung quanh, trong phòng chỉ có Lý Trọng vội hỏi: “Là tiên sinh định trêu đùa tôi à?” Lý Trọng nghiêng mình thi lễ, trịnh trọng nói: “Người đang nói cùng Lã tiên sinh là Lý Triển đây” Lã Bất Vi ngẩn người hỏi: “Ngài không phải là anh của Lý Triển sao?” Lý Trọng nói: “Họ Lý nhà tôi cô quả, làm gì có anh em. Tôi thân mang trọng tội, ẩn mình nơi sơn dã, muốn tránh điều phiền phức nên phải lấy tên là Lý Trọng. Hai ngày nay thấy Lã tiên sinh hao tâm tổn lực, thành tâm tiếp kiến, giao tiếp bạn hiền, ngài vì tôi mà nhọc người mệt sức, thực bụng muốn tới tạ tội với ngài!” Lã Bất Vi thận trọng nói: “Lý Triển tiên sinh, xin ngài cẩn thận!” Rồi mời Lý Triển ngồi, sai người đem áo hoa lụa gấm cho Lý Triển thay, bày yến tiệc, mời cả Hàn Trọng Anh, ba người chén tạc chén thù, rất tâm đầu ý hợp.
Lã Bất Vi mời Lý Triển chuyển đến phủ của mình, rũ bỏ khó khăn, thiếu thốn. Lý Triển nói: “Tôi ở triều đường có bao nhiêu kẻ thù, nhất thủ nhất động đều bị người ta chú ý. Nếu thân ở Dương Địch, tiếng tăm thị phi tất sẽ lọt tới triều đường, quan quân lấy làm hiềm khích có khi không tránh nổi hoạ vào thân. Ẩn mình ở Tuyết Nê thôn, sinh sống đạm bạc có thể tránh khỏi mọi sự dòm ngó, càng thuận lợi cho việc hành sự sau này”. Hàn Trọng Anh cho biết Lý Triển nhìn xa trông rộng. Lã Bất Vi cũng cảm thấy rằng việc nhỏ không biết nhịn sẽ tổn hại tới đại sự, Lý Triển tính toán sâu xa quả là bậc kỳ tài.
Lúc chia tay, Lã Bất Vi phái người đánh xe đưa Lý Triển về tận thôn Tuyết Nê, trên xe chở nhiều lương thực và tiền bạc. Quay trở về, Lý Triển cởi bỏ áo gấm, khoác trên mình bộ quần áo rách rưới, bôi mặt nhọ nhem bẩn thỉu. Để tránh phiền phức, hàng tháng vào lúc nhá nhem tối hoặc đêm khuya Lã Bất Vi mới tới thôn Tuyết Nê.
Cha của Lã Bất Vi là Lã Hâm thấy con giao kết với hạng người khố rách áo ôm, nghèo nàn thì trách con: “Con nên bỏ công sức tiền tài vào việc buôn bán mới sinh lời phát đạt được” Bất Vi nói: “Xin cha tin con! Con giao kết với Lý Triển tiên sinh cũng là một vụ buôn bán hời đấy” Lã Hâm nói: “Vị đại công tử này chẳng phải là người bán than sao? Lẽ nào con dùng tâm sức, hy vọng sinh lời trong việc buôn bán than củi?. Lã Bất Vi mỉm cười, kể cho cha biết lợi ích thực tế việc kết bạn với Lý Triển. Lã Hâm cảm thấy lo lắng: “Con làm việc này không từ thủ đoạn, mưu cầu quan tước. Mai này nếu bại lộ, e miệng thế chê cười”. Lã Bất Vi rành rọt nói: “Ngày mai, giở mọi mưu kế, tìm trăm phương ngàn cách giành chức quan không phải là việc của phường tiểu nhân vong ơn bội nghĩa. Ngày xưa, người ta luôn kính trọng vua Nghiêu Thang Tuấn Vũ, tôn kính như bậc thánh thần, bây giờ xem ra chỉ như trò đùa thôi!”. Thấy con ngang nhiên chỉ trích, Lã Hâm kinh ngạc nói: “Từ cổ tới kim, chưa có ai nói Nghiêu Thuấn không tốt bao giờ”. Bất Vi nói tiếp: “Vua Nghiêu khi trị vì thiên hạ, sống ở nhà cỏ không che nổi sương gió, ăn lương khổ, uống canh rau rừng. Ông ta mặc cái gì? Quá lắm là tấm lông thú tránh rét mùa đông, tấm vải không choàng tạm mùa hè. Bây giờ hạng người bần cùng trong thiên hạ cũng còn sang hơn nhiều. Vua Nghiêu trị vì thiên hạ, tự tay cầm cuốc kiếm sống, nhọc công mệt sức không có nổi thịt ăn, tay dài hơn chân, so với bọn nô tì hầu hạ bây giờ còn kém vài phần. Vì thế có thể nói là, thời cổ đại, người ta trao ngôi thiên tử cho người khác dễ dàng vì cuộc sống của họ cũng chẳng khác mọi người, cũng phải lao động làm lụng nên ngôi báu trao tay không tiếc nuối.
Bây giờ tình hình đã khác xa rồi. Một huyện lệnh - chức quan thấp nhất cũng có ai bì được, không chỉ bản thân hưởng vinh hoa phú quý và ân trách còn lưu cho hậu thế, con cái đời sau được lên xe xuống ngựa, nên ai cũng xem trọng ngôi vị này. Vì thế, theo chuyện này mà nói, thời xưa nhường ngôi thiên tử dễ dàng, thời nay theo đuổi huyện lệnh cũng khó. Đó là chuyện lợi ích thực tế hoàn toàn khác nhau. Làm thiên tử chẳng lợi lộc, lại chịu khổ, ai muốn làm? Làm huyện lệnh lại khác hẳn, chắc chắn mọi người ai cũng cố theo đuổi.
Người sống nơi núi cao, phải xuống khe suối sâu lấy nước, mỗi lần gặp dịp lễ tiết lấy nước làm quà biếu tặng, người sống nơi ngập úng, chuyên khổ vị bị thuỷ tai lại muốn tiêu bớt nước đi. Vì thế đến mùa giáp hạt, đến cả anh em cũng không cho nhau nổi bữa cơm, mùa thu hoạch lương đống đầy đồng thì khách sơ giao cũng đãi tiệc, chẳng phải họ có lòng tốt hiếu khách quên tình cốt nhục mà vì của cải quá nhiều; ngày nay người ta sống phải tranh giành nhau không phải tâm địa hẹp hòi mà vì tài vật hiếm quý. Cổ nhân dễ thoái bỏ ngôi vị không phải vì lòng cao thượng mà vì quyền lợi ít ỏi, ngày nay tranh quan vô chức không phải hạng vô sỉ mà vì bổng lộc dồi dào”.
Lã Hâm ban đầu cảm thấy kinh ngạc sửng sốt, càng nghe càng thấy thán phục ý chí lớn lao của con, luôn miệng tán thưởng: “Diệu kế, thật diệu kế!” Bất Vi nói tiếp: “Xin cha đừng quá khen con, có một chút lời lãi nào đáng kể gì; chút lời ấy chỉ là tạm thời thôi, chưa có tiền đồ lớn nhưng phải buông câu được con cá lớn, có như thế lãi lời mới không đếm xuể được!” Lã Hâm hỏi: “Lý Triển có phải là con cá lớn không?” Lã Bất Vi dương dương tự đắc: “Tất nhiên rồi!”
Công lao của Lã Bất Vi quả là không uổng phí.

Năm 273 trước CN, liên quân hai nước Triệu, Nguỵ tiến công Hoa Dương nước Hàn, tình hình nguy cấp. Nước Hàn cầu viện nước Tần, xin binh ứng cứu, lúc đầu, nước Tần khoanh tay đứng nhìn, án binh bất động. Hàn Tướng quốc nói với Trần Thệ đang bị ốm nằm trên giường rằng: “Nay việc quân gấp gáp, hy vọng ngài dù lâm bạo bệnh cũng xin đêm tối đến Tần một phen”. Trần Thệ đến nước Tần gặp Nhương hầu Nguỵ Nhiễm. Nhương hầu nói: “Chẳng phải việc binh khẩn cấp sao? Vì thế mới cho ông đến đây!” Trần Thệ đáp lời: “Không gấp gì cả”. Nhương hầu nổi giận: “Ngài tới đây không phải làm sứ giả cho quân vương nước mình hay sao? Nước Hàn cho sứ giả đến không ngừng, báo với tệ quốc tình hình rất khẩn cấp, thế là tại sao?” Trần Thệ nói: “Nước Hàn muốn là khẩn cấp thì có thể thay đổi tình hình thuận theo quý quốc. Chính là vì chưa có nghiêm trọng mới sai tôi tới đây”. Nhương Hầu nghe xong lập tức nói: “Ngài không cần đến gặp Tần vương, tôi lập tức cho quân tiếp ứng”.
Quả nhiên, tám ngày sau, quân Tần đã tới núi Hoa Dương, đánh bại liên quân Triệu, Nguỵ. Năm ấy, Trịêu Li Vương qua đời, con là Hoàn Huệ Vương lên ngôi.
Ngày hôm sau, Hoàn Huệ Vương lập tức đến thôn Tuyết Nê đón thầy giáo Lý Triển hồi cung. Khổ tận cam lai, Lý Triển được phong làm Thái tể, đức cao trọng vọng. Lã Bất Vi trở thành khách khanh, hưởng hàm Tam phẩm, có thể ra vào cung vua. Hôm thiết triều, Lã Bất Vi thấy Hoàn Huệ Vương oai nghiêm khí phách, trong lòng xốn xang, ông biết, tự mình sẽ bước lên đài cao phay hầu bái tướng.
Lã Bất Vi tuy chỉ có tước hầu, không có quan chức nhưng được đoàng hoàng ra vào triều đường. Hoàng Huệ Vương bày yến tiệc, mời các chư hầu và sứ thần, có lúc mời cả Lã Bất Vi; vì thế chẳng bao lâu Lã Bất Vi thiết lập được quan hệ khá tốt với vài người trong triều, cho dù cẩn trọng trong từng lời nói song trước mắt vua, rốt cuộc vẫn chỉ là khách thương tầm thường. Ngày trước khi vào thành buôn bán, không ai chú ý tới Lã Bất Vi, chỉ nghỉ ở quán trọ thường hạng, bây giờ mọi việc đã khác mỗi lần tới đây đều có bè bạn. Ngoài việc buôn bán, Bất Vi thường vào cung vương hoặc nghỉ ngơi trong phủ tướng hầu. Đây chính là cơ hội để Lã Bất Vi nắm vững tình hình các nước chư hầu. Bất Vi không còn là thương nhân giống người khác nữa.
Sau khi chia tay ở Dương Quang, Bất Vi vẫn tiếp tục buôn bán châu ngọc ở xưởng “Long Xương Quảng”
Một hôm, khi Lã Bất Vi đang ngồi tính toán, có hai người một gày một béo cầm ngọc hỏi bán. Lã Bất Vi đồng ý mua nhưng muốn xem qua đồ bán. Người béo nhẹ nhàng lấy trong mình chiếc vòng ngọc đưa cho Lã Bất Vi.
Bất Vi sửng sốt, đây chính là chiếc vòng ngọc mà Bá Phụ tặng mình. Chính Lã Bất Vi đem tặng cho Hoàng Phủ Kiều, cớ sao lại lọt vào tay hai gã này? Bất Vi giật mình lo sợ, xem đi xem lại, đích thực là tín vật đã đưa cho Hoàng Phủ Kiều.
Bất Vi biết đã có chuyện xảy ra, cố nén nỗi sợ hãi, lấy giọng trấn tĩnh hỏi: “Chiếc vòng này có phải đích thực của các ông không?”
Người béo vội hỏi lại: “Không phải của chúng tôi. Hay là các ông không mua?”
Bất Vi lại hỏi: “Thế ở đâu ra?”
Người gầy gạt đi: “Ông không phải là quan phủ, không phải hỏi gốc tích ngọn nguồn, có không can hệ gì tới ông. Ông xem qua ngọc rồi, cuối cùng ông có mua hay không?”

Bất Vi nói: “Tất nhiên là mua”. Sau một hồi ngã giá, Lã Bất Vi trả tiền. Hai người mừng rỡ, cầm tiền ra về.
Họ vừa bước chân ra khỏi cửa, Lã Bất Vi cùng một người gia nhân bước vội theo sau. Bất Vi theo hút bóng áo đen của người béo, qua một lối rẽ, đột nhiên bóng áo ấy bước nhanh vào quán rượu ven đường.
Hai người bán ngọc sung sướng hả hệ gọi bày rượu thịt, bắt đầu chúc tụng nhau.
Bất Vi và người hầu ngồi kế bên cạnh, cũng vờ gọi cơm rau, lắng nghe từng lời hai người béo – gày nói chuyện. Họ nói rất nhỏ nhưng Lã Bất Vi không bỏ sót lời nào.
Người gày nói: “Anh, anh thật tinh đời, vừa nhìn biết cô gái ấy là con nhà trâm anh, lại còn mang ngọc quý bên mình”. Người béo nói: “Cô gái ấy thật kiều diễm. Ôi! Đôi mày thanh thoát, thật đáng quý tướng đài các!” Người gày nói: “Anh không cưới được cô ấy thà để em bán quách cho xong”. Người béo nói: “Nói dễ làm sao! Mày không nhìn thấy cô ấy chống cự quyết liệt thế nào à, chết cũng không thuận, chẳng phải đợi lên thành, trên đường mà thấy thì quan phủ sẽ gô cổ bọn mình hỏi tội đấy!”. Người gày nói: “Thế thì đem trói rồi nhốt nó vào nhà kho là thượng sách” Người béo: “Sự việc không thành, ta bắt nó phải chết, chiếc vòng này cũng đủ dùng rồi”. Hai người thì thầm nhỏ to, hồi lâu đứng dậy trả tiền ra về.
Bất Vi và người hầu nhẹ nhàng theo gót, thấy hai người liêu xiêu trên đường rồi rẽ vào sân bao quanh bởi bức tường rêu phong.
Bất Vi quan sát rồi nhớ kỹ vị trí ngôi nhà, bảo người hầu đứng đó canh chừng rồi chạy như bay đến phủ Tư Khấu, đưa ra vòng ngọc Long Vân, trình báo mọi chuyện đã nghe được. Tư Khấu biết Lã Bất Vi là khách khanh, hưởng hàm tam phẩm, lại muốn gần gũi hơn, vội phái người đến Dương Địch điều tra.
Rất nhanh chóng, đầu lĩnh mang quân đến bao vây ngôi nhà Bất Vi kể, bắt hai người một béo một gày về tra xét. Ban đầu, hai kẻ trốn tránh, quanh co chối cãi, sau khi đối chất với Lã Bất Vi đành cung khai nhận tội. Hôm qua đã vào nhà cô gái cướp bóc của cải, bắt cóc cô gái về làm vợ nhưng bị chống trả quyết liệt bèn trói cô giam vào trong nhà kho.
Bất Vi cùng vài tên lính tới nhà kho, chỉ thấy một mùi ẩm mốc xộc vào mũi. Bất Vi gọi liền mấy tiếng: “Hoàng Phủ Kiều, Hoàng Phủ Kiều”. Không có ai đáp lời. Bất Vi khom lưng chui vào trong, chỉ thấy mạng nhện giăng đầy, nhìn kỹ từng góc nhà cũng không thấy bóng dáng Hoàng Phủ Kiều đâu.
Quan binh trong kho nổi giận, thét hỏi anh em gày béo dấu cô gái chỗ nào. Hai người than khóc thấu trời, thề thốt rằng không biết việc gì xảy ra, không biết ai đã giúp cô trốn thoát.
Bất Vi quắc mắt nhìn họ, quan binh xin Lã Bất Vi giảm cơn thịnh nộ, xin giải hai tên giam vào ngục, nghiêm trị cực hình, xét xử bọn điêu dân xảo trá.
Thất vọng nặng nề, Lã Bất Vi lặng lẽ quay về phủ. Con đường vắng lặng lạnh lẽo nhưng càng làm tăng thêm nỗi mệt mỏi chán chường. Vừa vào tới cửa, gia nhân báo có hai người xin gặp. Một người là Hoàng Phủ Kiều, người kia tự xưng là Dương Tử đang nóng lòng đợi trong phòng khách.
Thật là tạo hoá khéo xoay vần, Lã Bất Vi vội bước, mọi việc xảy ra như sóng cồn gió dập, cuộc sống với bao điều ngẫu nhiên dễ thay đổi. Bước vào phòng khách, Lã Bất Vi vội đưa mắt nhìn hai người trong phòng.
Đầu tiên, Lã Bất Vi nhìn thấy Hoàng Phủ Kiều, ánh mắt rưng rưng chảy lệ chạy tới, rồi bóng dáng mảnh mai như lá mùa thu ào tới bên mình. Trên khuôn mặt còn vương nỗi sợ hãi của bao chuyện xảy ra, Hoàng Phủ Kiều kể cho Lã Bất Vi nghe. Cô vừa đến Dương Địch tìm anh thì bị hai người một béo một gày bắt giữ, trói rồi giam vào nhà kho.
Cô lấy hết sức bình sinh kêu cứu, một lúc lâu sau, có Dương Tử nghe thấy, chạy tới giải thoát cho cô. Cô từ lâu đã nghe thấy trong thành có một vị buôn bán vàng ngọc giàu lòng nhân nghĩa là Lã Bất Vi.

Lúc đó, Lã Bất Vi mới nhìn rõ người thanh niên gọi là Dương Tử. Đôi mày rậm, khuôn mặt lanh lợi hồng hào, bờ vai rộng dường như có thể mang tròn khối đá vạn cân. Bất Vi nói, nếu anh ta đồng ý sẽ lưu anh ta lại trong phủ làm người giúp việc với tiền công hậu hĩnh. Dương Tử gật đầu mỉm cười. Hoàng Phủ Kiều nói, cô cũng muốn ở lại, nhưng để vừa lòng cô, không phải là chút tiền công. Câu nói mang bao ý tứ sâu xa khiến môn khách trong nhà Lã Bất Vi đều bật cười.
Đêm dài nhiều mộng, tiết đông lạnh lùng dường như cũng chuyển sang xuân. Đêm ấy, người con gái xuân sắc hoa nhường nguyệt thẹn trở thành vợ của Lã công tử hào hoa.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét