Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Tây Sở Bá Vương Hạng Võ 10

Trang 10 trong tổng số 26
Chương 7
Hai chục vạn quân Tần bị tiêu diệt

Trưởng Sử nấn ná trước cửa
Tư MãTheo ý định của Hạng Võ, sau khi tiêu diệt quân của Vương Ly xong thì tức khắc xua quân tới Cức Nguyên, mở cuộc tấn công vào quân Chương Hàm. Ý tưởng đó được nhiều bộ tướng tán đồng. Qua chiến thắng ở Cự Lộc, họ thấy được quân Tần tuy lớn mạnh nhưng không phải là không thể chiến thắng. Còn quân Sở tương đối nhỏ yếu nhưng giờ thì lại có một sức mạnh không thể nào ngờ được. Trước khi có cuộc giao tranh, họ băn khoăn không biết thắng bại thế nào, thậm chí, còn lo lắng không yên tâm thật hoàn toàn nhưng giờ khác hẳn. Thời bấy giờ thần kinh trên khắp châu thân họ đều căng thẳng đến cực điểm, nhưng nay sau cuộc chiến thắng, toàn quân được nghỉ ngơi, thì họ cảm thấy nhẹ nhàng chưa từng có. Họ bắt đầu xem việc giao chiến với quân Tần là điều không khó khăn chi cả, thái độ khinh địch của họ do đó bắt đầu lớn dần.

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Nhưng, Mạt tướng Phạm Tăng thì rõ ràng hết sức bình tĩnh. Ông không hề có thái độ dương dương tự đắc như trên mặt của các tướng sĩ, mà trái lại có nét ưu tư như trong lòng đang tiềm ẩn một nỗi lo lắng gì. Vừa trông thấy Hạng Võ ông liền đặt thẳng vấn đề:
- Này Thượng tướng quân, theo ngài thì dưới chân thành Cự Lộc chúng ta đã giết được bao nhiêu địch?
Hạng Võ không cần suy nghĩ, đáp:
- Ít thì năm vạn, còn nhiều thì mười vạn.
Phạm Tăng gật đầu, lại hỏi:
- Thế quân Chương Hàm ở Cức Nguyên thì sao?
Hạng Võ đáp:
- Căn cứ theo quân thám thính cho biết, thì đông chừng hai chục vạn.
Phạm Tăng mỉm cười, nói:
- Lời nói của Thượng tướng quân không sai. Quân của Vương Ly tối đa không hơn mười vạn, chỉ bằng 1/3 quân của Chương Hàm. Hiện giờ Chương Hàm lui về Cức Nguyên chẳng qua là tạm thời tránh quân Sở, chứ không phải đã im trống cuốn cờ đâu. Nếu so sánh binh lực giữa đôi bên hiện nay, thì quân Tần vẫn hơn quân ta gấp hai lần, tức quân ta vẫn ở thế yếu. Chiến thắng ở Cự Lộc mặc dù có thể xem là rất vinh quang, nhưng tuyệt đối đừng quên tại sao lại được như vậy, để qua đó lại có những hành động liều lĩnh.
Hạng Võ cảm thấy lời nói của Phạm Tăng như muốn nhắc nhở một điều gì, bèn hỏi:
- Theo ý kiến của tướng quân là ta nên tạm thời khoan mở cuộc tấn công Cức Nguyên?
Phạm Tăng đáp:
- Chính Mạt tướng có ý muốn nói như vậy, vì theo mạt tướng, nôn nóng mở cuộc tấn công vào Cức Nguyên sẽ có ba điều bất lợi: quân ta mới vừa chiến đấu xong, tướng sĩ đều mệt mỏi, nếu liên tục tác chiến, thể lực sẽ không chịu đựng nổi, sức chiến đấu không thể phát huy đến mức tối đa, đó là điều bất lợi thứ nhất. Sự bại trận của Vương Ly mặc dù làm cho sĩ khí của quân Tần bị tụt giảm, nhưng nếu nôn nóng mở cuộc tấn công, thì sẽ dồn địch vào thế phải liều chết chiến đấu, tạo nên nhiều khó khăn cho ta. Đó là điều bất lợi thứ hai. Quân ta mới chiến thắng, một số người có thái độ kiêu ngạo khinh địch, điều đó là điều đại kỵ trong việc dụng binh. Đó là sự bất lợi thứ ba. Đã có ba điều bất lợi như trên thì rất khó thủ thắng. Tôi rất khâm phục lòng dũng cảm của tướng quân khi ra lệnh đập vỡ nồi niêu, nhận chìm ghe thuyền, vậy nếu lại kéo quân đi đánh Chương Hàm, thì cũng cần phải có một quyết tâm như thế: không đánh thì thôi, đánh thì phải giành cho được toàn thắng!

Hạng Võ cho lời nói của Phạm Tăng rất chí lý, bèn hỏi:
- Nếu vậy bây giờ ta phải hành động như thế nào?
Phạm Tăng đáp:
- Bây giờ chúng ta nên kéo về đóng quân ở phía nam sông Chương để cho tướng sĩ nghỉ ngơi chỉnh đốn đội ngũ, bồi dưỡng sức lực, nâng cao sĩ khí để chờ cơ hội đánh bại quân địch. Tần Nhị Thế và Triệu Cao đều là những người luôn có lòng nghi ngờ. Nay Vương Ly bị bại trận, Chương hàm chắc chắn sẽ bị khiển trách. Như vậy Chương Hàm tất nhiên sẽ thối chí ngã lòng, mất đi nhiệt tình chiến đấu. Ta sẽ thừa dịp đó để mở cuộc tấn công thì sự đắc thắng sẽ nắm vững trong tay.
Hạng Võ nghe xong liền khen là đúng. Thế là dựa theo kế hoạch của Phạm Tăng, quân Sở dời về đóng tại phía nam của sông Chương, chong mặt với quân Chương Hàm ở Cức Nguyên.
Sự phán đoán của Phạm Tăng và Hạng Võ là chính xác. Sau khi Chương Hàm bị bại trận tại Cự Lộc, quả nhiên ông ta đã bị triều đình quở trách, khiến ông ta hết sức nản lòng, sĩ khí của toàn quân do đó cũng bị tụt giảm một cách thê thảm. Tình hình đó đã làm cho lực lượng của quân Tần bị suy yếu rất nhiều, dẫn đến ảnh hưởng chung cho cả chiến cuộc.
Vào một ngày tháng 7 năm 207 Tr. CN, gió thổi ào ào, cây cối nghiêng ngả, như có thể bị gãy ngang bất cứ lúc nào. Trên bầu trời mây đen phủ đầy, mù mịt, không mấy chốc bắt đầu mưa lâm râm, và càng lức mưa càng to, chỉ trong chốc lát thì tất cả đều bị đắm chìm trong mưa bão, không còn phân biệt trời, đất, núi, sông, cây cối, nhà cửa. Tất cả đều bị ngập chìm trong mưa bão.
Tướng sĩ của Chương Hàm chen chúc nhau trong những gian lều trướng thô sơ, người nào người nấy run cầm cập. Họ bàn nho nhỏ với nhau về trận chiến đẫm máu dưới chân thành Cự Lộc và càng lo cho số phận của mình. Số tù tội tại Ly Sơn vốn có hy vọng sau khi thắng lợi được trả tự do, trở về quê hương, nhưng giờ đây họ cảm thấy niềm hy vọng đó cũng mờ mịt như bầu trời ở bên ngoài. Cây trụ tinh thần giúp cho họ dốc hết sức lực ra chiến đấu giờ đây đã gãy, giờ đây sức mạnh trong người họ đã biến mất và tinh thần hết sức mỏi mệt.

Tâm trạng của Chương Hàm không tốt hơn tướng sĩ của ông ta. Viên Thiếu phủ chủ trì việc xây dựng lăng mộ ở Ly Sơn này, kể từ tháng bảy năm 208 Tr. CN, kiến nghị với Tần Nhị Thế điều động tất cả tội phạm ở Ly Sơn đi trấn áp những cuộc khởi nghĩa của nông dân ngoài chiến trường, đến nay đã hơn một năm. Đội quân của ông ta chỉ huy đã tung hoành khắp mọi nơi, từng giết được Trần Thắng tại Thành Phụ, đánh bại được Hạng Lương tại Định Đào, tiêu diệt được Ngụy Cửu tại Lâm Tế, gần như đi tới đâu là chiến thắng tới đó. Sự thất bại như ở dưới chân thành Cự Lộc là điều mà ông ta chưa từn gặp. Ông ta được sự khích lệ và ban thưởng của triều đình, cứ mỗi lần đến Hàm Dương để báo tin thắng trận thì bao giờ ông ta cũng được nghe những lời khen ngợi, làm cho ông ta cảm thấy thật khoan khoái trong lòng. Nhưng giờ đây, ông ta không khỏi lo sợ đến cuống cuồng, ông ta chẳng những buồn lo đối với tình hình quân của Vương Ly bị tiêu diệt toàn bộ, mà còn lo sợ sẽ bị những lời lẽ khiển trách đến từ Hàm Dương. Ông ta biết Tần Nhị Thế là một vị hoàng đế chỉ thích nghe tin vui chứ không hài lòng nghe tin buồn. Sự thất bại tại Cự Lộc chắc chắn sẽ làm cho nhà vua này giận dữ, không biết chừng nhà vua sẽ sai sứ giả đến khiển trách.
Sự băn khoăn lo nghĩ của Chương Hàm quả nhiên được chứng thực. Chính trong ngày mưa gió bão bùng đó, sứ giả của Tần Nhị Thế đã đến Cức Nguyên. Chương Hàm tiếp đón người sứ giả đó với một thái độ ân cần thận trọng, bày tiệc để tẩy trần. Nhưng sắc mặt của vị sứ giả đó trước sau như một vẫn rất nặng nề, không hề nói một tiếng nào. Mãi cho tới khi bàn tiệc được thu dọn, mọi người đã tản đi, ông ta mới nói riêng với Chương Hàm:
- Này Chương thiếu phủ, thiên nhan đang giận dữ đấy!
Chương Hàm vừa nghe qua lời nói đó hết sức sợ hãi, đôi chân tự nhiên mềm nhũn, hai đầu gối cũng mất tự chủ quỳ ngay xuống đất. Sứ giả hất mặt lên cao, gằn tứng tiếng một huấn thị của Tần Nhị Thế:
- Thiếu phủ Chương Hàm từng được nhiều ân huệ, đáng lý ra phải cúc cung tận tụy, đem toàn lực thảo phạt bọn giặc, để không làm nhục sức mệnh của mình. Thế mà trong trận đánh Cự Lộc, do sự trù hoạch thiếu chu đáo lại thiếu cả sự dũng cảm của tướng sĩ, sơ sót trong việc đề phòng, chỉ huy bị hỗn loạn, nên mới dẫn đến tình trạng hàng vạn binh mã bị thảm bại dưới tay của bọn giặc cướp, làm cho thần oai của quan quân phải chịu nhục. Đối với tình hình hao binh tổn tướng, tội và trách nhiệm không sao trốn tránh được, trong khi nhiều cuộc chiến lại bất lợi, khiến triều đình không thể tiếp tục tín nhiệm. Nay xét vì trước đây có công nên tạm tha thứ, vậy phải lấy công chuộc tội, tiêu diệt toàn bộ quân giặc, nếu còn có sự sơ suất, thiếu lòng hăng hái trong chiến sự, thì nhất định sẽ bị nghiêm trị!
Nghe qua những lời quở trách nghiêm khắc đó, Chương Hàm như bị đánh một gậy vào đầu, tinh thần hết sức căng thẳng. Ông ta cảm thấy trên người mình như đang bị vô số những ngọn roi quất mạnh, trên mặt như đang bị vô số mũi kim chích vào. Ông ta liên tiếp dập đầu tạ tội và ngỏ ý nhất định sẽ nhớ mãi bài học thất bại ở Cự Lộc, dốc hết toàn lực để tiêu diệt giặt cướp, báo đáp cái ơn tha tội của hoàng đế.
Người sứ giả chỉ mỉm cười rồi sau đó bình thản nói tiếp:
- Này Chương thiếu phủ, thánh mệnh không thể làm trái, vậy mong ngài phải biết tự lượng!

Sau khi sứ giả ra về, Chương Hàm như người mất hồn, như đang ngồi trên bàn chông. Những lời nói làm cho ông ta phải khiếp sợ đó vẫn còn văng vẳng bên tai. Tần Nhị Thế mặc dù không trị tội ông, nhưng ông vẫn nơm nớp lo sợ. Ông ta quyết định phái người đi Hàm Dương một chuyến, trước tiên là để nghe ngóng thái độ của hoàng đế và dư luận trong triều đinh; kế đó là để báo cáo tường tận tình hình chiến sự ở Cự Lộc, xin hoàng đế và triều thần tha thứ.
Khi nghĩ đến việc chọn người, Chương Hàm suy nghĩ thật lâu. Ông ta thấy cần phải tìm một người có tư duy nhanh nhạy, tùy cơ ứng biến, có tài ăn nói biện luận, để qua sự liên hệ của ông ta làm cho hoàng đế bớt tức giận. Cuối cùng Chương Hàm đã chọn Trưởng sử Tư Mã Hân. Vì ông này là người am hiểu luật pháp của nhà Tần, lại giỏi quyết đoán. Lúc Chương Hàm từ Ly Sơn dẫn binh ra đi, ông đã cử Tư Mã Hân giữ chức Trưởng sử, lúc nào cũng sánh vai tác chiến với Chương Hàm, về mặt tình cảm cá nhân đôi bên cũng rất hợp nhau. Được sự tín nhiệm của Chương Hàm, Tư Mã Hân lấy làm cảm kích. Ông ta ngỏ ý nhất định sẽ nói rõ tình hình cho hoàng đế nghe, để hoàng đế nguôi cơn giận. Khi Tư Mã Hân rời khỏi Cức Nguyên, Chương Hàm đã bày tiệc rượu để tiễn hành, dặn dò kỹ lưỡng rồi mới phái một thị vệ giỏi đi theo đến Hàm Dương. Thành Hàm Dương nằm tại phía nam núi Cửu Tông, phía bắc sông Vị Thủy. Vì sách có câu "Sơn Nam Thủy Bắc Câu Dương" (Phía nam của núi phía bắc của sông đều là dương), cho nên mới gọi là Hàm Dương. Người Tần từng đóng đô lâu dài tại Ung Thành, khi đến thời Chiến Quốc, muốn thích ứng với tình hình đấu tranh chính trị mới, nên họ đã dời đô sang phía đông. Trước tiên dời đến Lịch Dương, rồi sau đó mới dời đến Hàm Dương. Trước khi dời đô đến Hàm Dương, họ đã qui hoạch tỉ mỉ và thi công kỹ lưỡng. Chờ khi cung điện chính đã hoàn thành thì năm thứ 12 đời vua Tần Hiếu Công (tức năm 350 Tr. CN) họ mới chính thức dời đến đây. Từ đó trở đi Hàm Dương vẫn tiếp tục được xây dựng. Trong quá trình Tần Thủy Hoàng tiêu diệt sáu nước, họ mới tiến hành xây dựng Hàm Dương. Mỗi khi tiêu diệt được một nước, họ lại lấy kiểu cung thất đẹp nhất của nước này để xây một cung thất tương tự ở phía bắc Hàm Dương, cho nên trong thành Hàm Dương cung điện đứng san sát như rừng, trông càng hùng vĩ hơn xưa.
Nếu so sánh với tình trạng ở phía đông, thì đường phố ở Hàm Dương người qua kẻ lại cũng đông đảo, nơi họp chợ cũng huyên náo chẳng kém gì. Tư Mã Hân vừa bước vào khu phố của Hàm Dương, đã có cảm giác như mình đã rời xa không khí hòa bình này từ lâu, hoàn toàn khác hẳn với tình trạng chiến đấu quyết liệt và đẫm máu ngoài chiến trường. Ông ta bất giác ước mơ đến cuộc sống yên ổn này, và mong mỏi một ngày nào đó sẽ từ giã được cảnh sống trong những chiếc lều hành quân tạm bợ và đầy nguy hiểm. Nhưng, khi ông ta liên tưởng tới trận thảm bại dưới chân thành Cự Lộc và lực lượng lớn mạnh của quân Sở, thì không khỏi lo lắng. Đúng vậy, cuộc sống bình yên ai lại không muốn. Còn cảnh hoàng thành giàu sang ở Hàm Dương thì đúng là một niềm kiêu hãnh của vương triều, nhưng tất cả những thứ đó còn kéo dài được bao lâu? Vương triều nhà Tần phải chăng có thể giống như sự mong muốn của Tần Thủy Hoàng, hết Nhị Thế thì tới Tam Thế, và truyền ngôi mãi mãi, vô cùng vô tận? Ông không dám tin là đúng như vậy, vì ông cảm thấy mọi việc đều không chắc chắn, thậm chí ông còn cảm thấy bọn giặc cướp kia phải chăng có thể bình định tiêu diệt được, quân Tần phải chăng có thể giành được thắng lợi, đó là điều hiện nay chưa ai hiểu. Biết đâu chừng bọn giặc cướp kia sẽ đánh vào thành Hàm Dương, và biến những gì ở trước mắt trở thành tro bụi. Ông không dám suy nghĩ tiếp, bèn giục ngựa đi nhanh về phía cung Hàm Dương.

Cung Hàm Dương là nơi Tần Nhị Thế và người sủng thần của nhà vua là Triệu Cao đang sống hoàn toàn không hề lo lắng gfi như Tư Mã Hân. Nơi đây mọi việc vẫn diễn ra bình thường, suốt ngày yến tiệc linh đình, ca vũ không chấm dứt. Tần Nhị Thế tha hồ vui chơi, thu gom rộng rãi các mỹ nữ ở trong nước để bổ sung cho hậu cung, và dạy họ ca múa. Các quan viên giữ chức Thái nhạc lệnh, đã trở thành những quan viên quan trọng nhất trong triều đình. Họ không bao giờ rời khỏi Tần Nhị Thế, lúc nào cũng tìm cách làm cho nhà vua vui lòng. Trong cung còn có những người soạn ca khúc, những người giỏi về các loại nhạc khí như đàn trúc, chung khánh, cầm sắc, tranh dịch, khèn, và các loại ống sáo, v.v... một số đông ca kỹ xinh đẹp, có điệu múa uyển chuyển mê ly, không nơi nào bằng. Trong cung suốt ngày du dương tiếng đàn tiếng sao, tiếng trống tiếng khèn và những lời ca không bao giờ chấm dứt. Tần Nhị Thế rất thích các loại nhạc của các nước Trịnh, Vệ, như "Thiều Nguy", "Vũ Tượng", cho nên các điệu ca vũ rất thịnh hành trong cung điện của nhà Tần.
Ngày hôm đó Tần Nhị Thế đang say sưa với những điệu ca vũ, với những chung rượu ngon thì một Yết Giả bước nhẹ đi vào. Ông ta không đến trước mặt Tần Nhị Thế mà cung kính đến trước mặt Triệu Cao, kề tai nói nhỏ mấy câu. Triệu Cao nghe xong có vẻ suy nghĩ trong chốc lát, mới đưa mắt nhìn Tần Nhị Thế một lượt. Trong khi đó Tần Nhị Thế đang mê say ngắm nghía một mỹ nữ trẻ tuổi mặc váy mỏng màu hồng, nên hoàn toàn không hề chú ý tới sự có mặt của Yết Giả. Triệu Cao bèn dặn dò Yết Giả mấy câu, ông này liền lui ra.
Yết Giả đến để thông báo việc Tư Mã Hân đến xin yết kiến. Vì mọi việc lớn nhỏ trong triều đình đều do Triệu Cao quyết đoán, Tần Nhị Thế không bao giờ hỏi tới cho nên Yết Giả đã trực tiếp báo cáo với Triệu Cao. Triệu Cao liền bảo Yết Giả nói lại với Tư Mã Hân: "Hoàng đế đang bận việc nước, vậy Tư Mã Hân hãy chờ đợi ở ngoài cửa một tí."
Tư Mã Hân đang nôn nóng muốn được vào yết kiến hoàng đế, sau khi nghe nói thế thì trong lòng lại càng nôn nóng hơn. Nhưng, ông ta có cách nào khác hơn được? Hoàng đế tạm thời không triệu kiến thì ông ta phải chờ mà thôi. Nào ngờ, ông ta chờ liên tiếp ba hôm mà vẫn không thấy lệnh nhà vua cho vào. Tư Mã Hân bắt đầu không an tâm, vì sợ có xảy ra biến cố, liền đến nhà riêng của một triều thần vốn có mối quan hệ thân mật để hỏi nguyên do. Người này trước tiên tỏ ra do dự một lúc, rồi sau đó mới nói:
- Chuyện này đáng lý ra không thể nói cho ai biết, nhưng tôi nghĩ tình giữa chúng ta đã kết giao từ lâu, nên mới mạo hiểm nói cho ngài biết. Có lẽ Trưởng Sử cũng đã nghe qua đại quyền trong triều đinh hiện nay đều do một mình Triệu Cao nắm giữ. Ông ta là người độc đoán chuyên quyền, ngông cuồng tự đại, lại luôn luôn nghi ngờ. Ông ta sợ người khác sẽ thay thế địa vị của ông ta, nên xem những người có tài năng như là kẻ thù địch, muốn trừ khử tất cả. Chương thiếu phủ là người có công lao nhất trong triều đình cũng như ở ngoài dân gian, tài năng siêu phàm, nên đã trở thành một trong những người mà Triệu Cao rất thù ghét. Trước đây một thời gian, có sứ giả tới vùng Cức Nguyên để khiển trách Chương thiếu phủ, thật ra đó là do Triệu Cao cố khuyên hoàng đế làm như vậy. Nay ngài tới đây để báo cáo tình hình chiến sự, Triệu Cao hoàn toàn không muốn gặp mặt ngài, hơn nữa, không biết chừng ông ta sẽ sử dụng độc kế gì để đối với ngài. Vậy theo tôi, ngài nên mau chóng rời khỏi Hàm Dương kẻo lại xảy ra bất trắc.

Tư Mã Hân nghe tới đây thì kinh hoàng thất sắc, không dám ở lại Hàm Dương lâu, vội vàng lên đường trở về Cức Nguyên. Sau khi Tư Mã Hân rời đi được vài tiếng đồng hồ, Triệu Cao liền phái một toán thân binh, men theo đường cũ của Tư Mã Hân để truy bắt.
Tư Mã Hân về tới Cức Nguyên, báo cáo lại với Chương Hàm những điều gặp phải ở Hàm Dương.
- Hiện này Triệu Cao chuyên quyền, bày trừ những người không ăn cánh. Chúng ta nếu chiến thắng ngoài chiến trường sẽ làm cho Triệu Cao ganh tị, trái lại, nếu bị chiến bại, thì cũng sẽ không tránh được tội chết. Tôi đã đứng chờ trước cửa suýt cũng bị ám hại. Vậy xin tướng quân hãy suy nghĩ kỹ.
Những lời nói đó đã làm cho Chương Hàm ngẩn ngơ một lúc thật lâu. Vị tướng quân một lòng một dạ bán mạng cho vương triều nhà Tần này, có thể nói là người trung thành không hề có ý nghĩ phản trắc, sẵn sàng làm thân trâu ngựa cho triều đình. Trong nhữg ngày chinh chiến gian lao ông ta không bao giờ thán oán, chuyện vào sinh ra tử ngoài chiến trường ông ta chưa bao giờ sợ sệt. Ông ta muốn dẹp yên giặc cướp, chỉ muốn phơi gan trải mật cho nhà vua, dùng xương máu của mình để đổi lấy sự anh lành cho vương triều, chô sự trường cửu của đế nghiệp. Ông luôn thấy phải làm như vậy mới xứng đáng với lòng tín nhiệm của hoàng đế, mới không phụ ơn triều đình. Thế mà vừa gặp thất bại là đã bị khiển trách, suýt nữa mang tội, quả thật điều đó làm cho ai cũng phải rùng mình. Ông ta bắt đầu oán ghét Triệu Cao. Ông ta nhận ra Triệu Cao là một con người rất hiểm độc, dám làm bất cứ chuyện gì, vậy cần phải đề phòng mới được.
Thế nhưng, lúc bấy giờ ông ta vừa phải đối mặt với nghĩa quân đang chờ tấn công, còn ở sau lưng thì bọn gian nịnh lắm mưu mô ác độc. Như vậy có thể nói là ông ta đang lưỡng đầu thọ địch, vậy biết tính sao?
Tạm thời ông ta không nghĩ ra được biện pháp nào, tâm trạng vô cùng đau khổ...
Chương 7 (b)
Gửi thư dụ hàng

Hạng Võ đang đóng quân tại phía nam sông Chương. Trong lòng lúc nào cũng nôn nóng muốn tìm hiểu tình hình của quân Chương Hàm, và triều đình nhà Tần. Suốt mấy tháng nay ngoài việc huấn luyện binh sĩ, ông gần như không có chuyện gì để làm. Chờ đợi lâu quá ông thấy hết sức sốt ruột. Ông không muốn duy trì tình trạng chong mặt giằng co với Chương Hàm như thế này, tay chân của ông rất ngứa ngáy, ông phải quyết chiến với quân của Chương Hàm để chính tay sát phạt quân Tần. Thế nhưng Phạm Tăng luôn luôn khuyên nhủ ông, chớ nên quá nóng nảy phải bình tĩnh chờ đợi thời cơ tốt.
Phía nam của sông Chương không xa lắm là vùng Cức Nguyên. Hạng Võ thường cưỡi con ngựa Ô Truy lấy cớ đi dạo ở bên ngoài nhưng lại cho ngựa phi nhanh về phía tây. Sau khi đi được một khoảng đường thì ông dừng lại, thúc ngựa leo lên một chỗ cao để ngóng về phía Cức Nguyên. Cho dù không thể nhìn rõ nơi đóng quân của Chương Hàm, nhưng dù sao vẫn dễ chịu hơn ngồi yên trong doanh trướng. Với một con người luôn xem việc xua quân tác chiến là một niềm lạc thú và vinh dự lớn lao như Hạng Võ, thì một trận sát phạt thiên binh vạn mã thẳng tay chém giết nhau, và những cánh quân nhỏ sẽ đánh xáp lá cà sẽ thỏa lòng ước nguyện!
Ngoài việc cưỡi ngựa lên những vùng đất cao, việc làm cho Hạng Võ cảm thấy vui vẻ nhất chính là những lúc sống chung với Ngu Cơ. Kể từ khi Ngu Cơ kết hôn với Hạng Võ, nàng luôn luôn theo Hạng Võ sống trong quân đội. Tình yêu giữa hai người rất thắm thiết. Ngu Cơ cũng giống như Hạng Võ, luôn chú ý tới tình hình chiến sự, nàng luôn chia sẻ những khó khăn với Hạng Võ trong cuộc chinh chiến, cùng chung vui khi giành được chiến thắng. Lúc Hạng Võ ra lệnh đập vỡ nồi niêu, nhận chìm ghe thuyền trên dòng sông Chương Thủy, Ngu Cơ vẫn ở lại bản doanh đặt tại An Dương. Những ngày sống ở đây nàng luôn thấp thỏm lo sợ chiến sự ở ngoài tiền tuyến. Có một đêm nọ nàng nằm thấy một cơn ác mộng: đoàn quân quyết tử đang tiến quân thì bị hai vạn binh sĩ của Chương Hàm bao vây. Đôi bên đã diễn ra một trận giao tranh ác liệt. Có vô số quân Sở ngã quỵ, và máu tươi của họ nhuộm đỏ cả mặt đất, thi thể của họ bị những con chiến mã giày xéo. Hạng Võ cũng bị thương, cả người đầy máu, nhưng chàng ta vẫn tả xung hữu đột, chém giết quân thù. Con ngựa Ô Truy của chàng bị trúng tên ngã quỵ, khiến chàng phải khó khăn lắm mới có thể chống trả với quân địch. Quân Tần từng tốp một ào lên. Chàng dần dần không còn đủ sức để chống trả, tình trạng hết sức nguy cấp... Ngu Cơ bị cơn ác mộng đẫm máu đó làm cho giựt mình thức tỉnh, buột miệng la to. Những tì nữ theo hầu nghe động chạy vào, thắp sáng đèn lên, giúp nàng thoát ra khỏi cơn ác mộng. Từ đó về sau nàng càng thêm lo lắng, ngày ngày lúc nào cũng nôn nóng chờ nghe tin tức ở ngoài chiến trường, mãi tới khi tin vui đại thắng dưới thành Cự Lộc truyền về, nàng mới thở phào nhẹ nhõm.

Giờ đây nàng đã theo quân đội đang đóng ở phía nam sông Chương. Mấy ngày rồi nàng cảm thấy nhẹ nhàng, vui vẻ chưa từng có, nàng nghĩ trong lúc này không có chiến sự xảy ra, đại quân đang nghỉ ngơi và chấn chỉnh. Nhưng, nàng vẫn dự cảm được một cuộc quyết chiến cuối cùng với quân của Chương Hàm sắp sửa xảy ra. Nhưng lần này nàng không lo ấu sợ sệt nhiều như những lần trước. Vì qua lời nói của Hạng Võ, nàng biết Chương Hàm đang có điều nghi kỵ đối với vương triều nhà Tần, còn sĩ khí trong toàn quân của ông ta thì đang tụt giảm, cho nên trận đánh sắp tới đây có nhiều hy vọng sẽ đắc thắng hơn. Điều mà nàng lo sợ là Hạng Võ do thắng lợi mà trở nên kiêu ngạo, khinh địch. Nàng biết rõ cá tính của Hạng Võ: trước mặt kẻ cường địch không bao giờ sợ sệt, luôn dũng cảm chiến đấu, hơn nữa, hoàn toàn có lòng tin, nhưng sau khi thắng lợi thì rất dễ mất cảnh giác.
Do quan tâm tới sự nghiệp của Hạng Võ nên Ngu Cơ muốn biết dự kiến của Hạng Võ trong việc đối phó với quân của Chương Hàm rao sao. Ngày hôm đó nhân lúc hầu rượu cho chồng, nàng hỏi:
- Tướng quân ngày ngày đều cưỡi ngựa lên vùng đất cao để ngóng nhìn về phía Cức Nguyên, phải chăng là trong một ngày gần đây sẽ có hành động gì?
Hạng Võ đặt bầu rượu xuống bàn, đáp:
- Sau khi Chương Hàm đại bại, sĩ khí bị giảm sút mạnh, tôi muốn nắm lấy cơ hội này đánh mạnh vào hắn ta!
Ngu Cơ suy nghĩ một chốc, liền tươi cười hỏi:
- Như vậy là toàn thể binh lực của ta sẽ đánh thẳng vào hắn?
Hạng Võ cười to, đáp:
- Điều đó cần chi phải hỏi nữa. Con người của tôi không bao giờ thích đánh rồi lại ngưng, ngưng rồi lại đánh, mà chỉ thích đánh nhau một trận quyết liệt cho hả hê!
Ngu Cơ khẽ lắc đầu nói:
- Trước đây thiếp có nghe chàng bàn luận về binh pháp với người ta, nên biết có chương nói về "Dụng Gián". Nội dung của chương này cho biết các bậc tướng giỏi một khi xuất quân thì giành được thắng lợi. Chiến công hơn hẳn mọi người, là do trước khi trận đánh xảy ra họ đã hiểu rõ tình hình của giặc, muốn biết tình hình của giặc, thì không thể dựa vào sự mê tín bói toán, mà phải dựa vào sự tìm hiểu tình hình của địch. Tướng quân còn nhớ trận đánh Triệu của Vương Tiễn xưa kia chứ? Đó không phải là nhờ ông ta đã biết Dụng Gián đó sao?

Sự nhắc nhở đó làm cho Hạng Võ nhớ ra. Trận đánh nước Triệu của Vương Tiễn đến nay Hạng Võ vẫn còn nhớ rất rõ. Đó là cuộc tấn công nước Triệu của Vương Tiễn, một tướng giỏi của nhà Tần vào năm 229 Tr. CN. Nước Triệu phái đại tướng Lý Mục và Tư Mã Thượng chống trả. Lý Mục là một tướng giỏi dụng binh, trước đây thường đánh bại quân Tần, cho nên quân Tần lúc nào cũng muốn diệt trừ Lý Mục. Thế là Vương Tiễn đã dùng một số vàng lớn để mua chuộc viên sủng thần của vua Triệu là Quách Khai, để cho Quách Khai lan truyền những tin tức bịa đặt, bảo là Lý Mục, Tư Mã Thượng có mưu đồ làm phản. Vua Triệu tin là thật, bèn phái Triệu Thông và Nhan Tụ thay thế cho Lý Mục và xử chém tướng này, còn Tư Mã Thượng thì bị cách chức. Vương Tiễn thực hiện được kế ly gián đó xong, liền kéo quân đánh Triệu và đã nhanh chóng tiêu diệt được nước này.
Càng suy ngẫm Hạng Võ càng bừng hiểu ra. Ông thấy hiện nay quân của Chương Hàm đang mất tinh thần, chính là lúc có thể tìm cách làm cho chúng tan rã. Ông quyết định phái người đi liên lạc với Tư Mã Hân để khuyên ông ta nói nhiều cho Chương Hàm biết sự nghi kỵ của Tần Nhị Thế và Triệu Cao, để Chương Hàm xa rời vương triều nhà Tần. Hạng Võ tuy chưa từng biết mặt Tư Mã Hân, nhưng ông còn nhớ trước đây Tư Mã Hân từng giúp cho Hạng Lương thoát khỏi bị tù tội. Dựa vào mối quan hệ đó Hạng Võ lấy danh nghĩa đáp tạ công ơn trước kia, phía người bí mật đưa một món lễ vật trọng hậu tới cho Tư Mã Hân. Sau khi làm xong chuyện đó, người sứ giả mới nêu rõ ý đồ của Hạng Võ. Thế là Tư Mã Hân đã bằng lòng thực hiện những lời yêu cầu của Hạng Võ.
Những gì mà Tư Mã Hân nói với Chương Hàm thì tướng này đều nghe theo. Cho nên Chương Hàm càng tỏ ý bất mãn đối với Nhị Thế và Triệu Cao. Ông ta không còn tâm trí nào nghĩ tới chuyện tác chiến, mà tập trung mọi sự chú ý vào thái độ và dư luận của triều đình đối với ông ta, lo lắng cho số phận của mình.
Tình hình đó làm cho Hạng Võ rất vui mừng. Ông cảm kích Ngu Cơ đã có lời khuyên, đồng thời, lại suy nghĩ đến những hành động kế tiếp: gửi thư dụ hàng cho Chương Hàm.

Vừa lúc đó thì Trần Dư đến với nghĩa quân của Hạng Võ, đi theo ông ta còn có mấy trăm binh sĩ. Ông ta từ Đại Trạch bên bờ sông Hoàng Hà tìm tới đây. Sau khi giải vây xong thành Cự Lộc, Trương Nhĩ đã trách móc ông ta là người thiếu nghĩa khí, thấy chết mà không cứu. Trần Dư trong cơn tức giận đã trả lại quả ấn tướng quân, từ chức rồi đi đến bờ sông Hoàng Hà. Tại đó ông ta đã sống một đời sống của người đánh cá để khuây khỏa qua ngày. Ông ta không muốn gặp lại Trương Nhĩ và cũng không can dự tới chuyện chính trị nữa. Thế nhưng, cách suy nghĩ đó của ông ta là quá nông nổi. Với một vị tướng quân của nước Triệu, một thủ lãnh của nghĩa quân chống Tần, ông ta làm thế nào lại chịu sống cảnh buồn tẻ như vậy được? Trên bờ sông Hoàng Hà, ông ta vẫn thường nghĩ tới những ngày đã qua: sự nghèo khổ trong thời tuổi trẻ, tình bạn với Trương Nhĩ, những ngày làm thủ hạ cho Trần Thắng, việc tôn Triệu Yết lên làm vương... Từng hình ảnh một của những việc đã qua hiện lên trước mắt ông một cách rõ rệt, làm cho ông không thể ngồi yên. Ông vỗ ngực tự vấn: "Ta nguyên là người Ngụy, đất nước của ta xưa kia đã bị quân Tần tiêu diệt, từ đó ta dốc hết sức lực ra để phò Triệu, và lại bị quân Tần đánh bại. Với những thù hận to lớn đó há lại quên sao? Người đại trượng phu sống ở đời phải lấy chữ tín và chữ nghĩa làm đầu, quốc gia hưng vong thất phu hữu trách. Nay số mệnh của vương triều nhà Tần sắp hết, thiên hạ cùng đứng lên chống lại, vậy tại sao ta không nhân cơ hội này để hoàn thành đại sự, mà lại chịu cảnh mai danh ẩn tích nơi Đại Trạch, không xấu hổ vì chẳng làm được gì hay sao?"
Nghĩ tới đây, Trần Dư tức khắc chấm dứt cuộc sống hoàn toàn vô ý nghĩa của mình, mạnh dạn tìm cách gia nhập trở lại hàng ngũ chống Tần. Tình bạn Trương Nhĩ nay đã trở thành kẻ thù, ông ta không thể trở lại đó. Trong khi Hạng Võ là một bậc anh hùng nổi tiếng khắp thiên hạ, lại là Thượng tướng quân của các chư hầu, có tương lai vô bờ bến, vậy gia nhập vào hàng ngũ của Hạng Võ sẽ có thể thi thố được tài năng, làm được một số sự nghiệp. Chính vì vậy ông ta mới dẫn một số người thân tín đến phía nam sông Chương.
Hạng Võ đã đón tiếp ông ta rất nhiệt tình, và cử ông ta làm tướng chỉ huy một cánh quân. Trần Dư rất vui mừng. Sau khi Hạng Võ bố trí công việc cho Trần Dư xong, bỗng có ý nghĩ: Trần Dư là một nhà nho giỏi, có văn tài, là danh sĩ của nước Ngụy, chính vì thế mà trước đây Tần Thủy Hoàng đã treo một giải thưởng lớn để truy nã ông, vậy tại sao không để cho ông viết một bức thư dụ hàng gởi cho Chương Hàm? Ông đem ý nghĩ đó nói cho Trần Dư biết. Trần Dư sẵn sàng làm việc đó và bắt đầu suy nghĩ để viết thư. Sau một ngày làm việc, thơ dụ hàng đã viết xong. Trần Dư trao bức thư cho Hạng Võ xem qua, nội dung bức thư viết:
Kể từ ngày Tần Thủy Hoàng cai trị cho tới nay đã trải qua mười bốn năm. Luật lệ của nhà Tần rất khắt khe, luôn luôn lạm dụng sức dân, cai trị rất tàn bạo, khiến sinh linh phải chịu đựng bao nhiêu cảnh đồ thán. Vì lẽ người dân không kham chịu nổi cảnh khốn khổ, nên đã đứng lên khởi nghĩa. Đầu tiên có Trần vương đã cầm gậy gộc khởi binh, sau đó sau nước cũng đứng lên phục hồi đất cũ. Hiện nay khắp thiên hạ đâu đâu nhân dân cũng đứng lên chống Tần. Tôi từng xem thiên văn, thấy số mạng của nhà Tần đã hết, sẽ bị tiêu diệt trong nay mai, vậy tướng quân hà tất phải chết vì họ. Hơn nữa Nhị Thế là người u mê, Triệu Cao lại chuyên quyền nham hiểm độc ác, lúc nào cũng có lòng nghi kỵ đối với tướng quân, khi tướng quân có công thì không thưởng mà còn tìm cách buộc tội. Đứng trước tình hình nguy khốn đó, tướng quân há không biết sợ hay sao? Qua trận đánh tại Cự Lộc, tướng quân bị tổn thất nặng nề, trong khi đó thì quân Sở ngày càng mạnh, quân Tần ngày càng yếu, ai thắng ai bại đã thấy rõ. Vậy tướng quân cần phải thẩm thời độ thế, chọn con đường tốt mà đi. Bạch Khởi trước kia từng là tướng của nhà Tần, mở cuộc nam chinh xuống Sính đô, mở cuộc bác chinh tiêu diệt nước Triệu, chôn sống vô số quân Triệu, đánh thành chiếm đất không biết bao nhiêu, nhưng kết quả thì lại bị buộc phải tự sát. Mông Điềm là tướng giỏi của nhà Tần, phía bắc đã đuổi được Nhung, Địch, mở rộng hằng nghìn dặm tại Du Trung, cuối cùng lại bị xử tử tại Dương Châu. Tại sao vậy? Đó là vì họ có công quá nhiều, và một khi có công quá nhiều thì sẽ bị ganh ghét nghi kỵ, chẳng khác nào một cây to thì dễ bị gió thổi gãy. Tướng quân là tướng của nhà Tần, đã trải qua chinh chiến ba năm, bị mất tướng sĩ hơn mười vạn, Triệu Cao có tâm địa độc ác, một khi thấy cần hắn sẽ vu hoạ cho tướng quân, đưa người thay thế tướng quân. Vì lẽ tướng quân luôn ở bên ngoài, nên tình hình nguy cơ đầy rẫy ở triều đình tướng quân không biết: người có công cũng chết, người không công cũng chết. Tướng quân đối với nội bộ triều đình là người không có quyền lực gì, còn đối với bên ngoài tướng quân lại là một tướng vong quốc, cô lập không biết dựa vào ai, vậy thì làm sao sống cho được? Thế tại sao tướng quân không quay giáo trở lại, tham gia vào khối liên mình hợp tun cùng chống Tần, để sau đó được cắt đất phong vương, một mình một cõi ở phía nam? Việc đó có tương quan đến việc sống chết của bản thân, sự mất còn của gia đình, cái lợi cái hại đã quá rõ ràng, vậy mong tướng quân mau chóng định đoạt!
Trần Dư đã dùng lời lẽ trong bức thư dụ hàng rất có sức thuyết phục, phân tách tình thế lợi hại rõ ràng, rất được Hạng Võ khen ngợi. Hạng Võ liền phái người đem bức thư đó đến Cức Nguyên, trao tận tay cho Chương Hàm.

Chương Hàm đọc qua bức thư trên, trong lòng hết sức xúc động. Ông ta thấy những điều trong bức thư nói hoàn toàn là sự thật, từng câu lập luận chặt chẽ khiến ai ai cũng phải xác nhận. Đặc biệt là khi đề cập tới cảnh ngộ của Bạch Khởi và Mông Điềm, càng làm ông ta có một sự đồng tình rất mãnh liệt hơn. Bạch Khởi là danh tướng của nước Tần, phò tá cho Tần Chiêu Vương chiếm thành chiếm đất, công lao vượt lên trên tất cả mọi người trong triều đình. Ông ta trước tiên đánh Hàn, Ngụy, giết địch hai mươi bốn vạn, đánh chiếm năm ngôi thành, nên đã từ chức Tả Cánh Quan được thăng lên chức Quốc Úy, về sau lại thăng lên Đại Lương Tạo và tiếp tục đánh chiếm sáu mươi mốt thành trì lớn nhỏ ở nước Ngụy. Sau đó ông ta lại đánh chiếm được đô thành của nước Sở là Sính Thành, buộc Sở vương phải trốn sang nước Trần, nhờ đó mà được phong tước Võ An Quân. Năm 262 Tr. CN, Tần phái Bạch Khởi, Vương Linh tấn công vào Trường Bình của nước Triệu. Thời bấy giờ người đóng giữ Trường Bình để chống quân Tần là Liêm Pha, một danh tướng của nước Triệu. Liêm Pha phòng thủ bằng cách đóng kín cửa thành không ra ứng chiến, khiến quân Tần bao vây thật lâu mà không hạ được thành. Đến tháng 7 năm 260 Tr. CN, thừa tướng của nước Tần là Phạm Thư phái người mang theo nghìn vàng sang Triệu để tiến hành kế ly gián, bảo nước Tần sợ nhất là Triệu Quát con trai của Triệu Xa, còn Liêm Pha đã già rồi không còn dùng được nữa, Trường Bình sớm muộn gì cũng bị quân Tần đánh chiếm. Nếu thay đổi Triệu Quát làm tướng thì có thể thủ thắng được. Triệu voung vốn đang bất mãn về việc Liêm Pha luôn đóng kín cửa thành mà không chịu xuất chiến, cho nên họ đã trúng kế phản gián của nước Tần, dùng Triệu Quát để thay thế cho Liêm Pha. Triệu Quát mặc dù có học qua binh pháp, nhưng kỳ thật chỉ là lý luận suông, chứ không có kinh nghiệm chỉ huy thực tế. Bạch Khởi lợi dụng nhược điểm đó, dã dụ Triệu Quát xua quân xuất chiến và giả bộ bị thua bỏ chạy, rồi sau đó mới dùng kỳ binh đoạn hậu số quân của Triệu Quát, và cắt đứt luôn đường tiếp tế lương thực, đồng thời, lại tiếp tục cắt đứt quân Triệu ra làm hai, nên đã giành được toàn thắng, giết chết được Triệu Quát, bắt sống đến bốn chục vạn binh sĩ, và đem toàn bộ giết chết bằng cách chôn sống. Với một công thần danh tướng như vậy mà lại bị Tần vương nghi kỵ, tước đoạt tất cả chức tước, giáng xuống làm một quan viên thường và lưu đày đến Âm Mật. Về sau Tần vương lại phái sứ giả ban cho Bạch Khởi một thanh kiếm ra lệnh cho ông ta tự sát. Bạch Khởi trước khi chết đã cất tiếng than: "Tôi có tội tình gì, mà phải lâm vào tình cảnh như thế này đây!"

Gia tộc của Mông Điềm từ ông nội là Mông Ngạo cho đến mấy đời sau đều là danh tướng. Sau khi nước Tần thống nhất lục quốc, đã dẫn ba mươi vạn quân đẩy lui Hung Nô, chiếm lấy vùng đất Hà Nam, đồng thời, lo việc sửa chữa Trường Thành, trấn giữ mấy năm ở phía bắc, làm cho Hung Nô không dám xuống phía nam. Ông ta cũng là người vô tội, nhưng cũng bị nghi kỵ, và Tần Nhị Thế đã xuống lệnh ban chết cho ông. Sứ giả tới chỗ Mông Điềm đang trú đóng tại Dương Châu để truyền đại chiếu chỉ của Tần Nhị Thế. Mông Điềm hết sức đau lòng, nói: "Từ tổ tiên của chúng tôi cho đến con cháu sau này, đối với nước Tần bao giờ cũng góp được nhiều đại công, xây dựng uy tín ba đời. Hiện nay trong tay của tôi đang thống lãnh ba chục vạn đại quân, mặc dù tôi bị giam cầm mà vẫn có thể đứng lên tạo phản, nhưng tôi vẫn cam tâm chịu chết. Tông tộc họ Mông của tôi, suốt cả mấy đời không ai làm phản cả, thế mà lại gặp cảnh ngộ như thế này. Như vậy chắc chắn rồi đây dân hèn cũng như thần tử sẽ đứng lên nổi loạn để chống lại tình trạng quyền thế của hoạn quan lấn lướt cả nhà vua". Ông ta cầu xin người sứ giả hãy chuyển lời của ông ta lên hoàng đế, nên nghe theo lời của người trung, xa rời kẻ nịnh, xử lý mọi việc theo con đường chính đạo. Nhưng sứ giả đáp: "Tôi nhận chiếu chỉ đến đây chấp hành hình pháp đối với ngài. Chứ không dám tâu lời ngài lên với vua." Mông Điềm hết sức nản lòng, liền nuốt độc dược để tự tử.

Hồi tưởng lại cảnh ngộ của hai vị công thần nói trên, cũng như nghĩ tới hoàn cảnh của mình hiện giờ, Chương Hàm không khỏi rùng mình. Chính ông ta cũng thấy được là từ xưa tới nay, người trung thành với nhà vua, lúc nào cũng làm tròn nhiệm vụ, sẵn sàng dấn thân vào cái chết nhưng cuối cùng vẫn không thể có được một kết quả tốt. Khi gian nịnh chuyên quyền thì chúng nhất định sẽ hãm hại những người trung thần. Triệu Cao có bản tính gian ác, xảo trá nay đã đoạt lấy đại quyền, vậy ta chắc chắn sẽ trở thành cái gai trước mắt của hắn, không biết chừng rồi đây sẽ lâm vào hoàn cảnh cũng giống như Bạch Khởi, Mông Điềm trước kia. Nay quân Sở gửi thư đến dụ hàng, đúng là dịp để ta tìm một sinh lộ. Nhưng là một tướng của nhà Tần, đang chỉ huy hai chục vạn quân, cho nên ông cảm thấy không cam tâm chịu nhục bằng cách đầu hàng đối thủ. Để giữ được chút thể diện, ông ta đã đề xuất một số điều kiện, tức muốn đầu hàng có điều kiện. Ông ta phái một quân hầu tên gọi Thủy Thành đi sang doanh trại của Hạng Võ, nói rõ dự định của ông ta.
Thủy Thành đã ra đi. Chương Hàm ngồi một mình sốt ruột chờ đợi, vì không biết thành bại ra sao.

Một đòn tấn công mang tính chất hủy diệt
Chương Hàm đề xuất đầu hàng có điều kiện, được gọi là Ước Hàng. Đối với ước hàng, lịch sử không có ghi chép nên không tiện đoán mò, nhưng kết quả đã chứng minh: Hạng Võ không đồng ý và đã kiên quyết bác bỏ. Nguyên nhân của thái độ đó không ngoài hai mặt: mặt thứ nhất có thể do điều kiện của Chương Hàm đưa ra quá khắt khe; mặt thứ hai có tương quan đến tình thế thời bấy giờ cũng như cá tánh của Hạng Võ. tình thế thời bấy giờ nếu đứng về mặt thuần túy số lượng mà nói thì quân Tần nhiều hơn quân Sở, nhưng về chất lượng cũng như về ý chí chiến đấu thì quân Tần rõ ràng kém sút hơn. Quân Tần vừa trải qua một cuộc thảm bại tại thành Cự Lộc, khiến sĩ khí của họ bị tụt giảm nặng nề, mất hết niềm tin thắng lợi, và có tâm lý sợ sệt quân Sở. Đặc biệt là Chương Hàm, một người giữ vai trò chủ soái lại đang băn khoăn do dự, tinh thần chiến đấu không cao, lúc nào cũng lo sợ triều đinh sẽ trị tội ông ta. Trong khi đó thì quân Sở sau trận đại thắng, toàn quân trên dưới tinh thần đều lên cao, ai ai cũng muốn thừa thắng truy kích quân Tần để tiêu diệt tàn quân của chúng. Tinh thần đó đã trở thành ý chí chung của toàn quân, khiến sức chiến đấu của từng binh sĩ một đều tăng cao, tất cả những vướng mắc về mặt tâm lý của họ cũng không còn tồn tại, mà chi hy vọng giành được thắng lợi trong cuộc chiến đấu sắp tới.
Đối với sự đảo ngược về cán cân lực lượng đó, Hạng Võ là người nhìn thấy rất rõ. Đối với Chương Hàm ông vốn đã có lòng khinh bỉ, cho nên trong tình huống này ông lại càng không xem họ ra gì. Hạng Võ là người có tính cao ngạo, rất háo thắng, bướng bĩnh không ai bằng, ngoại trừ Hạng Lương là người chú đã nuôi dạy ông từ nhỏ là có thể nói cho ông ta nghe lời, còn bất cứ ai ông ta đều không hề biết phục. Từ trước tới nay Hạng Võ không bao giờ tin năng lực của mình kém hơn người khác, dựa vào sự dũng cảm phi thường của mình, ông ta có thể đạp bằng tất cả mọi chướng ngại, đánh tan tất cả mọi kẻ thù. Lòng tự tin kiên cường đó cũng như thái độ cao ngạo dưới mắt không người, đã làm cho ông ta trước đây khi nhìn thấy Tần Thủy Hoàng thì hoàn toàn không hề sợ hãi mà cũng không hề ngưỡng mộ, dám mạnh dạn thốt ra một câu ngông cuồng là "có thể diệt hắn để thay thế". Hiện nay Chương Hàm đã trở thành một viên tướng bại trận, quân Tần đang đứng trước tình cảnh sắp bị đập tan toàn bộ thế mà còn nói chi đến điều kiện ước hàng, há không phải là trò cười hay sao?
Cho nên với ước hàng của Chương Hàm, Hạng Võ không khỏi phì cười khinh bỉ. Ông nói với Thủy Thành, người mang thư tới:
- Xem ra Chương tướng quân của các anh vẫn còn giọng nói lớn lối đấy, đến nước này mà còn nói chi tới việc đầu hàng có điều kiện! Ngươi hãy trở về giúp cho ông ta sáng mắt ra, đừng có lên mặt là Thiếu phủ của triều đình. Hạng Võ ta xem lũ quan chó trong triều đình còn thua một đống phân! Nếu biết thời vụ thì hãy mau dẫn quân đến đầu hàng vô điều kiện, bằng không, một khi đại quân của ta tràn qua thì sẽ không còn một manh giáp!
Thủy Thành thấy Hạng Võ có thái độ cứng rắn như vậy, tự biết là khó thoả thuận được điều kiện ước hàng. Với tính tình của Hạng Võ, một khi chọc tức ông ta thì chuyện gì ông ta cũng có thể làm được. Để giữ tính mạng an toàn, Thủy Thành không dám nói nhiều, tiu nghỉu trở về Cức Nguyên.

Sau khi Thủy Thành rời đi, Hạng Võ nghĩ bụng: Chương Hàm mặc dù đã bị tổn thất nặng, nhưng ông ta vẫn không cam tâm nhận lấy sự thất bại. Vậy có dụ hàng cũng vô ích, quan trọng hơn là phải dùng vũ lực để khuất phục hắn. Dưới bầu trời này vũ lực là một thứ quyền uy có tác dụng nhất, vũ lực có thể chinh phục được tất cả, có thể thay đổi được tất cả. Thế là, Hạng Võ liền quyết định: tức khắc tổ chức binh lực để tiến đánh Chương Hàm, buộc hắn phải ngoan ngoản đầu hàng. Chiến lược chủ động tấn công này được bố trí như sau: ra lệnh cho Bồ tướng quân đi bất kể ngày đêm vượt qua bến đò Tam Hộ, rồi đóng quân tại phía nam sông Chương, ngăn chặn đường rút lui về phía nam của quân Tần; còn bản thân Hạng Võ thì dẫn chủ lực mở cuộc tấn công chính diện vào quân Tần. Sau khi bố trí đâu đó xong xuôi, quân Sở với ý chí hào hùng, liền nhổ trại xuất phát.
Trong thời gian Hạng Võ phát động cuộc tấn công cuối cùng vào quân Tần do Chương Hàm chỉ huy, thì trong vương triều của nhà Tần cũng đang xảy ra một cuộc chính biến. Với bản tính đầy tham vọng, mặc dầu nắm hết quyền lực nhưng Triệu Cao vẫn không thỏa mãn. Ông ta muốn chiếm lấy địa vị tối cao của vương triều nhà Tần, để thưởng thức thử mùi vị làm vua, ra lệnh cho thiên hạ. Nhưng, Triệu Cao cũng là một con người rất đa nghi. Ông ta biết mình xuất thân từ hoạn quan, không có công lao gì với triều đình, mà hoàn toàn dựa vào sự nịnh bợ đối với nhà vua, để có được sự sủng ái cũng như dựa vào tài lộng quyền để giành được địa vị cao. Triều thần tuy bề ngoài ai nấy đều ngoan ngoãn a dua theo ông ta, nhưng trong lòng ra sao thì vẫn chưa biết được. Sau này một khi ông ta lên làm hoàng đế, phải có một số đông các thần tử trung thành phò tá bằng không ngôi hoàng đế cũng khó bảo vệ được. Xuất phát từ sự lo lắng đó, nên ông ta đã nghĩ ra một biện pháp để thử lòng các đại thần.
Một hôm ông ta dẫn một con nai vào cung điện, nói đây là một con tuấn mã hy hữu trong đời, mang đến để dâng cho hoàng đế. Tần Nhị Thế nghe qua liền cười to, nói:
- Thừa tướng sai rồi, tại sao lại xem con nai thành con ngựa được?
Triệu Cao vẫn giữ vẻ mặt trịnh trọng, nói:
- Tâu bệ hạ, thần không nói ngoa, đây đúng là một con ngựa tốt! Nếu bệ hạ không tin thì có thể hỏi các đại thần!

Nói tới đây Triệu Cao dùng ánh mắt uy nghiêm liếc qua các đại thần đang đứng ngay ngắn hai hàng, chừng như muốn nói: "Các ngươi hãy nói nghe thử, đây là nai hay là ngựa."
Tần Nhị Thế cũng bảo các đại thần bước tới xem kỹ. Các đại thần đều hiểu rõ dụng ý của Triệu Cao, cho nên họ cùng bước tới xem kỹ con nai, nhưng không có ai dám lên tiếng. Vì họ sợ nếu nói lỡ lời thì tai hoạ sẽ giáng xuống đầu ngay. Thế nhưng, cũng có một vài người xu nịnh, vô liêm sỉ, lén nhìn sắc mặt của Triệu Cao, rồi lên tiếng phụ hoạ:
- Đây đúng là một con ngựa tốt!
Cũng có những đại thần kiên quyết bảo đó là nai. Triệu Cao nhất nhất ghi nhớ trong lòng, và nhanh chóng sau đó đã tìm cớ để trừng trị những người dám nói đúng sự thật.
Sau khi đã sách hoạch kỹ lưỡng, Triệu Cao thấy thời cơ đã chín muồi nên chuẩn bị hành động. Lúc bấy giờ tin tức Chương Hàm giao tranh với Hạng Võ đang gặp bất lợi, cũng như tin tức Vương Ly bị bắt sống đã truyền về tới triều đình. là thừa tướng, Triệu Cao sợ Tần Nhị Thế sẽ bắt tội mình, nên giả bệnh không vào triều, đồng thời, hạ quyết tâm hành động cho nhanh. Ông ta cùng người con rể là Diêm Lạc đang giữ chức Hàm Dương Lệnh và người em trai là Triệu Thành bí mật bàn mưu kế làm chính biến:
- Bệ hạ không chịu nghe theo lời khuyên ngăn, mọi việc đang rất khẩn cấp, e rằng sẽ kết tội ta, nên ta muốn truất phế nhà vua đi để lập Tử Anh lên ngôi.
Diêm Lạc, Triệu Thành đều gật đầu cho là phải. Thế là họ bắt đầu hành động. Họ liên hệ với quan Cấm Vệ Lang Trung trong cung đình, bảo họ làm nội ứng, rồi la toáng lên là bà mẹ của Diêm Lạc bị trộm cướp bắt cóc, xuống lệnh cho Diêm Lạc dẫn binh đuổi bắt. Diêm Lạc dẫn ngoài một ngàn binh sĩ đột nhiên kéo tới bao vây Vọng Di Cung của Tần Nhị Thế, và không cần giải thích điều gì, ra lệnh dùng cung tên giáo mác giết chết Vệ Lệnh Bộc Xạ có nhiệm vụ canh gác tại cửa cung, rồi tiếp tục dẫn quân xông thẳng vào bên trong. Tất cả thị vệ và quan viên lớp bị giết, lớp bỏ chạy. Diêm Lạc liền xông thẳng vào hậu cung, bắn tên vào ngự trướng, Hồ Hợi giận dữ to tiếng gọi tả hữu thị tùng, nhưng bọn thị tùng đã bỏ chạy mất tăm mất dạng từ lúc nào. Tần Nhị Thế chạy đến Tẩm Cung, thì Diêm Lạc đuổi theo kịp. Hắn kể tội Tần Nhị Thế. Tần Nhị Thế hứa hẹn sẽ phong hầu cho Diêm Lạc để hắn tha thứ cho mình, nhưng Diêm Lạc hoàn toàn không nghe, ra lệnh cho tả hữu động thủ. Thế là Tần Nhị Thế không còn cách nào khác hơn là phải tự sát.

Đó là cuộc chính biến cung đình lần thứ hai do Triệu Cao làm ra. Năm 221 Tr. CN, ông ta đã từng cấu kết với Lý Tư để sửa chiếu thư của nhà vua tại Sa Khâu, giết chết Phù Tô và Mông Điềm, đưa Hồ Hợi lên nối ngôi. Mười bốn năm sau, Triệu Cao lại dùng thủ đoạn cũ, buộc Tần Nhị Thế Hồ Hợi phải tự sát. Kể từ khi vương triều nhà Tần thống nhất sáu nước, có thể xem Triệu Cao là một người có âm mưu và tham vọng không ai bì kịp, là một tay giỏi tạo ra những cuộc động loạn. Ông ta đã phá hoại sự yên ổn của xã hội, sát hại vô số người vô tội. Chỉ đáng tiếc là loại người đó không hề bị tiêu diệt, mà họ vẫn hoành hành ngang ngược trên vũ đài chính trị qua các triều đại, họ muốn làm gì thì làm, và tạo nên nhiều sự động loạn liên tiếp xảy ra trong lịch sử. Bọn người đó chỉ mang đến cho chúng ta những tai hoạ, và cái mà họ nhận được cũng chỉ là sự nguyền rủa và phỉ nhổ.
Cuộc tranh quyền nội bộ của vương triều nhà Tần cũng tạo nên những ảnh hưởng nhất định về mặt tâm lý đối với Chương Hàm, khiến ông ta giảm hẳn nhiệt tình chiến đấu, nhưng đối với Hạng Võ thì đây là cơ hội hiếm có. Trước hết cánh quân của Bồ tướng quân có nhiệm vụ ngăn chặn quân Tần rút lui về phía nam đã đụng độ với một bộ phận quân Tần. Bồ tướng quân xua quân tấn công mãnh liệt, khiến bộ phận quân Tần đó đã nhanh chóng bị đánh bại. Lúc bấy giờ đại quân của Chương Hàm cũng đang rút chạy về phía nam. Hạng Võ xua quân truy đuổi theo tới cùng, và ông đã đuổi kịp quân của Chương Hàm tại bờ sông Ô Thủy, một chi lưu của sông Chương Thủy. Thế là hai quân cùng dàn trận để sát phạt. Do quân của Chương Hàm chỉ lo bỏ chạy về phía nam, nên hoàn toàn không có sự chuẩn bị ứng chiến, trong khi đó quân của Hạng Võ đang tràn đầy nhuệ khí, cho nên trong trận đánh đầu tiên giữa đôi bên thì quân của Chương Hàm đã lâm vào tình trạng hỗn loạn. Sự chỉ huy của tướng lãnh hoàn toàn mất hiệu quả, còn binh sĩ không ai còn muốn đánh nhau nữa. Hạng Võ xua quân tung hoành ngang dọc, đi trước cả binh sĩ, đánh quân Chương Hàm tả tơi, khiến chúng hốt hoảng cùng bỏ chạy về Ân Khư ở phía nam. Quân Hạng Võ cũng vượt qua sông Chương, truy đuổi tới gần Ân Khư và đã hạ trại gần bên bờ sông Hoàn Thủy, cách doanh trại của Chương Hàm không xa về hướng đông bắc.
Cuộc chiến đấu tại phía nam Chương Thủy đã làm cho quân Tần do Chương Hàm chỉ huy bị đánh một đòn nặng nề có tính chất hủy diệt, khiến tướng sĩ của quân Tần hoàn toàn mất đi niềm tin trong cuộc chiến đấu. Bản thân Chương Hàm cũng cùng đường mạt lộ, nhận thấy ngoài cách đầu hàng thì không còn một con đường sống nào khác nữa, cho nên ông ta đã phái người đến doanh trại của Hạng Võ, nhắc lại ý định đầu hàng. Lần này ông ta không dám nêu ra điều kiện chi cả, vfi tình hình đã tới nước này rồi, ưu thế của ông ta đã mất, vậy cơ bản không còn tư cách để nêu ra điều kiện, mà chỉ bị động theo sự bố trí của quân Sở mà thôi. Ông chỉ lo ngại là với tính tình nóng nảy của Hạng Võ, không biết chừng bản thân mình là một hàng tướng cũng khó bảo toàn tính mệnh, cho nên trong thư xin đầu hàng ông ta một mặt dùng những lời lẽ khẩn thiết để chứng tỏ thành tâm muốn đầu hàng, một mặt khác cũng nói khéo là tự cổ chí kim không ai lại giết hàng tướng bao giờ. Một đạo quân chính nghĩa, một tướng lãnh có lòng dạ khoan dung thì nên noi theo tập quán của thời cổ, đối xử với hàng tướng cần có lòng nhân hậu.

Hạng Võ tiếp được thư xin đầu hàng, bèn cùng Phạm Tăng và một số tướng lãnh khác bàn bạc, sau đó đồng ý chấp nhận lời của Chương Hàm, hẹn ba hôm sau sẽ tiến hành nghi thức đầu hàng tại phía nam sông Hoàn Thủy, đồng thời ký kết minh ước, để chính thức tiếp nhận sự đầu hàng của quân Tần do Chương Hàm chỉ huy. Ba hôm sau, Hạng Võ khôi giáp chỉnh tề, tinh thần phấn chấn, cùng với Phạm Tăng và một số tướng lãnh khác như Hoàng Sở, Anh Bố, Quý Bố đến Ân Khư.
Địa phương này trước kia là đô thành của vương triều nhà Thương, đời vua Bàng Canh đã dời đô tới đây, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của vương triều nhà Thương. Đến đời Trụ Vương của nhà Thương thì bị mất nước, trước sau đã trải qua 273 năm. Bàng Canh khi vừa mới dời đô tới Ân thì dùng cỏ tranh để lợp nhà, về sau dần dần phát triển một đại đô thị thời cổ. Vương cung đời Ân nằm tại bờ nam của của sông Hoàn Thủy. Vương cung có quy mô rất lớn, rất sang trọng, sau khi nhà Châu tiêu diệt nhà Ân, thì đô thành của nhà Ân ngày càng trở nên hoang phế, chỉ còn là một di tích đổ nát cho nên mới gọi là Ân Khư. Trước kia Hạng Võ cũng từng nghe người chú là Hạng Lương nói, thời cổ kinh đô của nhà Ân rất phồn hoa, nhưng kinh đô này đã bị phá hủy dần dần. Ngày nay tại đây chỉ còn thấy lau sậy mọc um tùm, đó đây những bức tường đổ nát hết sức hoang vu. Cảnh tượng này làm cho Hạng Võ bất giác nghĩ rằng: vương triều nhà Thương là một triều đại cường thịnh, nhưng về sau đã bị vương triều nhà Châu tiêu diệt, sự phồn hoa trước kia của một vương triều đã tiêu tan. Như vậy đủ thấy mỗi triều đại đều có một thời hạn của nó, thời hạn đó dài hay ngắn hoàn toàn do ý trời. Hiện nay vương triều nhà Tần cũng đã sắp sửa đi tới chỗ kết thúc, thế thì, người tiêu diệt nhà Tần để thành lập mộ vương triều khác đó sẽ là vương triều gì/ Ông tự tin và nghĩ rằng đó chính là một nước Sở được phục hưng, đồng thời, cũng nghĩ tới chính mình. Ông cảm thấy trời cao sẽ giúp đỡ ông và chính bản thân ông cũng có năng lực để làm việc đó. Sau này nếu tién vào Hàm Dương thì nhất định sẽ quét sạch mọi thứ của vương triều này Tần, để Hàm Dương lại biết thành một Ân Khư thứ hai, rồi sau đó, ông sẽ dựa theo ý muốn của mình để xây dựng lên một vương triều và một đô thành mới.

Trong khi Hạng Võ còn đang suy nghĩ, thì bất giác cả đoàn người đã tới chỗ cử hành nghi lễ minh thệ. Nơi đây là một di chỉ xưa kia của cung điện nhà Ân, chân tảng của một cây cột đá, và chân tảng của một cây cột đồng vẫn còn thấy được rõ ràng, xung quanh là gạch ngói đổ nát. Giữa nền cung điện này có một nền đất trống và được dựng lên hai doanh trướng tạm bên ngoài doanh trướng có cắm mấy lá cờ, và có mấy chục binh sĩ đứng bảo vệ. Chương Hàm đích thân cùng Tư Mã Hân và một số tướng lãnh khác bước đến nghênh đón. Sắc mặt của Chương Hàm trông tái mét, đôi mắt lờ đờ giống như mấy đêm rồi không ngủ. Tinh thần của ông ta lụn bại đến cực điểm: tỉu nghỉu, buồn rầu, thất vọng, não nề, hoàn toàn không thấy khí thế cao ngạo oai nghiêm của một quan viên cao cấp của vương triều nhà Tần nữa. Ông ta biết thân phận của mình: một tướng lãnh bị đánh bại, một người bất hạnh đã mất hết sự cao quý và quyền thế vốn có.
Nghi thức đầu hàng được tiến hành trong bầu không khí khác nhau. Một bên là người thắng lợi đang hân hoan còn một bên là kẻ thất bại đang lo buồn. Hạng Võ hết sức đắc ý tiếp nhận thư đầu hàng do chính tay Chương Hàm trao đến. Ông cảm thấy phong thư đầu hàng này có một phân lượng rất nặng. Trong đó gồm có đến hai chục vạn binh lực của quân Tần! Trải qua bao nhiêu trận đánh đầy máu lửa, phải đổi bằng bao nhiêu cuộc đọ sức sống chết, để cuối cùng mới có thắng lợi ngày hôm nay. Quả thật là không phải dễ! Ông cũng nghĩ ngay tới máu tươi của ông nội là Hạng Yến, người chú là Hạng Lương đã thấm vào bức thư đầu hàng này. Ông không bao giờ quên món nợ máu đó!
Sau khi nghi lễ đầu hàng cử hành xong, hai mươi vạn đại quân của Chương Hàm đều sáp nhập vào quân của Hạng Võ, như vậy là quân Tần do Chương Hàm chỉ huy đã được giải thể triệt để. Đến đây thì quân Tần đã từng nuốt chửng vùng Quan Đông, thống nhất lục quốc, không có trận nào mà không thắng, đã bị nghĩa quân anh dũng của Hạng Võ khuất phục. Chương Hàm gặp riêng Hạng Võ, bùi ngùi rơi lệ, kể lại Triệu Cao đang muốn hãm hại ông ta. Hạng Võ không khỏi cảm động, cho nên sự đồng tình đã thay thế cho lòng báo thù. Ông phong Chương Hàm là Ưng Vương, gia nhập quân Sở, và phong cho Trưởng Sử Tư Mã Hân làm Thượng tướng quân, chỉ huy quân Tần vừa đầu hàng, để tiếp tục hành quân về phía tây vào đất Tần.
Việc đánh bại và bức hàng quân Tần do Chương Hàm chỉ huy là thành tích huy hoàng nhất của Hạng Võ. Cuộc chiến đấu này đã thể hiện ông là một vị anh hùng, một nhà quân sự có tài năng hơn hẳn mọi người. Cho nên ông đã trở thành người có công lao lớn nhất, kế thừa Trần Thắng, Ngô Quảng trong cuộc chiến tranh tiêu diệt nhà Tần. Do đòn đánh mạnh của Hạng Võ, khiến quân Tần đã mất một đạo quân có tích cơ động chủ yếu nhất về mặt chiến lược của nhà Tần. Lực lượng quân sự của nhà Tần cơ bản đã tan rã, thành Hàm Dương của triều đình họ Doanh đến đây chỉ còn hơi thở thoi thóp và chờ đợi một tai hoạ to lớn không tài nào tránh khỏi.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét