Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Lã Bất Vi 9

Trang 9 trong tổng số 35

Chương 5

CON TIN DỊ NHÂN
Hàm Dương, thành đô nước Tần. Đây là thành ấp bắt đầu được xây dựng vào năm mười hai đời Tần Hiếu Công. Vì phía Nam có núi Li Sơn, phía Bắc có sông Vị Thuỷ, núi nước đều hướng về phía mặt trời nên tên cổ gọi là: “Hàm Dương”. Chữ Hàm có nghĩa là đô thành, là đều tất cả.
Nước Tần đã định đô ở đất Ung và Lạc Dương nhưng vị trí và quy mô đô thành không thể sánh nổi với Hàm Dương. Hàm Dương gần sông Vị Thuỷ. Những con đường lớn trải dài dọc theo hai bờ Đông – Tây. Một dòng nước xanh mềm mại chảy uốn quanh trong thành phố. Men theo bờ sông là những toà vương phủ nguy nga và nhà cửa san sát của dân thường. Mấy con đường lớn phân thành phố thành những khu đối xứng như khu nhà của các quan, của dân và khu chợ. Người Tần làm nông nghiệp, lấy pháp luật trị quốc. Cảnh tú ở Hàm Dương cũng thể hiện rõ điều này. Ta thường nhìn thấy nam nữ Tần ăn mặc giản dị, vác cày cuốc đi trên đường. Trong chợ, ngoài những sản vật của sáu nước xunh quanh, nhiều nhất là trâu bò béo tốt phục vụ cho nghề nông, rồi gà chọi, chó săn, gia súc gia cầm, trống kèn, đàn sáo rất ồn ào náo nhiệt, không hề giống như Hàm Đan, Lâm Tri, Bộc Dương hay Dương Địch. Con gái trang điểm nhẹ nhàng, cử chỉ khoẻ khoắn khác hẳn với vẻ tô son điểm phấn, phiêu du thanh thoát như con gái nước Triệu. Trên đường, người ngựa đi lại tấp nập, đan xen như mắc cửi. Hai bên đường là vô số những cửa hàng, quán trọ, hàng trà, tiểu lầu, khách điếm… đây thường là nơi tập trung của thương nhân, người từ nước khác đến.
Trong toàn thành Hàm Dương, Chương Thái cung nguy nga hoành tráng hơn cả. Chiêu Tương Vương Doanh Tắc văn võ song toàn, đến hơn sáu mươi tuổi mà đã già nua ốm yếu. Mỗi lúc lâm triều, khệ nệ bưng chiếc đai lưng khảm thiều châu ngọc lung linh. Trong các vua nước Tần, đây là vị vua sống lâu và nắm quyền binh dài nhất. Nắm quyền chấp chính đã năm mươi sáu năm mà đến bảy mươi tư tuổi vẫn chưa đành lòng xuôi về nơi an nghỉ.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Người hầu trong cung Hiếu Văn Vương Trang Tương Vương đều nhớ rõ hình ảnh Chiêu Tương Vương trai tráng anh hùng hoạt bát như thế nào.
Vương trưởng thành cao lớn đường bệ, tiếng nói sang sảng như chuông. Mỗi lần cầm quân đánh giặc trở về, không biết mệt mỏi vẫn luyện tập cung nỏ, mũi tên bắn ra bách phát bách trúng. Tiếp đãi chư hầu, có thể uống liền hơn mười vò rượu không say. Chốn hậu cung, đêm đêm có thể ngự lãm một lúc vài thiếu nữ. Sau cuộc mây mưa, ai cũng khai hoa nở nhuỵ.

Thế nhưng hôm nay lại khác hẳn, Chiêu Tương Vương đang cảm thấy lực bất tòng tâm. Trước mắt vương đang khó xử bởi việc phái con tin đến nước Triệu. Ông có hai mươi ba đứa cháu có thể thoải mái chọn lựa nhưng phái ai đi đến Triệu thật khiến ông đứng ngồi không yên, suốt đêm không ngủ.
Con tin trước thời Xuân Thu dùng làm vật tin lấy lòng quỷ thần. Khi Chu Vũ Vương bị ốm, Chu Công Đản phụ tá của Vũ Vương lập đàn tế trời cầu mong cho Thiên tử khỏi bệnh rồi lấy mình làm vật tín. Nhưng đem người làm con tin giữa các nước chỉ bắt đầu từ thời Chu Thiên Tử, Vương muốn giữ chữ tín với Trịnh Vũ Công, đã phái con mình sang nước Trịnh làm tin. Lần trao đổi với nước Trịnh ấy đã làm cơ sở cho việc làm con tin giữa các nước chư hầu thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Thời Xuân Thu, các chư hầu rất trọng chữ tín, việc đổi người không nhiều, con tin ở các nước rất an toàn, không có gì nguy hiểm. Nhưng đến thời Chiến Quốc, chư hầu luôn bội tín, nhân nghĩa đức tín chỉ như gió thoảng mây bay. Vì thế, việc phái con tin ngày càng nhiều, con tin đến nước chư hầu đều rất nguy hiểm. Người làm con tin có thểlà Thái tử hoặc Công tử, cũng có cháu của vua hoặc quan đại thần. Những người này khi ở trong nước đều được tôn kính, sống giàu có sung sướng, liệu ai can tâm đến nước khác mà hứng lấy gian khổ hiểm nguy? Vì thế họ đều xem việc đi làm con tin như một đại hoạ, tất cả đều sợ hãi như thú bị dồn tới bước đường cùng.
Phái đứa cháu nào đến nước Triệu làm tin đây? Chiêu Tương Vương sau khi thao thức mấy đêm liền gọi thái tử An quốc dân Doanh Trụ đến trước điện, nghiêm giọng nói: “Ngô nhi, nước Triệu đã đồng ý với phụ vương không kết giao với Hàn, không phụ giúp lương thảo, binh khí nhưng tất nhiên phải có điều kiện, phái một vương tôn đến Hàm Đan, con hãy chọn trong số hơn hai mươi nhi tử lấy một người đến đó.
Đây là vấn đề khó khăn, Doanh Trụ không đồng ý với quyết định này liền tìm cớ thoái thác: “Đây là chuyện lớn, xin phụ vương nghĩ kỹ lại”. Nghe con nói như vậy, Chiêu Tương Vương sa sầm nét mặt nói: “Ta đến tuổi xưa nay hiếm, sắp đến lúc sức tàn lực kiệt, không bao lâu nữa sẽ nhường ngôi cho con, con cũng nên quen dần với việc triều chính, xử lý đối đáp việc chính sự trong ngoài, không nên lúc nào cũng đắm mình trong đam mê tửu sắc.”
Doanh Trụ ấm ức nhìn Chiêu Tương Vương trong lòng tự nhủ: “Con đã cao tuổi như thế này, chẳng có việc gì làm, không tìm khoái lạc chốn hậu cung thì biết làm việc gì?”

Doanh Trụ ấm ức, không nghe. Chiêu Vương Thái tử không phải là Doanh Trụ mà là Doanh Diệu. Doanh Diệu sức khoẻ ốm đau, sớm yểu mệnh nên Doanh Trụ được lập làm Thái tử. Có một chút tài năng Doanh Trụ muốn đem ra thi thố, đăng vị ngôi báu, trị sự quốc gia. Nhưng Chiêu Tương Vương tuổi cao song sức còn tráng kiện, Doanh Trụ đã hơn 40 mà Chiêu Tương Vương vẫn còn trong cung Chương Thái phê chuẩn tấu biểu, tiếp đãi sứ giả. Thái tử nước khác đến tuổi này đã tự mình nắm giữ ngôi cao vậy mà Doanh Trụ đã qua tuổi “bất hoặc” (không mê muội) mà Chiêu Vương vẫn không có dấu hiệu của tuổi già. Doanh Trụ biết cái ngày đăng đài của mình còn quá xa vời, đành đắm mình trong truỵ lạc với đám cung nhân, trong hậu cung có không biết bao nhiêu mỹ nữ đã qua tay Doanh Trụ. Thái giám và kẻ hầu trong hậu cung biết rằng, ngay cả bậc đá hay ngọn đèn cũng quen thuộc bước chân Doanh Trụ. Doanh Trụ có 23 con trai, 20 con gái, từ đám con đông đảo ấy có thể tưởng tượng được thời gian và công sức mà Doanh Trụ dành cho hậu cung là lớn như thế nào.
Chiêu Tương Vương nhìn thấy Doanh Trụ có vẻ chần chừ liền hối thúc: “Chuyện này gấp lắm rồi, con phải mau chóng quyết định đi!” Doanh Trụ liếc nhìn Chiêu vương hỏi: “Thế phụ vương định chọn ai?” Chiêu Vương khoát tay nôn nóng: “Con tự quyết định đi, chọn ai báo cho ta một tiếng!”
Thấy phụ vương có vẻ bực bội, Doanh Trụ vội vã cáo từ, quay về Loan Minh, nơi có phu nhân Hoa Dương yêu dấu của mình.
Lúc đó, Hoa Dương phu nhân cùng với anh là Hoa Dương Quân đang nóng lòng chờ Doanh Trụ quay lại. Hoa Dương còn sai người hầu là Tiểu Song ra tận cửa đón trông. Vì gần đây nước Tần đánh nhau với nước Sở, thu được Kinh Thành. Kinh Thành là đất phồn hoa, rất nhiều công tử vương tôn muốn Kinh Thành là thực ấp của mình. Hoa Dương Quân qua em mình muốn xin Chiêu Tương Vương ban cho Kinh Thành làm thực ấp. Vừa ngồi nói chuyện với Doanh Trụ và chị em Hoa Dương thì có người đến báo Chiêu Vương cho triệu Thái tử. Chị em Hoa Dương nhân cơ hội, càng cố xúi giục Doanh Trụ nói xin Chiêu Tương Vương.

Trong đám cung nga nơi hậu địên, Doanh Trụ sủng ái nhất là Hoa Dương phu nhân. Nàng chưa đầy 30 tuổi, có sắc đẹp lộng lẫy. Dáng người yểu điệu, da trắng như ngà ngọc. Nét mày như liễu, đôi mắt hồ thu hút hồn người khác. Gò má cao ửng hồng như trái đào chín mọng, gợi bao vẻ xuân tình. Nàng có thể chiếm vị trí số một trong cung vàng không chỉ vì là mỹ nhân khuynh quốc, nàng còn là cháu gái của Tuyên Thái hậu. Tuyên Thái hậu vốn là người nước Sở, tên là Mễ Bát Tử. Tuy không là chính cung hoàng hậu của Huệ Văn Vương nhưng vì sinh hạ ra Chiêu Vương Doanh Tắc mà được hiển quý. Sau khi Huệ Văn Vương chết, Doanh Tắc còn nhỏ nên Thái hậu nhiếp chính. Lúc bà nắm quyền mười mấy năm, họ Mễ trở thành đại gia có thế lực trong triều. Nguỵ Nhiễm làm tướng quốc, hai anh em khác cũng được phong hầu bái tướng. Cho dù sau này Thái hậu bị phế truất, Nguỵ Nhiễm bị bãi chức thì họ Mễ vẫn có ảnh hưởng không thể thay thế trong vương triều Tần.
Hoa Dương phu nhân sau khi trở thành Thái tử Phi thì anh là Dương Hoa Quân cũng được thơm lây, trở thành tướng quân thống soái mười mấy vạn đại quân.
Thấy Doanh Trụ thẫn thờ trở về, anh em Hoa Dương đồng thanh hỏi: “Thế nào, đại vương ngài có đồng ý không?”
Doanh Trụ thở dài nói: “Việc xin kinh thành làm lạc ấp của Hoa Dương quân, ta chưa có cơ hội nói với phụ vương”
Hoa Dương phu nhân hỏi: “Thế phụ vương năm lần bảy lượt triệu kiến ngài có việc gì thế?”
Doanh Trụ nói: “Mọi người đều biết ta với nước Hàn giao chiến, phụ vương sợ Hàn Triệu liên minh, không muốn Triệu giúp Hàn binh khí, lương thực, Triệu vốn đồng ý nhưng muốn ta phải phái người đến Triệu làm con tin”.
“Thế đại vương bảo ai?” Hoa Dương quân hỏi.
“Muốn bảo ai thì người ấy đi” Hoa Dương phu nhân nói thờ ơ.

Cho dù Thái tử suốt ngày quanh quẩn bên nàng nhưng Hoa Dương phu nhân vẫn giữ được dáng người thon gọn. Vì chưa có con nên giọng Hoa Dương rất lạnh nhạt.
Doanh Trụ nghe Hoa Dương liền nói: “Phái ai đi? Nàng bảo ai cũng được?”
Hoa Dương phu nhân mặt lạnh như tiền, cười nhạt: “Thiếp không phải là phụ vương, làm sao dám nói ai đi hay không? Thiếp bảo thái tử điện hạ đi, bảo Hoa Dương quân đi, bảo Tiểu Song đi?” Nói xong, Hoa Dương phu nhân đưa mắt nhìn mọi người.
Doanh Trụ vội nói: “Phụ vương bảo ta tìm một nhi tử. Bảo ta quyết cũng không phải là bảo nàng quyết hay sao?”
Hoa Dương phu nhân và Hoa Dương quân kinh ngạc thốt lên: “Cho Thái tử điện hạ quyết định à?”
Doanh Trụ nói : “Đúng vậy”
Hoa Dương phu nhân đảo mắt nhìn quanh rồi bảo nữ tỳ Tiểu Song: “Ngươi ra ngoài trước đi!”
Tiểu Song đáp dạ, lui ra.
Hoa Dương phu nhân và Hoa Dương quân đưa mắt nhìn nhau rồi nói: “Thái tử điện hạ, người xem nên phái công tử nào đi”.
Doanh Trụ nói: “Ta cũng chưa có chủ ý”
Hoa Dương phu nhân mượn dịp nói: “Thế thì chọn con cả của ngài là Tử Hề đi, nó không muốn làm thái tử sao? Đây là lúc tạo tiền đề vì nước mà hiến thân!”
Hoa Dương quân cũng tiếp lời: “Phạm Thư, Đỗ Thương hay đưa chuyện, có gì không hay lại sai Từ Hề đi gặp đại vương, để Từ Hề đi, xem hai người ấy còn chọc gậy bánh xe nữa không”.
Phạm Thư là tướng quốc. Đỗ Thương cũng đảm nhiệm chức trọng thần, lại là thầy dạy của Tử Hề - con trưởng của Doanh Trụ. Một mặt họ gia sức hạn chế quyền lực của gia tộc họ Mễ, một mặt nỗ lực cho việc lập Tử Hề làm thái tử, trở thành người kế vị của Doanh Trụ. Vì thế chị em Hoa Dương với họ không thể đội trời chung.

Doanh Trụ hiểu rõ là chuyện trong cung có quan hệ rất phức tạp, tuy Vương sủng ái Hoa Dương nhưng cũng không muốn gây thù oán với Phạm Thư, Đỗ Thương.
Hoa Dương phu nhân lại càng hối thúc: “Thái tử điện hạ, người quyết định cho Từ Hề đi, vì quốc gia mà đứng mũi chịu sào, đảm nhiệm trọng trách này!”
Hoa Dương quân cũng nói: “Thái tử điện hạ, đây cũng là lý do chính đáng để công bố giữa triều chính”.
Doanh Trụ chần chừ nói: “Để ta xem xét kỹ!”
Bóng hình nhỏ nhắn của Tiểu Song trong đêm như tấm lụa mỏng lặng lẽ đi về hướng phủ tướng quốc.
Hoa Dương phu nhân bảo Tiểu Song lui nhưng cô gái xinh đẹp này thực ra không quay gót, cô nép ở cửa nghe trọn câu chuyện của Doanh Trụ và chị em Hoa Dương. Nhớ lại ban đầu, Tiểu Song vốn là người nước Sở bị bắt sang Tần làm nô tỳ, phải làm công việc phục dịch quét dọn trong cung vô cùng cực khổ. Một lần, tướng quốc Phạm Thư thấy cô gái nhỏ nhắn xinh đẹp làm việc vất vả, bèn động lòng thương gọi cô đến và nói: “Còn nhỏ như cô mà phải kiếm sống khổ cực, cô tên là gì?” Tiểu Song quỳ xuống thi lễ rồi kể cho Phạm Thư nghe về thân phận của mình. Phạm Thư nói: “Từ nay cô không phải làm công việc khổ cực như thế nữa, hãy đến cung Thái Tử phi làm người hầu ở đó!” Tiểu Song vô vàn cảm tạ chịu ơn, Phạm Thư dặn dò: “Ở cung Thái tử phi nghe hoặc nhìn thấy việc gì lạ, lập tức bí mật đến phủ tướng quốc báo ngay cho ta”. Tiểu Song tâm niệm ghi nhớ, cô biết việc gì cần gấp rút báo với Phạm Thư. Tiểu Song đến Loan Minh Các, lúc đầu chỉ ở vườn hoa, chăm sóc cây cỏ, nhưng vì chịu khó lại nhanh nhẹn nên sớm được Hoa Dương để ý và cho vào cung làm người hầu tâm phúc của mình.
Tiểu Song đến phủ tướng quốc, mau chóng đến thư phòng gặp Phạm Thư đang ngồi đọc sách.
Vị tướng quốc nước Tần quyền cao chức trọng, râu tóc đã điểm bạc, mắt hằn nét chân chim. Nghe Tiểu Song nói, thốt lên một tiếng “À”. Xem qua thì biết đây là người đầy mưu sâu kế hiểm. Ông bảo người nhà mang vài lạng bạc tới thưởng cho Tiểu Song và nói: “Mau về đi!”.
Tiểu Song đi khỏi, ông không kịp mặc quan phục, một mình một ngựa đi đến Tử Hề.
Phạm Thư vốn là người nước Nguỵ, thông hiểu thi thơ lễ nhạc, chí lớn ngút trời. Phạm Thư đi du thuyết ở các nước chư hầu, ý muốn giúp việc cho vua Nguỵ nhưng vì nhà nghèo, không có gì để làm vốn đành phải giúp việc cho trung đại phu nước Nguỵ - Tu Giả.
Một lần Tu Giả vâng lệnh Nguỵ Chiêu vương đi sứ nước Tề, Phạm Thư cũng đi theo. Hai người ở Tề mấy tháng vẫn không có kết quả gì. Vua Tề Vương nghe nói Phạm Thư có tài biện luận, bèn sai người biếu 10 cân vàng cùng thịt bò và rượu. Thư từ chối không dám nhận. Tu Giả biết được giận lắm, cho rằng Thư được những tặng phẩm ấy là đem những điều bí mật của nước Nguỵ nói ra với Tề nên sai Thư nhận rượu, thịt và đem vàng trả lại. Sau khi về nước, Giả giận Thư nên đem nói với tướng quốc nước Nguỵ là Nguỵ Tề. Nguỵ Tề cả giận, sai môn hạ lấy roi đánh Thư. Đánh gãy xương sườn, rụng răng. Thư giả vờ chết, bị người ta lấy chiếu bó lại bỏ trong nhà xí. Khách uống rượu thịt no say, thi nhau đái lên người Thư, cốt làm nhục Thư để răn dạy những người sau đừng nói bừa bãi.
Thư nằm trong chiếu nói với người giữ nhà xí: “Nếu ông có thể đưa tôi ra thì thế nào tôi cũng hậu tạ”.

Người nước Nguỵ là Trịnh An Bành biết Phạm Thư là người có tài bèn cứu. Phạm Thư chạy trốn rồi đổi tên là Trương Lộc. Lúc bấy giờ Tần Chiêu Vương sai người yết giả là Vương Kê sang Nguỵ, Trịnh An Bành giả làm lính hầu hạ Vương Kê, tiến cử Phạm Thư. Vương kê nhìn thấy Phạm Thư nói chưa hết buổi, biết Phạm Thư là người giỏi. Sau khi quay về Hàm Đan tiến cử với Tần Chiêu Tương Vương, vua Tần gặp Phạm Thư cùng nhau bàn chuyện thiên hạ, thấy Phạm Thư là người mưu lược tài giỏi, phong ông làm tướng quốc, Phạm Thư sau khi thành tướng quốc, hoạch định chính sách, chiến lược trị quốc, tăng cường luật pháp làm cho nước Tần ngày càng trở thành hùng mạnh.
Phạm Thư làm tướng quốc vẫn lấy tên là Trương Lộc. Nước Nguỵ không biết cho rằng Phạm Thư đã chết từ lâu. Vua Nguỵ nghe tin vua Tần đem quân sang đánh hai nước Hàn Nguỵ, sai Tu Giả đến nước Tần cầu hoà. Phạm Thư nghe vậy, cải trang mặc quần áo lam lũ, đi bộ đến nhà khách yết kiến Tu Giả. Giả thấy Thư liền kinh ngạc hỏi: “Phạm Thư, ngươi vẫn chưa chết sao?” Phạm Thư đáp: “Phải!” Tu Giả cười hỏi: “Ngươi đến nước Tần làm thuyết khách phải không?” – “Thưa không. Trước đây Thư có tội với tướng quốc nước Nguỵ, cho nên bỏ trốn đến đây, đâu dám làm thuyết khách?” “Nay ông làm việc gì?” “Tôi làm thuê cho người ta”. Tu Giả trong lòng thương hại, giữ lại cùng ăn cơm và nói: “Ngươi có biết tướng quốc nước Tần là Trương Lộc không? Nghe nói ông ta được nhà vua yêu quý, việc trong thiên hạ đều do thừa tướng quyết định. Nay việc của tôi phụ thuộc vào Trương quân. Ngươi giúp ta gặp tướng quốc được không?”
Phạm Thư nói: “Ông chủ của tôi quen biết ông ta nên tôi có thể bái yết. Thư này xin giúp ông gặp Trương quân”.
Phạm Thư về lấy xe tứ mã đưa cho Tu Giả, đánh xe đưa vào tướng phủ. Trong phủ mọi người nhìn thấy tướng quốc đều ẩn nấp, trốn lánh. Tu Giả thấy làm lạ. Đến cửa nhà thừa tướng, Phạm Thư nói với Tu Giả: “Ông chờ một lát để tôi vào báo trước”.
Tu Giả ngồi ngoài đợi hồi lâu vẫn không thấy Phạm Thư bèn hỏi người môn hạ: “Phạm Thư không ra là tại sao?”. Người môn hạ nói: “Không có ai là Phạm Thư cả. Người mà ông cùng đi xe là tướng quốc Trương Lộc của chúng tôi”.
Tu Giả cả kinh biết mình bị lừa, bèn cởi trần đi bằng đầu gối, nhờ người môn hạ vào xin tha tội. Bấy giờ Phạm Thư bày màn trướng nghiêm chỉnh, kẻ hầu người hạ rất đông, Tu Giả cúi đầu nói: “Tôi không ngờ ngài có thể tự mình lên tới mây xanh. Tôi phạm tội đáng chết. Từ nay không dám đọc sách thiên hạ, bàn việc thiên hạ nữa. Giả có tội phải bỏ vào vạc nước sôi, cúi xin ngài đuổi đến nơi man rợ, sống chết tuỳ ngài định đoạt”.
Phạm Thư không giết Tu Giả, đem chuyện kể với vua Tần, xin thả Giả về Nguỵ quốc. Tu Giả tới từ biệt Phạm Thư, Phạm Thư bày tiệc lớn, mời sứ giả các nước chư hầu đến dự. Bắt Tu Giả ngồi dưới thềm, sai người đặt máng ngựa ăn trước mặt, sai hai tội nhân bị chạm vào mặt đứng hai bên, cảnh tượng y như người ta cho ngựa ăn vậy.
Phạm Thư nói với Tu Giả: “Ngươi về quê nói với vua Nguỵ, mau mang đầu Nguỵ Tề tới đây. Nếu không ta sẽ làm cỏ thành Đại Lương”.
Tu Giả trở về báo với Nguỵ Tề. Nguỵ Tề sợ hãi, trốn đến nước Triệu, ở nhờ Bình Nguyên Quân.
Tần Chiêu Vương biết chuyện, muốn báo thù cho Phạm Thư, giả vờ viết một bức thư đưa cho Bình Nguyên Quân: “Quả nhân biết ngài là người cao nghĩa, muốn ngài làm bạn áo vải, nếu may mắn được ngài tới, xin uống rượu với ngài mười ngày”.
Bình Nguyên Quân sợ Tần, vả lại cũng cho là phải bèn đến Tần yết kiến Chiêu Vương. Chiêu Vương cùng Bình Nguyên Quân uống rượu mấy ngày rồi nói với Bình Nguyên Quân: “Xưa Chu Văn vương được Lũ Thượng cho làm Thái công. Tề Hoàn Công được Quản Di ngô cho làm trọng phụ. Phạm Quân cũng là bậc thúc phụ của quả nhân, kẻ thù của thúc phụ ở nhà ngài, xin cho người về lấy đầu hắn đem lại đây, nếu không ta không cho ngài qua cửa ải!”.
Bình Nguyên quân nói: “Tuy mình sang nhưng kết bạn với người là người không quên cái nghĩa lúc mình còn thấp hèn. Tuy mình giàu nhưng chơi với người ta là không quên cái lúc mình nghèo túng. Nguỵ Tề là bạn của tôi, nếu ở nhà tôi, tôi nhất định không đem ra nộp, lại rằng ông ta không ở nhà tôi”.
Chiêu Vương đưa thư cho vua Triệu nói: “Em trai của nhà vua ở Tần, kẻ thù của Phạm Thư là Nguỵ Tề hiện đang ở Bình Nguyên Quân. Nhà vua mau sai người đem đầu hắn đến đây, nếu không ta sẽ đem binh đánh Triệu, không cho em nhà vua qua ải đâu”.

Triệu Hiếu Thành vương xem xong thư cả kinh, đem binh lính đến vây nhà Bình Nguyên Quân rất gấp, đang đêm Nguỵ Tề trốn ra, ra mắt tướng quốc nước Triệu là Ngu Khanh. Ngu Khanh xem chừng không can nổi vua, bèn cởi ấn tướng quốc, cùng Nguỵ Tề bỏ trốn. Nghĩ không thể trốn tránh ở nước chư hầu nào bèn chạy về Đại Lương muốn nhờ Tín Lăng quân để chạy sang nước Sở. Tín Lăng quân nghe tin, sợ Tần, do dự chưa quyết, bèn hỏi: “Ngu Khanh là người như thế nào?”
Hầu Doanh bên cạnh nói: “Con người không dễ biết hết. Biết người cũng không phải là dễ. Ngu Khanh đi giày rơm, mang ô đi yết kiến vua Triệu lần thứ nhất, được thưởng một đôi thạch bích, một trăm cân vàng. Lần thứ hai được phong làm Thượng Khanh. Lần thứ ba được cử làm Tướng quốc, phong vạn hộ hầu. Trong thiên hạ đua nhau muốn biết ông ta. Thế mà khi Nguỵ Tề cùng khốn đến nhà ông ta, Ngu Khanh không dám cho tước lộc là tôn quý, cởi ấn tướng cùng Ngụy Tề trốn chạy. Công tử, người nói xem. Ngu Khanh là người như thế nào?”
Tín Lăng quân nghe xong cả thẹn, sai người ra ngoại thành nghênh đón. Nguỵ Tề nghe nói Tín Lăng quân lúc đầu ngại đón mình nên cả giận tự đâm cổ chết. Vua Triệu nghe tin, lấy đầu của Tề đưa cho vua Tần. Tần Chiêu Vương cho Bình Nguyên quân về nước.
Chiêu vương rất thân cận và gần gũi với Phạm Thư, cho phép ông được đánh xe ra vào cung vương.
Tử Hề là con cả của An Quốc quân, năm nay tuổi đã trưởng thành. Tử Hề không giống kẻ phàm nhân tục tử, không dễ để người khác biết được suy nghĩ tâm sự của mình. Hình dung oai phong, hiên ngang khí phách. Vẻ ngoài luôn như ngây dại nhưng tâm trí rất sâu xa. Tuy cả ngày trong phòng đọc sách nhưng không hề hứng thú với chuyện cay đắng cuộc đời. Thi thơ lễ nhạc giúp Tử Hề hiểu rằng trong cung đình luôn xảy ra tranh đoạt tước quyền. Tử Hề cảm thấy rằng, quan tước mê hoặc con người giống như bông hoa hồng, tuy đầy sắc hương nhưng cũng lắm gai nhọn. Muốn thưởng hoa phải cầm cả hai tay, hoa mới không gây đau đớn. Tử Hề muốn sớm trở thành thái tử của An Quốc quân, mau chóng gánh vác việc thiên hạ, lại có tướng quốc Phạm Thư ủng hộ. Tuy nhiên bên cạnh cha luôn có người đẹp Hoa Dương sớm hôm kề cận, lời nói xúc xiểm, thêm Vũ An quân Bạch Khởi quyền cao chức trọng, tấn cử Dị Nhân trước mặt vua Tần, nói Dị Nhân trí dũng song toàn, trí tài tuyệt đỉnh, không ai sánh bằng, lại nói sợ trở thành thái tử của An Quốc quân. Tử Hề căm giận xiết bao những con người ấy.
Người hầu trong phủ Tử Hề thấy tướng quốc quần áo xộc xệch, tự đánh xe tới phủ, biết có chuyện chẳng lành. Đến phủ, tướng quốc sửa sang quần áo, gấp rút vào thư phòng gặp Tử Hề. Nhìn bộ dạng Phạm Thư, Tử Hề bíêt xảy ra chuyện lớn. Phạm Thư thấy Tử Hề và thái phụ Đỗ Thương, bèn đem chuyện anh em Hoa Dương muốn Tử Hề tới nước Triệu làm con tin một lượt.
Tử Hề hỏi: “Chẳng phải vua cha không đồng ý sao?”

Phạm Thư nói: “Bây giờ An Quốc quân chưa có chủ ý gì nhưng ngài cũng biết, Hoa Dương phu nhân nói sao thì An Quốc quân theo vậy mà”. Đỗ Thương nói: “Phạm tướng quốc, ngài tiến cử với đại vương một vương tôn khác, như vậy sẽ sớm thoát khỏi chuyện này”.
Phạm Thư nói: “Đại vương không muốn tốn công phí sức đã để cho An Quốc quân quyết định chuyện này”.
Tử Hề nói: “Để ta đi? Như thế có quá lắm không? Hai mươi ba con trai tất cả đều hưởng phúc lộc phú quý vinh hoa, tại sao lại chọn ta?”
Đỗ Thương nói: “Mọi người có thể viện lý do ngài là con trưởng”.
Tử Hề nói: “Con trưởng lớn lên làm thái tử, lẽ nào định không cho ta được thế sao?”
Phạm Thư nói: “Tình hình này không nên oán trách hay đổ lỗi cho ai. Chúng ta nên nghĩ kế chu toàn không để Tử Hề tới Hàm Đan làm con tin nước Triệu”.
Tử Hề nói: “Tôi ăn không ngon, ngủ không yên, hay thoái thác ốm đau mấy tháng cho yên chuyện?”
Đỗ Thương lắc đầu: “Ngài cáo ốm, người ta bảo là ngài trốn tránh, sai thái y đến thăm bệnh thì vỡ lở mọi chuyện!”.
Phạm Thư đi đi lại lại trong thư phòng và hỏi: “Hôm nay là ngày bao nhiêu?” “Hôm nay là ngày 19 tháng 6, tướng quốc không nhớ sao?” Đỗ Thương cảm thấy vì chuyện con tin đã làm cho Phạm Thư bấn loạn tâm trí. Phạm Thư bấm tay phấn khởi: “Phải, hôm nay là ngày 19, sau bảy ngày là ngày 26”.
Tử Hề và Đỗ Thương thấy vị tướng quốc túc trí đa mưu bộ dạng như vậy biết Phạm Thư có chủ ý rõ ràng.
Phạm Thư sung sướng nói: “ngày 26 tháng 6 là ngày sinh nhật của vua Sở là Khoảnh Tương Vương. Nếu ta nhớ không nhầm, năm nay ông ta 52 tuổi. Ngày ngày 2 năm về trước, ta là sứ thần Tần quốc đến chúc thọ ông ta”.
Đỗ Thương nói: “Tướng quốc đại nhân, lúc này nước sôi lửa nóng lại còn nhớ tới ngày sinh của vua Sở hay sao? Thật là không đúng lúc chút nào!”
Phạm Thư nói: “Thái phụ, cứ theo như chuyện này, bảo Tử Hề viết thư cho Khoảnh Tương Vương, nói với vua Sở rằng Tử Hề rất muốn đến chúc thọ Tương Vương vào ngày 26 nhưng chưa có lời mời của đại vương nên không dám thất lễ. Nhất định Tương Vương sẽ phái người tới mời Tử Hề. Tương Vương và An Quốc quân là chỗ tình thân, nhất định vì việc chúc thọ này mà phái người khác đến Hàm Đan làm con tin.”
Đỗ Thương vô cùng thán phục: “Quả là diệu kế! Tử Hề thay mặt nước Tần tới chúc thọ Tương Vương, tránh việc đến Hàm Đan, thật nhất cử lưỡng tiện”.
Đỗ Thương theo kế Phạm Thư, đọc thư để Tử Hề viết đưa tới vua Sở. Ngày hôm sau bèn phái một viên Tả Đồ nắm công việc trong cung thất mang thư diện kiến Chiêu Tương Vương, mời Tử Hề đến Sính Đô tham dự tiệc mừng thọ vua Sở Khoảnh Tương Vương. Chiêu Vương đem quốc thư của nước Sở giao cho Phạm Thư xử lý việc này.
Phạm Thư tiếp quốc thư, trong bụng mừng thầm. Sự việc đã bộc lộ rõ kết quả mà ông dự liệu. Ông cầm quốc thư, mặt mày rạng rỡ, cùng Tử Hề đến từ biệt An Quốc quân Doanh Trụ.
Doanh Trụ mấy hôm nay cùng Hoa Dương phu nhân cân nhắc xem rút cục phái công tử nào tới Hàm Đan.
Phạm Thư mang quốc thư của Sở Vương đến trước mặt Doanh Trụ lắc lư nói: “Đại vương đã ân chuẩn để Tử Hề đi sứ nước Sở” Tử Hề mừng ra mặt, cúi đầu thi lễ nói: “Hài nhi cung kính từ biệt phụ vương và vương phi nương nương”. Hoa Dương phu nhân không nén nổi tình cảm hỏi: “nói như vậy, Tử Hề không thể đến Hàm Đan làm con tin được sao?”

Phạm Thư không hề giữ ý nói: “Tử Hề mang gánh nặng trên vai, không hổ với sứ mệnh, sẽ nhanh chóng lên đường”. Hoa Dương phu nhân nhìn cái vẻ đắc ý của Phạm Thư và Tử Hề, phẫn nộ hỏi một câu: “Việc này ngoài Tử Hề không còn ai gách vác được sao?” Phạm Thư không chút e dè đem quốc thư đưa cho Hoa Dương nói: “Trong này mời đích danh Tử Hề đi, chúng tôi tự tiện thay người, chính là phạm tội bất hiếu với nước Sở!”
Doanh Trụ nói: “Phạm tướng quốc, người xem tốt nhất nên để ai đi làm con tin?”
Phạm Thư nói: “Còn hai mươi hai công tử nữa, ai đi cũng được. Dị nhân rất thích hợp. Đây chỉ là thiển ý của tại hạ mà thôi, cuối cùng vẫn phải do Thái tử điện hạ định đoạt”
Tử Hề đi sứ nước Sở, có quốc thư của Khoảnh Tương Vương, lại có lệnh của Chiêu Tương Vương, Hoa Dương phu nhân cũng chỉ còn cách nghe theo.
Vậy mà chẳng bao lâu Hoa Dương phu nhân đã vén được bức màn bên trong việc Tử Hề đi sứ. Hoá ra vị Tả Đồ phụng mệnh Khoảng Tương Vương mang bức thư chẳng biết đầu cua tai nheo thế nào lại có chút quan hệ thân thuộc với Hoa Dương quân. Rời khỏi cung Chương Đài chỗ Chiêu Tương Vương, liền đến thăm chỗ Hoa Dương quân. Chẳng biết lòng dạ để đâu lại đem việc Tử Hề yêu cầu đi Sính Đô mừng thọ Sở Vương và Sở Vương phái ông ta mang quốc thư đi sứ như thế nào nói ra hết.
Khi Hoa Dương quân và người này nói chuyện với nhau, mau chóng đã hiện ra tình cảnh người nói vô ý, người nghe hữu tình. Hoa Dương quân thấy rõ việc này Phạm Thư đã làm tay chân. Hoa Dương quân nghĩ: “Phạm tướng quốc, tiếc rằng ông không thể qua được con mắt của Hoa Dương quân này”.
Sau khi vị Tả Đô này rời khỏi chỗ của Hoa Dương quân lại lên lầu Loan Ô bái kiến Hoa Dương phu nhân. Hoa Dương phu nhân vì việc Tử Hề đi sứ nước Sở mà trong lòng tức tối, nên tiếp đãi vị Tả Đồ đến từ quê hương mình với vẻ mặt lạnh lùng. Tả Đồ thấy vị thái tử phi xinh đẹp này mặt mày rầu rĩ, dường như không mấy hứng thú với sự viếng thăm của mình nên cũng chào hỏi vài câu xã giao rồi đứng dậy cáo từ.
Doanh Trụ vẫn chưa tới, Hoa Dương phu nhân buồn rầu gọi con hầu Tiểu Song vào đánh cờ với mình. Hoa Dương phu nhân và Tiểu Song, tay cầm hộp gốm đựng cờ ngồi bên chiếc bàn con. Đen trước, trắng sau. Hoa Dương phu nhân dùng những ngón tay búp măng nõn nà của mình đã đặt một quân cờ vào bàn cờ. Tiểu Song không hề suy nghĩ cũng thêm vào một cây cờ. Hoa Dương phu nhân lại nhúm một cây, cánh tay dừng lại ở giữa. Suy nghĩ muốn đặt lại không đặt.
Tiểu Song nhìn thấy, trời chiều đã lọt qua song cửa, đem ánh sáng trắng như dải lụa lọt vào trong phòng. Ánh sáng loá mắt chia khuôn mặt Hoa Dương phu nhân làm hai phần sáng tối. Phần bị ánh sáng chiếu sáng làm hiện lên cơ thể đầy đặn, kiều diễm thoát tục khiến người ta có thể nảy sinh những dục vọng ve vãn. Phần không được chiếu sáng, tạo ra sự u buồn, ám ảnh đầy vẻ thấp thỏm mong ngóng. Nghĩ đến đây Tiểu Song lại nhìn thấy hình bóng bí hiểm của mình ra vào tướng phủ.

“Đi đi chứ!” Hoa Dương phu nhân không biết từ lúc nào đã đặt cây cờ trong tay của mình vào bàn cờ. Tiểu Song như vừa tỉnh giấc mơ lại đi một cây cờ. Khi bàn cờ đã đầy một nửa thì Hoa Dương quân tới. Hoa Dương quân đi thẳng vào vấn đề nói: “Thái tử phi, tôi có chuyện quan trọng cần bẩm báo”. Hoa Dương quân thấy Tiểu Song đang bốc những quân cờ vào hộp. Thu dọn xong, Tiểu Song lui ra.
Hoa Dương quân đem chuyện Tử Hề đi sứ nước Sở kể cho Hoa Dương phu nhân nghe.
Hoa Dương phu nhân nghe xong, hỉ mũi một cái nói: “Tên Phạm tướng quốc này thật là một lão tặc gian thần, chúng ta phải tương kế tựu kế”. Hoa Dương quân không rõ ý người chị xinh đẹp của mình như thế nào.
Hoa Dương phu nhân nói: “Vừa rồi chằng phải Phạm Thư nói để Dị Nhân đi làm con tin ở Hàm Đan hay sao? Chúng ta cũng sẽ lấy danh nghĩa Dị Nhân viết cho Khoảnh Tương Vương một bức thư, cầu khẩn ông ta cho Dị Nhân đi dự lễ mừng thọ của ông ấy. Đợi Dị Nhân đi tới nước Sở rồi, ta sẽ nói với An Quốc quân đợi hai vị công tử từ Sở trở về sẽ quyết định ai đến Hàm Đan làm con tin”.
Sở Khoảnh Tương Vương lại nhận được thư của Dị Nhân xin tham gia lễ mừng thọ, cười ngặt nghẽo, nói: “Đúng là mặt trời mọc ở đằng Tây, chiếu cung điện nước Tần đến chỗ ta. Chẳng lẽ các vương tôn nước Tần lại tranh nhau mang lễ vật đến mừng thọ quả nhân sao? Không từ chối người đến, ta sẽ phái một Tả Đồ tới nước Tần mời Dị Nhân”.
Hạ Cơ vì sắc đẹp sớm tàn phai bị An Quốc quân lạnh nhạt bỏ xó trong hậu cung không để mắt tới. Khi Tả Đồ của nước Sở đến mời con trai mình là Dị Nhân đến dự tiệc mừng thọ, hai mẹ con vẫn bị bịt tang trống, không biết rằng mọi người đang vì chuyện con tin mà ngấm ngầm bày mưu tính kế.
Hạ Cơ vốn là người con gái trong dân gian bị quân Tần bắt được khi đang vây thành của nước Trịnh, làm phục dịch trong hậu cung. Sau một lần được An Quốc quân sủng ái mà có thai. Ít lâu sau sinh hạ được bé trai một mắt cao một mắt thấp. Hạ Cơ sai cung nữ mời An Quốc quân tới xem mặt đứa con của ông ta, đặt cho nó một cái tên. Vị thái tử phong lưu này, đâu còn nhớ tới người cung nữ phục dịch có dáng người thô kệch, tướng mạo bình thường này. Khi có người nói với ông ta Hạ Cơ xinh con và mời ông tới xem, ông nghĩ mãi mới nhớ ra cái cô Hạ Cơ này. Phụ nữ sinh con thì có gì đáng xem? Hình dạng của đứa trẻ này chẳng có chút dị thường sao? Vậy thì gọi nó là Dị Nhân đi.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét