Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Trung Hoa Kim Cổ Kỳ Nhân 3

Trang 3 trong tổng số 9


Tô Tiểu Muội

Tại Châu Mi, thuộc Tứ Xuyên có một người họ Tô tên Tuần, tự là Minh Doãn biệt hiệu là Lão Tuyền. Ông ta là một nhà thông thái, có tiếng là học giỏi cho nên được người thời đó kính trọng và tôn là Lão Tô.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Lão Tô sinh được ba con, hai trai, một gái.
Đứa con trai lớn là Đại Tô, tên Thức, tự Tử Chiêm, biệt hiệu là Đông Pha. Đứa con trai kế là Tiểu Tô, tên Triệt, tự Tử Do, biệt hiệu là Dĩnh Tấn. Cả hai đều nổi tiếng hay chữ, kinh luân nặng túi, thi phú đầy lòng. Anh em cùng đậu Tiến sĩ một khoa làm đến chức Hàn lâm học sĩ, nổi tiếng nơi triều đình.
Còn người con gái, tuy phận liễu bồ, song chữ nghĩa cũng không kém.
Nàng tên là Tiểu Muội, tánh hay đọc, làm thơ, ngoài ra không còn dự vào công việc gì khác cả.
Năm Tiểu Muội lên 16, Lão Tô cố kén rễ đông sàng, nhưng lựa mãi mà không có ai đáng mặt làm chồng cái cô nữ thi sĩ ấy.
Bỗng một hôm, Tể tướng Kinh quốc công Vương An Thanh sai người mời Lão Tô sang dinh để uống rượu chơi.
An Thanh là một người nổi tiếng bậc đại hiền song có tánh kỳ dị, hàng tháng không rửa mặt, giặt áo, do đó Lão Tô cho là một kẻ “bất cận nhân tình” và đoán rằng lão này lúc đắc ý sẽ trở nên một gian thần phản quốc. Vì thế Lão Tô đã từng viết quyển “Biệt gian luận” để châm biếm.


Lão An Thanh vẫn nuôi hận trong lòng, chờ cơn trả oán, nhưng về sau thấy hai đứa con của Lão Tô đều đổ tiến sĩ, làm đến chức Hàn lâm học sĩ nên đổi oán thành thân.
Còn Lão Tô, thấy An Thanh nắm trong tay trọng quyền, nếu gây chuyện sợ hại đến đường tiến thủ của hai con mình nên cũng làm lành trong việc giao du.
Hôm ấy Lão Tô đến dinh. Tô Thanh hai người đang đối ẩm với nhau rất tương đắc, thì An Thanh khoe rằng ông ta có một đứa con trai, đọc sách chỉ đọc qua một lần đã thuộc lòng ngay.
Lão Tô đang lúc hứng chí, không nín được bèn nói :
— Hai đứa con trai tôi cho việc ấy là thường sự, cả đến đứa con gái tôi, coi qua một lần sách vở đều nhớ không sót một chữ nào.
An Thanh nghe nói mặt buồn dàu dàu nghĩ rằng :
— Như vậy tức là bao nhiêu tú ký My Sơn đã ung đúc vào nhà họ Tô cả.
Tô lão nói lỡ lời, trong lòng cũng hối hận, nên nói thêm qua loa vài câu nữa rồi cáo biệt ra về.
An Thanh sai tiểu đồng vào phòng học công tử lấy một quyển vở, thân đệ đến trước mặt Lão Tô nói :
— Đây là bài của cháu nó học, vậy hiền đại nhân chấm xem nếu có chỗ nào sơ suất phiền đại nhân chỉ bảo cho.
Tô Lão không từ chối, cất tập vở vào tay áo rồi ra về.
Về đến nhà ông ta cởi áo vào phòng ngủ khì. Khi tỉnh rượu mới sực nhớ đến câu chuyện ấy, và nghĩ rằng :
— An Thanh đưa vở của con trai y cho ta chấm, như thế là có ý cầu thân. Nhưng làm thân với người ta không muốn thực là một tai hại.
Tuy nghĩ thế, Tô Lão cũng lấy vở ra xem, quả trong đó văn chương tuyệt tác, thật là một đấng tài hoa.

Phúc động lòng vài tài năng, Tô Lão nảy ra một ý kiến, muốn thử lòng đứa con gái mình xem sao, bèn kêu a hườn đến bảo :
— Bài vở này của một chàng trai trình đệ ta phê chấm, nhưng ta bận việc, đưa nhờ tiểu thư của mi duyệt xem, xem xong phê vào đó rồi mang ra đây ngay.
Vừa nói, Tô Lão vừa rọc bỏ cái tên Vương Nu trên mặt sổ, rồi trao cho a hườn.
Liễu hoàn, tên con a hườn của Tiểu Muội, cầm vở đi thẳng vào phòng thuật lại đúng như lời Tô Lão đã dặn.
Tô Tiểu Muội, tay cầm bút son, chấm phá một lúc rồi than rằng :
— Văn chương tuyệt tác song tú khí phát tiết đến tận cùng, e khó bề mà trường cửu.
Bèn cầm bút son phê trên mặt quyển :
— Tài này dùng để chiếm đoạt cao khoa có thừa xong hưởng tuổi trời chẳng đủ.
Tiểu Muội phê xong giao cho Liễu Hoàn kính trình thân phụ.
Tô Lão thoáng thấy lời phê của con gái mình, thất kinh, nói :
— Lời phê thế này nếu An Thanh mà trông thấy thì bất tiện lắm.
Nghĩ đi nghĩ lại, Tô Lão xé mặt quyển, đổi giấy, và viết lại một câu để làm vừa lòng An Thanh, rồi cho gia đinh đem sang nhà trả lại.
Chiều hôm sau, có một sai quan của Vương phủ đến thưa rằng :
— An tướng công, vì một tài đức của Tiểu thơ, nên cho tôi đến đây cậy lời mai mối, chẳng biết tôn ý ra sao ?
Tô Lão lựa lời từ chối khéo :
— Tướng phủ hạ cố cầu thân, tôi đâu chẳng dám tuân lời, song tiện nữ của tôi tài sơ, trí thiển, lại xấu xa, không xứng đáng với công tử đâu.
Sai quan về bẩm lại. An Thanh thấy mặt quyển đã đổi giấy, lại từ chối như thế, trong lòng không vui, song cũng bỏ qua câu chuyện hôn nhân.
Trong thời đó, ai ai cũng biết rằng nhà họ Tô, anh em trong nhà hay dùng văn chương thi phú mà trêu ghẹo lẫn nhau, cái tiếng ấy vang dội khắp cả vùng đều biết tiếng.
Ví dụ như Đông Pha râu rậm, Tiểu Muội nhạo rằng :
Khẩu đốc kỷ hồi vô mịch xứ,
Hốt văn mao là hữu thanh truyền
Dịch :
Mồm mép nơi đâu không thấy rõ
Bỗng nhiên râu vẳng tiếng truyền ra
Tiểu Muội trán dồ, Đông Pha nhạo lại rằng :
Vị xuất đồng trung tam ngũ bộ,
Ngạnh đầu trên đáo họa đường tiền
Dịch :
Trong sân chưa quá năm ba bước
Trước cỗng đã nhô chiếc trán dồ
Tô Đông Pha mặt dài, Tiểu Muội nhạo rằng :
Khứ niên nhất điểm tương tư lệ,
Chí kim lưu bất đáo tư liên


Dịch :
Giọt lệ tương tư xưa chảy mãi
Đến nay gò má vẫn chưa qua
Tiểu Muội mắt sâu, Đông Pha nhạo lại :
Kỷ hồi thức lệ thâm nan đáo
Lưu thuốc uống dương lưỡng đạo truyền


Dịch :
Mắt sâu lệ chảy lau không tới
Linh láng đôi giòng mãi chẳng thôi


Các sĩ phu hay được tin Tướng công An Thanh cầu hôn bất thành nên tấp nập đem văn đến cửa nhà họ Tô bán rao ầm ĩ.
Tô Lão truyền bắt bọn cầu thân xuất tĩnh văn bài đệ cho Tiểu Muội tự ý lựa chọn người chồng là tưởng.
Trong số bài vở rất đông, nhưng chỉ có một quyển Tô Tiểu Muội phê :
— Ngày nay tuy tú tài ngày kia sẽ học sĩ. Rất tiếc hai Tô đồng thời nếu không hoàng bàng một thưở.
Tô Lão xem quyển, biết con gái mình vừa ý, bèn dở bìa quyển ấy xem thấy đề tên Tú tài Tần Quán.
Tô Lão lập tức truyền cho bọn gia nhân, hễ thấy tên Tần Quán đến thì mời vào.
Nhưng khốn thay, cái gã Tần Quán kia người quận Cao Đưu đất Dương Châu — tuy tài cao học rộng — cũng theo đòi thiên hạ, đem ngọc bán rao, song lại sợ tổn thương đến danh dự nên không cùng với mọi người đến ngưỡng cửa họ Tô chầu chực.
Tô lão thấy Tần Quán không đến, đành sai người đến ngọ sở tìm đón.
Tần Quán tuy trong lòng hí hửng muốn chọc ghẹo khách anh tài, nghe Tô Tiểu Muội tiếng tăm lừng lẩy, cũng muốn được cầu thân, song chưa thấy được dung nhan, lại nghe đồn trán nàng cao như núi, mắt thẳm tợ sông, trong lòng cũng ngan ngán, muốn kiếm dịp nào để gặp mặt, coi hơn thiệt thế nào rồi sẽ định.
Vừa lúc ấy chàng lại nghe tin đúng ngày mồng một tháng hai Tiểu Muội đến chùa dâng lễ.


Thế là dịp tốt. Ngày hôm đó thấy Tần Quán dậy thật sớm, ăn mặc nâu sòng, trá hình một tăng sĩ du phương, cổ đeo chuỗi hộc, đầu thắt khăn vải.
Trông vào gương, chàng ta mỉm cười tự nghĩ :
— Nếu mình đi tu thật thì chắc làm cho các bà vãi si mê không ít.
Chàng ta lấy làm tự đắc cho sắc đẹp của mình, ung dung bước đến chùa Đông Nhạc.
Giữa lúc đó, kiệu hoa của Tiểu Muội cũng vừa đi đến. Tần Quán trông thấy nàng, tuy mặt nàng không phải bực “chìm đáy nước cá lờ đờ lặn, lỉnh da trời nhạn ngẩn ngơ sa”, nhưng chứa đựng một cái gì uy nghi, đoan chính.
Muốn thử chút tài năng, Tần Quán đứng đợi dâng hương xong, mới bước đến nói :
— Tiểu thư hữu phúc, hữu thọ, nguyện phát từ bi... (Tiểu thư có phúc, có thọ, xin mở lòng từ bi).
Biết chàng trai kia có ý ghẹo mình, Tô Tiểu Muội nối lời đáp :
— Đạo nhân hà đức, hà năng cảm cầu bố thí ? (Đạo nhân có đức, có tài gì mà dám xin bố thí ?)
Tần Quán nói tiếp :
— Nguyện tiểu thư, thân như được thụ, bách bệnh bất sinh... (Cầu chúc tiểu thư mình như cây thuốc, trăm bịnh không sinh).
Tiểu Muội vừa bước đi, vừa quay đầu lại đáp :
— Tùy đạo nhân khâu thổ liên hoa, bán văn vô cả (Dù đạo nhân miệng nở hoa sen, nửa đồng không có).


Trần Quán nói thêm :
— Tiểu nương tử nhất thiên hoan hỷ, như hà triết thủ bảo sơn ? (Tiểu nương tử một trời hoan hỉ, tại sao lại khép non vàng ?)
Tiểu muội bồi thêm một câu :
— Phong đạo nhân điểm địa tham si, ma đắc tùy thân kim huyệt (Phong đạo nhân lắp đất tham si, đâu được thâu vào hang bạc).
Đáp xong câu ấy, Tiểu Muội bước lên kiệu.
Các nhà sư trong chùa đi theo đưa Tiểu Muội được nghe các lời đối đáp ấy, lấy làm lạ, chẳng hiểu tên đạo nhơn nào, từ đâu đến mà lại sỗ sàng như vậy.
Vừa định quay lại để trách cứ thì tên đồng tử đến bên người đạo nhân kia, kính cẩn nói :
— Xin công tử về nhà thay áo.
Chờ người đạo nhân đi khỏi, người giữ chùa hỏi nhỏ đồng tử :
— Người đó là ai thế ?
Đồng tử đáp :
— Đó là công tử Tần Quán, tự là Thiếu Du, một danh tài ở đất Dương Châu, ai ai mà chẳng biết...


Người giữ chùa nghe nói thất kinh, đem chuyện ấy thuật lại với một người trong chùa. Và chẳng bao lâu, tiếng ấy đồn khắp đó đây.
Thiếu Du thấy nhan sắc Tiểu Muội không đẹp nhưng mặn mà, đem lòng kính mến, liền đến nhà Tô Lão để cầu thân.
Tô Lão nhận lời. Thiếu Du lập tức đem nạp đồ sính lễ.
Lúc bấy giờ, vào đầu tháng hai. Tần Thiếu Du nóng thành hôn, nhưng Tiểu Muội xem văn, đoán biết khoa thi này, thế nào Thiếu Du cũng đậu tiến sĩ, muốn rằng vị tân lang của mình, ít ra ngày họp cẩn cũng có bào gấm hia thêu, nên thưa với Tô Lão xin hoãn cuộc thành hôn lại đã.
Kịp đến mồng ba tháng ba, triều đình mở khoa thi kén chọn nhân tài, Tần Thiếu Du quả nhiên thi đậu, bảng vàng đề tên.
Khoa thi đã đỗ, Tần Quán lại càng nóng lòng cưới vợ, vội vã đến xin làm lễ cưới ngay ngày hôm ấy.
Tô Lão thấy chàng rễ mình quá bôn bức, cười xòa, và nói :
— Ngày hôm nay yết bảng ắc là ngày lành, vậy ta cho nghĩa tế thành hôn tại tệ xá trong đêm nay có được chăng ?
Còn gì mừng rỡ hơn nữa. Tần Thiếu Du lạy tạ đền ơn...
Đêm ấy trời trăng vằn vặc, bầu trời trong suốt, gieo vào lòng người một tâm hồn man mác, như muốn giúp cho đôi tình nhân văn học một nguồn cảm giác xa xuôi.
Sau khi dự tiệc, Thiếu Du toan bước vào động đào để xem hoa nở, thì thấy cửa phòng tiểu thơ đóng kín, trước cửa có để một bàn án nhỏ, đủ cả văn phòng từ bửu, lại có thêm ba phong thơ và ba cái chén : một chén ngọc, một chén vàng, và một chén bằng sứ.
Thấy con Liễu Hoàn đứng lấp ló, Tần công tử tưởng nó chực mở cửa cho mình, bèn nói :
— Vào báo cho tiểu thơ biết, tân lang đã đến sao không chịu ra mở cửa ?
Liễu Hoàn cung kính đáp :
— Tiện tỳ tuân lệnh tiểu thơ ra đây để nhắc cho công tử rõ rằng trên án thư có ba đề mục, nếu đáp trúng cả ba, tôi xin mở cửa ngay.
Thiếu Du nói :
— Ba cái chén ấy dùng đựng gì thế ?
Nữ tỳ đáp :
— Chén ngọc đựng rượu, chén vàng đựng trà, chén sứ đựng nước lã. Nếu trúng cả ba đề mục tôi sẽ dùng chén ngọc dâng ba lần rượu trước khi mở cửa vào phòng ; nếu chỉ đáp trúng

hai đề mục thì tôi dùng chén trà dâng một chén nước để công tử giải khát, chờ đến đêm mai sẽ lại ; còn nếu đáp trúng một đề mục thì tôi sẽ dâng cho công tử một chén nước lã và phạt ở ngoài hiên đọc sách ba tháng.
Thiếu Du nghe xong, trong lòng hậm hực, nhưng không biết phải làm sao, chẳng lẽ từ chối cuộc chơi ấy thì còn gì là một trượng phu, nên gượng cười đáp :
— Nơi chốn trường thi, ngàn vạn anh tài tranh đoạt, thế mà ta còn chưa sợ thay, huống chi ở đây chỉ là một đề thi thử thách, đâu có đáng kể !
Liễu Hoàn cũng không vừa, nghe Tần Quán tự phụ như vậy, vội nói ngay :
— Tiểu thơ của tôi không thể ví với các khảo quan, chỉ lôi những sáo cũ ra mà lòe thí sinh. Ở đây có ba đề mục. Thứ nhất là bốn câu, công tử phải trả lời bằng 4 câu thơ ẩn nghĩa của bài thơ xướng là đúng. Thứ hai cũng là bốn câu thơ, trong đó có bốn danh nhân thời cổ, công tử biết đặng bốn tên ấy, mà trả lời thì đúng. Thứ ba, đề tài này dễ hơn, công tử chỉ phải đối một vế câu đối bảy chữ mà thôi.
Nói xong, Liễu Hoàn kính cẩn dâng cho Tần Quán một phong thư. Tần Quán bóc thư ra, thấy bốn câu thơ viết trên một tờ hoa tiên.
Đồng thiết đầu hồng dã
Lâu nghĩ thướng phấn tường
Âm dương vô nhị là
Thiên địa ngã trung ương...


Đồng thiết quặn lò lớn : ẩn nghĩa chữ “hóa”
Ong kiến lên tường vôi : ẩn nghĩa chữ “duyên”
Âm dương không hai đường : ẩn nghĩa chữ “đạo”
Giữa trời đất có ta : ẩn nghĩa chữ “nhân”
Thiếu Du xem xong mỉm cười và nghĩ thầm :
— Theo người khác thì khó thực, nhưng ta, ta là người đã giả đạo nhân để ghẹo nàng trước kia, nay nàng lại làm một đề thơ có hàm ý chữ “hóa duyên đạo nhân” thì chẳng khó khăn gì, ý nàng muốn trêu ta về câu chuyện ở chùa hôm nọ.
Nghĩ xong, bèn lấy bút viết bài thơ trả lời :
Hóa công hà ý bả xuân thôi
Duyên đáo danh vên hoa tự khai
Đạo thị xuân phong chân hữu chu?
Nhân nhân bất cảm thướng hoa đài
Dịch :
Hóa công sao khéo giục xuân hoài
Duyên đến vườn thơm hoa tự khai
Đạo ấy, giờ xuân đà có chu?
Nhân nhân, ai dám tới hoa đài

Liễu Hoàn thấy Thiếu Du viết xong, vội vã tiếp lấy đem vào trình cho Tiểu Muội.
Tiểu Muội xem qua mỉm cười nói :
— “Hóa duyên đạo nhân” ý ! ra cũng giỏi đấy.
Thiếu Du lại giở phong bì thứ hai, thấy trong đó cũng một bài thơ đề :
Cường gia thắng tổ hữu thi vi
Tạc bích thâu quang dạ độc thư
Phùng tuyến lộ trung thường ức mẫu
Lão ông chung nhật ỷ môn lư

Dịch :
Con lại hơn cha chẳng kẻ bì,
Dục tường mượn sáng đọc bài thi
Vá may buồn bã thường trông me.
Tựa cửa lão ông đợi suốt ngày
Câu “Cường gia thắng tổ” nghĩa là “Tôn Quyền”
“Tạc bích thâu quan” nghĩa là “Khổng Minh”
“Thường ức mẫu” nghĩa là “Tử Tư”
“Lão ông tựa cửa” nghĩa là “Thái Công Vọng”


Thiếu Du xem xong lấy bút đền liền bốn tên ấy với những lời chú giải.
Liễu Hoàn lại tiếp lấy đem vào dâng cho Tiểu Muội xem, Tiểu Muội cũng chắc lưỡi khen thầm.
Đã trả lời được hai đề thi khó khăn rồi, bây giờ đến đề thi thứ ba là một câu đối. Thiếu Du thở ra khoan khoái, tưởng chừng như mình sắp được vào phòng rồi, mặt mày hớn hở, bóc đề bài thứ ba ra xem; trong ấy viết :
Bế môn, suy xuất song tiền nguyệt
Khi mới đọc xong, Thiếu Du cho là một vế đối rất dễ, nhưng lòng anh chàng lúc này đã quá nóng nảy, ý tứ không còn tập trung nữa, tâm hồn như đang lạc loài trong cõi mộng thần tiên, thành thử nghĩ hoài mà không ra ý.
Giữa lúc đó Đông Pha chưa ngủ, biết rằng đêm hợp cẩn thế nào đứa em gái mình cũng “chơi ác” để làm khốn vị tân lang, bèn đến gần khuê phòng nghe ngóng. Vừa đến nơi, thấy Thiếu Du chắp tay thơ thẩn mãi trong sân, miệng lẩm bẩm câu :
Bế môn, suy xuất song tiền nguyệt
Đông Pha mỉm cười, tự bảo :
— Đúng rồi ! Cô em gái mình đang đưa vế đối ấy để làm khó dễ vị tân lang của hắn ; ý muốn giúp đỡ cho Thiếu Du một chút cho xong chuyện, xong sợ Thiếu Du tự ái, chẳng biết phải làm sao. Đông Pha suy nghĩ một lúc rồi lượm một hòn đá nhỏ ném vào mặt hồ gần đấy.
Nước trong hồ đang im lìm trong giấc ngủ, bỗng cau mày, vừng trăng tan rã ra từng mảnh, nước bắn vào mặt Thiếu Du.
Như chiêm bao sực tỉnh, Thiếu Du hội ý, chạy vào án thư cầm bút đối rằng :
Đầu thạch xung khai tỉnh để thiên
(Ném đá vỡ trời tung đáy nước)
Để đối với câu của Tiểu Muội :
Bế môn suy xuất song tiền nguyệt
(Đóng cửa đùa trăng ra trước sân)


Liễu Hoàn vừa nạp bài thi chót vào cho Tiểu Muội chưa bao lâu, thì bỗng “kẹt” một tiếng, cánh cửa “động đào” mở rộng, một tên tùy nữ từ bên trong bước ra, tay dâng chén ngọc đầy rượu và nói :
— Thật là một đấng tài hoa. Tiểu thơ tôi xin mời công tử cạn ba chén.
Thiếu Du đắc ý uống liền. Uống xong, bên trong lại có hai con tùy nữ khác bước ra, kính cẩn đưa chàng vào phòng huê chúc.
Mối tình giai nhân tài tử thấm thía vô cùng...
Một thời gian sau, vì tài năng lừng lẫy, Thiếu Du được triều đình bổ nhậm đến chức Hàn Lâm học sĩ. Còn Tô Tiểu Muội thanh danh càng ngày càng lừng lẫy, được Hoàng thái hậu mời vào cung để xướng họa suốt ngày đêm.
Về sau, Tiểu Muội mất sớm, Thiếu Du thương tiếc quá, không tục huyền, giữ mãi mối tình thơ, gói trong niềm ân ái, đến chết vẫn chưa phai.

Tả Bá Đao

Cuối đời Xuân Thu Chiến Quốc, nước Tàu loạn lạc, gần bốn mươi chư hầu lăm le thôn tính lẫn nhau. Vua Nguyên Vương nước Sở là người trọng đạo, sùng nho, muốn khôi phục sự hùng cường cho đất nước và chiếm lại những đất đai đã bị mất để chống đối với nước Tần tàn bạo.
Thuở ấy, tại núi Tích Thạch, thuộc xứ Tây Phương, có một vị ẩn sĩ, họ Tả, tên Bá Đao, tuy mồ côi cha mẹ, song có chí học hành, nên sớm trở thành một người có tài trị thế an bang.
Đã gần bốn mươi tuổi, Tả Bá Đao không chịu ra làm quan, nay nghe Nguyên Vương nước Sở mến nghĩa cầu hiền, đem lòng hoài bảo thi thố tài năng của mình.
Ông ta lần đến kinh đô nước Sở để yết kiến.
Khi đi đến xứ Ung, gặp lúc trời mưa tuyết đổ dầm dề, đường sá trơn trợt, mình mẩy ướt dầm, không thể đi được nữa, nên phải tìm nơi tạm trú.
Lần mò mãi quanh chân núi, bốn bề đều vắng tanh không có một nhà cửa làng mạc nào cả. Trong cơn bối rối, màn đêm lại rủ xuống, gió lạnh rít từng cơn. May thay, trước mặt xa, trông thấy lấp loáng một ánh đèn, Tả Bá Đao lần đến thấy một ngôi nhà cỏ, bốn bề phủ một giậu trúc, trông có vẻ thanh cao và u nhã.


Bá Đao bước vào gõ cửa, bên trong chủ nhân ra mở cửa, và mời vào.
Nhà tuy chật hẹp, song rất sạch sẽ, ngăn nắp; giữa nhà kê một chiếc giường mây, trên treo mấy bức họa thời cổ, chung quanh chất đầy sách vở.
Biết là nhà của một nho sĩ ẩn dật, Bá Đa cúi chào và nói :
— Tiểu sinh là người Tây Phương, tên Tả Bá Đao, định sang nước Sở, chẳng may giữa đường gặp nước dầm, tuyết lạnh, vậy xin tiên sinh cho tá túc một đêm.
Chủ nhân lễ mễ đáp :
— Ngài không chê tệ xá mà đến đây thực là quà hóa lắm.
Nói xong, tìm trúc đốt lửa lên cho ấm và sửa soạn cơm, rượu dọn lên đãi khách.
Trong lúc ăn uống, Bá Đao hỏi họ tên thì chủ nhân đáp :
— Tiểu sinh họ Dương, tên Dốc Ai, ham việc sách đèn, nay may gặp tiên sinh hạ cố đến đây thực là may mắn lắm !
Bá Đao nói :
— Trong cơn mưa dầm tuyết đổ, được tiên sinh cho tạm trú, lại ân cần thết đãi như vầy, ơn ấy ngàn ngày không quên !
Đêm ấy hai người nằm gác chân nhau chuyện trò vui vẻ đem hết tài năng kinh lược ra bàn với nhau, tâm tình mỗi lúc một thêm khắn khít.
Sáng hôm sau, mưa tuyết vẫn dằng dai không ngớt, Dốc Ai cầm Bá Đao lại không cho lên đường.
Bá Đao nóng lòng nói :
— Nay Nguyên Vương nước Sở chiêu đãi hiền sĩ, tôi tính xuống đó để lập công, còn hiền đệ có tài đồ vương định bá sao không đi cùng tôi xuống đó để lập nghiệp, lại sống ẩn dật nơi đây làm gì cho uổng đời tài hoa như thế ?


Tuy Dốc Ai lâu nay vẫn tính sống cảnh thanh nhàn, nhưng nay trước thâm tình không nỡ từ chối bèn sửa soạn hành trang cùng đi.
Đường xá xa xuôi dịu vợi, lại gặp lúc trời mưa mỗi lúc một thêm, phần thì cả hai người lâu nay sống trong cảnh nghèo nàn thanh đạm, hành là không có bao nhiêu, chỉ dồn vào một bao thay phiên nhau mà vác.
Gió càng ngày càng thổi mạnh, mưa mỗi lúc một thêm, bầu trời lạnh lẽo rủ xuống một màu trắng đục như một màu tang chìm trong cảnh hoang vu quạnh quẽ.
Qua khỏi vùng núi Lương Sơn, đường sá lại càng gay go hơn nữa.
Hỏi thăm thổ dân họ cho biết rằng con đường này, hơn trăm dặm đều là núi sâu, rừng rậm, các thú dữ đi từng đoàn khó mà vượt qua khỏi.
Hai người nhìn nhau thở ra, tuy không ai nói với ai câu gì, nhưng lòng mỗi người đều lo lắng.
Bá Đao nói :
— Xưa nay sống thác đều có số mệnh, chúng ta đi đến đây chẳng lẽ trở về. Người anh hùng phải tìm cái sống trong cái chết !...
Đến một ngày kia, núi rừng u tịch, đường sá tuyết đọng trắng phau, lương thực trong hồ bao đã gần cạn, sức người có hạn làm sao chống lại với thiên nhiên trong cảnh nguy nan.
Tả Bá Đao nói với Dốc Ai :
— Tôi nghĩ từ đây phải đi qua hơn trăm dặm trên con đường núi vắng vẻ, không có làng mạc nhà cửa. Tính số lương thực thì một người đi may ra tới nước Sở được. Vậy ta trao lương thực và áo quần cho hiền đệ cố gắng mà đi. Còn ta, ta đã kiệt sức rồi, đành nằm chết ở nơi đây, đợi hiền đệ về đến kinh đô nước Sở, bái yết xong sẽ trở về đây đắp một cho ta cũng được.
Dốc ai nghe Bá Đao nói đau lòng, đáp :
— Chúng ta đã kết nhau làm anh em, thì sống thác có nhau, sao hiền huynh lại nghĩ như thế ?


Bá Đao nói :
— Nếu như thế rồi đây chúng ta sẽ bỏ thây cả hai nơi chốn rừng thâm này phỏng có ích gì không ?
Dốc Ai nhất thiết không chịu, thấy Bá Đao có vẻ hơi mệt nhọc, bèn dìu bạn đến một gốc cây dâu bên mé đường, bẻ cành khô đốt lên để sưởi lửa cho ấm.
Thấy lửa đã gần tàn, và tuyết vẫn rơi như đổ, Dốc ai vội vả rảo bước quanh vùng để kiếm thêm củi khô đem về đốt.
Vừa mới về đến nơi, thấy Bá Đao cởi bỏ hết quần áo, nằm chèo queo, Dốc Ai thất kinh hỏi :
— Anh định làm gì thế ?
Bá Đao chỉ đống quần áo nói :
— Hiền đệ hãy mặc thêm quần áo cho đỡ lạnh, rồi mang lương thực ra đi, tôi nhứt định chết ở đây !!!
Dốc Ai ôm quần áo đem đắp lên mình Bá Đao và nói :
— Nếu anh làm như thế, tôi cũng nguyện chết theo anh cho trọn nghĩa đệ huynh.
Vẻ mặt đầy nét hy sinh và khẳng khái, Bá Đao nói :
— Tôi bình sanh nhiều bệnh tật. Hiền đệ còn trẻ trung, khỏe mạnh, tài học lại hơn tôi bội phần, do đó nên tôi quyết nhường lương thực cho hiền đệ đi tới nước Sở mà lập nghiệp, hiền đệ đừng câu chấp như thế mà hai đứa phải chết cả nơi đây thì vô ích lắm.
Nói xong, thần sắc Bá Đao biến hẳn, rồi chỉ trong chốc lát, con người hy sinh ấy tắt thở.
Dốc Ai thương khóc thảm thiết, muốn tự tử chết theo, song sợ như thế sẽ phụ lòng Bá Đao, làm cho vong hồn Bá Đao không toại chí, bèn vái rằng :
— Em nguyện xin tuân ý anh ra đi và cầu xin vong linh anh phò hộ cho em sớm được thành công để về đây chôn cất cho anh, ấy là nguyện vọng của đời em.


Nói xong, Dốc Ai lấy áo quần mặc, vác bao lương thực còn lại ra đi.
Trải qua bao nhiêu ngày đói rét, Dốc Ai mới lần mò đến kinh đô nước Sở.
Quan Giám khảo là Thượng đại phu Bùi Trọng trông thấy Dốc Ai quần áo rách rưới, nhưng vẻ mặt thông minh, dĩnh ngộ, liền đem tất cả những nghĩa là trong điển kinh ra bàn hỏi. Dốc Ai ứng đáp như nước chảy, Bùi Trọng mừng lắm, vào tâu lại với Sở Vương.
Sở Vương tức khắc cho triệu Dốc Ai đến để bàn việc quốc sự. Dốc Ai dâng mười điều sách lược rất cần yếu cho sự tồn vong của nước Sở.
Nguyên Vương cả mừng, thiết đãi yến tiệc và phong cho Dốc Ai làm Trung đại phu.
Dốc Ai lạy tạ Ơn vua, nhưng đôi dòng nước mắt chảy ròng ròng.
Nguyên Vương ngạc nhiên hỏi :
— Trẫm đã mến tài khanh, trọng dụng như thế cớ sao khanh lại còn buồn bã là ý gì vậy ?
Dốc Ai đem chuyện Tả Bá Đao kết nghĩa thâm giao và hy sinh liều chết nơi chốn núi non, để cho mình đủ lương thực đến kinh đô nước Sở bái yết.
Sở Vương nghe nói, động lòng rơi lụy thán phục tinh thần hy sinh cao cả của Tả Bá Đao, và phong cho Tả Bá Đao chức Trung đại phu, ban tứ đồ khâm liệm rất hậu, ủy thác cho Dốc Ai đến đó để dốc táng.
Dốc Ai lạy từ Nguyên Vương trở về đường cũ, tìm đến gốc bụi dâu nơi chân núi Dương Sơn, thấy thi thể Tả Bá Đao vẫn còn tốt tươi như người còn sống.
Dốc Ai khóc lóc một hồi, tẩn liệm theo nghi lễ, rồi xây tường bao quanh mộ, xây đền thờ kỷ niệm, lập bia ghi lại nỗi lòng hy sinh hiếm có ấy.
Bên cạnh ấy lại có xây một ngôi nhà riêng để cắt đặt người ở trông nom việc tế lễ hằng năm.
Công việc hoàn thành, thì tối hôm ấy Dốc Ai chong đèn ngồi trầm tư mặc tưởng ở hưởng đường, nhớ lại tấm lòng thâm khiết cao vời của bạn.
Bỗng nhiên một trận gió thổi đến ào ào làm cho ngọn đèn lờ đi rồi tỏ lại. Dốc Ai nhìn ra trước nhà thấy Bá Đao đứng sừng sững trước mặt, thất kinh vội hỏi :
— Đại huynh hiện hồn về đây chắc có điều gì dạy bảo đệ chăng ?
Vong hồn Bá Đao buồn bã đáp :
— Cảm nghĩa hiền đệ tận tâm chiếu cố đến nắm xương tàn của anh, anh không bao giờ quên được. Song có một điều là phần mộ của anh, em đem táng gần ngôi mã của Kinh Kha, một vong hồn cực kỳ uy mãnh. Đêm đêm vong hồn ấy thường đến kêu anh mắng nhiếc, nói :
— Mày là tên quỷ chết đói sao dám xâm phạm đến phần đất của ta. Nếu không dời đi nơi khác, ta quyết quật thây mi đó.


Vì vậy cho nên anh phải hiện hồn báo cho hiền đệ biết để dời ngôi một ta đem táng một nơi khác cho yên thân.
Hồn Bá Đao vừa nói dứt tiếng thì trận cuồng phong lại nổi lên làm cho ngọn đèn lay động. Dốc Ai trông ra đã không thấy bóng hình của Bá Đao đâu nữa.
Lấy làm lạ, Dốc Ai đợi trời sáng tìm đến hỏi vài người thổ dân trong vùng ấy.
Người người đều nói :
— Trong rừng tùng trước mặt có mả của Kinh Nha, và có miếu thờ vong ấy.
Dốc Ai lại hỏi :
— Người ấy trước kia vì Thái tử Đan ở nước Yên đến hành thích Tần Thủy Hoàng, nhưng việc không thành, tại sao lại lập miếu mà thờ.
Thổ dân giảng giải :
— Nguyên Cao Tiệm Ly là người xứ này, biết Kinh Kha sau khi bị giết thế nào thây cũng bị ném ra đồng hoang, mới lần sang Tần quốc lén trộm thây bạn đem về an táng ở đây. Sau vong hồn ấy linh hiển lắm, nên chúng tôi phải lập miếu mà thờ.
Dốc Ai nghe xong lập tức tìm đến miếu Kinh Kha.
Thấy trong đó có một tượng thần, Dốc Ai nổi giận, chỉ vào mặt lớn tiếng mắng rằng :
— Ngươi là một kẻ lưu vong ở nước Yên, thờ phụng Thái tử Đan, đáng lẽ phải đem tài an bang tế thế, mưu đồ cho nước ấy được phú cường, diệt cái uy lực của nhà Tần. Ngươi chẳng làm được, về sau được ủy thác của Thái tử Đan, giắt con dao ôm sang Tần quốc để thích khách vua, ngươi lại cũng không làm được gì để đến nỗi cha con vua nước Yên phải thác bao nhiêu sanh linh vong mạng, thế mà mi không biết hối ngộ tài năng và tội lỗi của mình, mê hoặc lòng dân, bắt dân chúng tôn sùng thờ phụng. Anh của ta là Tả Bá Đao một bực danh nho tài đức, nghĩa trọng thiên kim, đáng cho mi kính phục, mi lại đem lòng ganh ghét xua đuổi, mắng nhiếc nhiều điều, cậy thế cậy thần mà bức bách. Nếu mi còn hống hách như thế ta sẽ phá miểu, quật mồ ngươi lên đó.
Mắng xong, Dốc Ai trở về mộ Tả Bá Đao, van vái rằng :
— Nếu đêm nay mà Kinh Kha còn đến quấy rầy hiền huynh nữa mong hiền huynh hiện hồn về báo mộng cho em rõ.
Đêm ấy lúc Dốc Ai ngồi tựa hưởng đường, thì lại có một trận cuồng phong thổi đến nữa. Lần này không thấy bóng của Tả Bá Đao hiện ra, chỉ nghe giọng nói bi ai não nùng từ bên ngoài vang lại :
— Cảm lòng em chu đáo. Song Kinh Kha hung dữ lắm, lại có thêm Cao Tiệm Ly trợ giúp, cứ đến xỉ vả anh hoài; nay mai, thây anh sẽ bị quật lên khỏi mộ. Mong hiền đệ dời gấp đi nơi khác để anh khỏi tủi lòng.
Dốc Ai nói :
— Chúng dám lăng mạ anh như thế thì em nhất định giúp anh để đối phó với chúng.
Giọng nói bên ngoài buồn rầu đáp lại :
— Em là người dương thế làm thế nào mà chiến đấu với kẻ âm phủ cho được.
Dốc Ai hằn học đáp :
— Anh cứ yên tâm. Sáng mai em sẽ liệu cách.
Sáng hôm sau, Dốc Ai đến mộ Kinh Kha, mặt hầm hầm giận dữ, muốn đập phăng pho tượng và quật mã lên, song thổ dân trong vùng theo năn nỉ cầu xin đừng phá phách, vì thế cho nên Dốc Ai nuốt hận trở về.


Về đến hưởng đường Dốc Ai ôm đầu suy nghĩ, rồi viết một đạo biểu chương dâng lên Sở Vương nói rõ mối thâm tình của ông ta với Tả Bá Đao. Trước đây, Tả Bá Đao đã hy sinh cho mình được sống, vì thế mới tao phùng Thánh Chúa, mong đội ơn sâu, nay xin hẹn lại kiếp sau mới đáp đền ơn Thánh Thượng.
Lời lẽ trong tờ biểu rất bi thiết.
Viết xong, Dốc Ai khóc lớn, rồi giao tờ biểu chương cho bộ hạ đem về triều phục mạng.
Còn mình thì đến trước mộ Bá Đao van vái rằng :
— Anh bị vong hồn Kinh Kha bức bách, em muốn đốt miểu và quật mồ để rửa hận cho anh, song dân chúng ngăn cản, vậy em tự nghĩ, em còn có cách là chết theo anh cho có bạn để họp nhau mà trừ loài quỷ hung hăn ấy.
Vái xong, Dốc Ai rút gươm tự vận.
Thổ dân thấy đôi tình thân thiết như vậy bèn đem xác Dốc Ai chôn gần nơi mộ Tả Bá Đao.
Đêm ấy, một trận cuồng phong nổi dậy, sấm sét ầm ầm, trong rừng thông vi vút như tiếng gươm giáo choảng nhau, lại có những tiếng hò hét như thiên binh ngàn tướng.
Trời sáng, mộ Kinh Kha bị bật tung, xương cốt ném đầy trước mộ. Tượng đá, miếu thờ đều bị gió cuốn đi đâu mất biệt.
Bọn tùy tùng trở về nước Sở, tâu lại đầu đuôi công việc.
Sở Vương bùi ngùi thương xót, tiếc cho những kẻ chân thành đã vùi thân trong nắm đất.
Muốn lạm rạng tình nghĩa thiết tha của đôi bạn ấy, vua Sở truy phong cho hai người lên chức Thượng đại phu, lập miểu tôn thờ, và làm bia ghi sự tích ly kỳ ấy.
Mãi đến nay, hương khói còn lưu truyền mãi mãi. Quanh vùng đó, những ai muốn kết nghĩa tử sanh với nhau đều dắt đến đó để thề nguyền.
Tấm gương yêu mến của hai người truyền tụng mãi đến muôn đời.
Các bậc sĩ phu đi ngang qua đó thường cảm kích đề vịnh, và đây là một bài :
Cổ kim đại nghĩa bao thiên ha.
Chỉ tại nhân tâm phương thốn gian
Nhị sĩ miếu tiền thu khí túc
Anh hồn thường bạn nguyệt quang hàn
Dịch :
Xưa nay nghĩa lớn trùm trời đất
Chỉ tại lòng người một chút nhân
Thu khí hắc hiu lồng trước miếu
Tình vươn thương bạn bóng trăng trong
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét