Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Lã Bất Vi 6

Trang 6 trong tổng số 35

Chương 3

HÀNH TRÌNH TỚI HUNG NÔ
Lã Bất Vi cùng hai gia nhân chờ đón từng người qua lại trên khắp mọi nẻo đường để bán lụa. Giờ đã là mùa thu. Những thửa ruộng sau mùa gặt giờ chỉ còn trơ ra những gốc rạ. Chưa có sương rơi, vẫn còn có thể trông thấy sắc màu xanh non của vài sợi cỏ ngọn cây lưa thưa giữa những khoảng đất rộng trên những thửa ruộng. Những cơn gió thu xào xạc cuốn theo từng đợt lá vàng rơi. Vài gốc cây khô trụi lá gầy guộc bất lực nhìn sắc trời cuối thu âm vang tiếng lá rụng mang theo hơi mùa đông tới.
Trời se lạnh, Lã Bất Vi nhóm lửa sưởi ấm, hâm nóng vài ngụm rượu để uống cho huyết mạch lưu thông, người ấm áp lên. Thời gian này, rất ít ai đi về vùng ruộng đồng ngoài thành ấp vì sợ cái lạnh tê người nơi đồng không hoang vắng ấy. Và chuyện làm ăn kiểu “lũng đoạn” của Lã Bất Vi cũng lắng nhạt đi tựa như sự tiêu điều của thời tiết vậy.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Một hôm, Lã Bất Vi tình cờ gặp người biểu diễn rắn cưỡi một con ngựa, lưng đeo kiếm. Không biết tại bởi đã quá mệt hay do quần áo mặc trên mình quá mỏng mà vừa nhìn thấy đống lửa trước mặt Lã Bất Vi, anh ta liền nhảy xuống ngựa, co mình sưởi ấm.
Lã Bất Vi nhận thấy đó là một chàng trai nhiều hơn mình dăm tuổi, dáng vẻ cương nghị, trầm tĩnh. Anh ta không hề bắt chuyện với Lã Bất Vi và hai gia nhân mà ngồi sưởi ấm một lát rồi tháo bầu rượu đeo bên sườn ra, định hớp vài ngụm. Lã Bất Vi liền giữ tay anh ta lại, đoạn đưa cho anh ta một ly rượu đã được hâm nóng, nói: “Uống rượu lạnh hại tỳ sinh bệnh, uống rượu ấm này đi”.
Người biểu diễn rắn không từ chối, cũng chẳng cám ơn, cầm lấy ly rượu tu ừng ực hai ngụm, chùi mép rồi đưa lại chiếc ly cho Lã Bất Vi.
Lã Bất Vi cảm thấy thật kỳ lạ, không lẽ người này bị câm hay sao?
Chợt con ngựa đứng bên cạnh hý lên một tiếng dài. Lúc này Lã Bất Vi mới để ý, con ngựa của người biểu diễn rắn là thuộc giống long mã mặt sư tử. Con tuấn mã lông đỏ thẫm có điểm những đốm đen đang lúc lắc cái bờm trông tựa một tấm lụa đỏ. Bốn chân cao, khoẻ đứng tựa hồ còn vững hơn cả bốn cột chống nhà. Toàn thân nó láng bóng như bôi mỡ. Mặc dù phải thồ theo xe đựng mấy con rắn nhưng bốn chiếc móng ngựa như đá chôn xuống đất, vững vàng không nhúc nhích.
Lã Bất Vi không ngớt miệng khen: “Con ngựa tuyệt quá! Con ngựa tuyệt quá!”

Hai gia nhân cũng nói: “Ở Bộc Dương chưa bao giờ được thấy một con tuấn mã to khoẻ như thế này, đến con ngựa dùng để kéo xe vàng cho Vệ Nguyên Quân e là cũng không sánh kịp!” Lã Bất Vi tò mò hỏi người biểu diển rắn: “Con ngựa quý này là giống ở đâu vậy?” Người biểu diễn rắn rốt cục cũng mở miệng: “Hồ Địa”. Lã Bất Vi hỏi tiếp: “Đó chẳng phải là quốc gia của người Hung Nô ở phương bắc đó sao?” Người biểu diễn rắn gật đầu. Lã Bất Vi lại hỏi: “Anh đến đó rồi ư?” Anh ta lại gật đầu. Lã Bất Vi nghe nói, ở nước Triệu, kể từ khi Triệu Võ Linh đề xướng: “Hồ phục kỳ lạ”, ở thành Hàm Đan nơi đâu cũng thấy người mặc trang phục của người Hồ, học cưỡi ngựa bắn cung. Bởi vậy, ở đó, ngựa và trang phục của người Hồ rất đắt.
Đã có người đến Hồ Địa mang theo lục là ngọc trân châu vốn rất rẻ đổi lấy ngựa tốt, quần áo bằng da thú đem về bán rất đắt trong thàng, kiếm lãi kếch xù. Lã Bất Vi cũng từng có ý tưởng này trong đầu nhưng ngặt nỗi đường sá không thuộc, ngôn ngữ không thông nên đành nhìn mà nuối tiếc. Người biểu diễn rắn đã từng đi tới quốc gia Hung Nô đang đứng trước mặt chàng đây chợt trở nên đầy lôi cuốn với Lã Bất Vi. Lã Bất Vi đến gần hơn một chút, thân mật hỏi: “Xin hỏi vị đại ca, nghe nói mười thước lụa như chúng tôi đang bán đây có thể đổi được mười mấy con ngựa của người Hồ có đúng không?” Người biểu diễn rắn đáp: “Đúng. Người Hồ đặc biệt thích lụa.” Lã Bất Vi lại hâm nóng thêm một ly rượu mời người biểu diễn rắn uống.
Lã Bất Vi thấy ánh mắt lạnh lùng của anh ta giờ đã trở nên ấm áp hơn đôi chút. Cũng có thể là sự nhiệt tình của chàng đã làm anh ta cảm động. Chợt, người biểu diễn rắn lên tiếng trước: “Ba người các anh can đảm, nhiệt huyết ở đây dầm mưa dãi nắng kếim chẳng nổi vài đồng. Chi bằng các anh mang vải lụa của mình tới chỗ người Hung Nô, cầm chắc đổi được 180 con ngựa tốt đem về Hàm Dương bán thì có thể kiếm được bằng với số lãi các anh kiếm ở đây 18 năm!” Lã Bất Vi vội đỡ lời nói tiếp: “Chúng tôi đâu phải không muốn như vậy! Hiềm nỗi núi cao, đường xa, lại không biết lối, ngôn ngữ chẳng thông, bởi vậy không dám mạo hiểm lên đường”.

Nói xong câu này, Lã Bất Vi nhìn chằm chằm, quan sát sắc mặt của người biểu diễn rắn, đoạn thăm dò tiếp: “Nếu mà được một người đã từng đi tới Hung Nô dẫn đường cho chúng tôi thì quả thực chẳng còn gì bằng!” Người biểu diễn rắn nhận thấy ý bóng gió trong lời nói của Bất Vi, do dự một lát rồi nói: “Như thế này vậy, ta sẽ đưa các anh đi một chuyến”.
Lã Bất Vi không giấu nỗi vui mừng hỏi: “Thật sao?”
Người biều diễn rắn đứng dậy, đập đập vào chiếc áo cho bụi đất bay xuống, nói: “Sáng ngày kia hẹn gặp tại đây, anh phải có một con ngựa để cưỡi và thồ hàng”. Nói rồi nhảy lên ngựa, lao vút đi.
Con người đến tên cũng không để lại mà nhận lời giúp đỡ một cách dễ dàng đến vậy khiến cho Lã Bất Vi vừa cảm thấy ngạc nhiên, vừa có cảm giác nghi hoặc. Nhưng rồi chàng nghĩ anh ta trông thật thà, nghĩa hiệp hẳn sẽ không đến nỗi hứa hươu hứa vượn, lời nói gió bay.
Về tới nhà, Lã Bất Vi kiểm tra lại toàn bộ số hàng, còn bảy trăm thước lụa, mua vào thêm ba trăm thước là vừa đủ một nghìn thước. Có việc vào thành mua ngựa là khiến chàng đau đầu một chút bởi lẽ chàng chưa hề cưỡi ngựa, nhìn thấy những con tuấn mã to khoẻ hung dữ mà phát run. Bất Vi cưỡi thử vài con, sau cùng cũng mua được một con có vẻ ngoan ngoãn vâng lời và dắt về nhà.
Ngay tối hôm ấy, Lã Bất Vi tìm đến nhà Phùng Quân Úy để từ biệt Hoàng Phủ Kiều. Kể từ lần chia tay trước nên bờ sông Bộc Dương, chàng và Hoàng Phủ Kiều mới gặp lại nhau một lần. Đó là vào ngày đầu tiên Lã Bất Vi đi buôn bán tơ lụa, chàng đã cắt ra một mảnh vải bông hình lá nho đẹp nhất tốt nhất và mua thêm một chiếc thoa cài đầu bằng vàng mang đến trước cửa nhà Phùng Quân Úy, vội vàng gặp rồi vội vàng chia tay với Hoàng Phủ Kiều.
Lần đầu tiên Lã Bất Vi nhìn thấy Phùng Quân Úy, vị lão tướng đã bao phen mặc giáp cầm gươm nam chinh bắc phạt với phong thái cởi mở, râu dài, nét mặt đôn hậu. Phùng Quân Úy vui mừng nói: “Con gái nuôi của ta thường nhắc đến công tử, ngợi ca công tử, hôm nay được gặp mặt quả là bậc hào hoa phong nhã, khí khái hơn người. Lần trước công tử đi mua đào từ vùng sơn cước trở về, lão phu vốn định bày tiệc tiếp công tử, tiếc một nỗi là phải tháp tùng Tể tướng đại nhân đi tuần thị vùng biên ải nên lỡ mất, quả thựa đáng tiếc. Hôm nay nhất định lão phu phải bày mâm đãi công tử!” Nói đoạn, không cần biết Lã Bất Vi có đồng ý hay không, liền sai quản gia chuẩn bị rượu thịt. Lã Bất Vi mặc dù vừa dùng bữa xong nhưng thấy lão Quân Úy chân thành nhiệt tình đến vậy nên chẳng tiện nói lời từ chối.
Lã Bất Vi cùng lão Quân Úy thưởng thức những món ngon vật lạ bên Hoàng Phủ Kiều đi tới đi lui tiếp rượu hầu thịt, chàng đã có một buổi tối đầy mãn nguyện.

Sáng sớm ngày hôm sau, một con ngựa tắm mình trong ánh nắng ban mai mang trên lưng chàng thanh niên ôm mộng tới Hung Nô quyết liều mình một phen, chẳng mấy chốc đã ra khỏi thành Bộc Dương.
Lã Bất Vi vừa phi ngựa tới điểm hẹn vừa nghĩ: “Không có lẽ nào anh ta lại không tới!”, chỉ đến khi chàng nhìn thấy từ xa bóng một người đang dắt ngựa đứng đợi ở đó, chàng mới trút được gánh nặng âu lo trong lòng.
Lã Bất Vi cùng người biểu diễn rắn trèo đèo vượt suối, ngày đi đêm nghỉ. Tới mỗi thành ấp, người biểu diễn rắn lại dựng rạp mời gọi người xem xiếc rắn đi thu tiền. Người biểu diễn rắn thâm trầm ít nói, biểu diễn xong quay về lữ điếm cũng không chuyện trò gì cùng Lã Bất Vi, mà một mình tới khoảng đất trống để đi quyền múa kiếm. Lã Bất Vi đã mấy lần hỏi quý tính đại danh của anh ta song anh ta đều cười nhạt mà rằng, công tử cứ gọi tôi là người biểu diễn rắn. Thấy anh ta nói vậy, Lã Bất Vi cũng không hỏi thêm nữa. Người biểu diễn rắn này kiệm lời nhưng rất hào phóng, anh ta thường lấy tiền biểu diễn để trả chi phí ăn ngủ dọc đường, điều này khiến Lã Bất Vi trong lòng áy náy.
Cuối cùng, hôm đó, Lã Bất Vi theo người biểu diễn rắn đến vùng biên giới gió thổi lồng lộng, có đồng cỏ rộng trải dài tít tắp. Người biểu diễn rắn thở phào thốt lên: “Đến rồi!”
Khi Lã Bất Vi cùng người biểu diễn rắn đặt chân lên mảnh đất hàn bắc, đi nghìn dặm chưa thấy bóng người. Là tác giả mà tài mọn, tôi không có cách nào miêu tả cho bạn đọc bức tranh sinh động về cuộc sống của dân tộc du mục Hung Nô này. May thay, đã có nhà sử học, nhà văn học Tư Mã Thiên, đành trích đôi lời thần diệu của ông để miêu tả phong tục, sinh hoạt của người Hung Nô thời bất giờ hầu bạn đọc.
Thuỷ tổ Hung Nô là hậu duệ họ Hạ Hậu, gọi là Thuần Duy. Trước thời Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, có Sơn Tuấn, Hiển Doãn, Hồn Châu… sinh sống ở Bắc Nam, di chuyển theo sự chăn nuôi gia súc. Số lượng gia súc của họ phần lớn là ngựa, bò, dê, một số gia súc đặc thù như lạc đà, lừa… Họ tìm đến những nơi có nước và cỏ, do vậy thường xuyên di chuyển. Không có thành quách và nơi ở cũng như vùng đất nông nghiệp nhất định, nhưng cũng có những khu đất không có văn tự thư tịch, dùng ngôn ngữ làm ước thúc. Trẻ con biết cưỡi dê, bắn chim thú, lớn một chút có thể săn bắn cáo, thỏ làm thức ăn. Đàn ông của họ đều biết bắn cung, cưỡi ngựa. Tập tục của họ là: bình thường vô sự, thì theo đàn gia súc, lấy việc săn bắn để duy trì cuộc sống; gặp tình hình nguy cấp, mọi người đều tập luyện binh sĩ, dàn trận, đi xâm lược người khác là thiên tính của họ. Binh khí mà họ thường dùng là cung tên, binh khí ngắn là dao kiếm, mâu, thuẫn. Khi tác chiến, nếu thuận lợi thì tiến công, không lợi thì rút lui, bỏ chạy không cho là nhục. Chỉ cốt có lợi, không để ý đến lễ tiết. Từ vua cho đến thường dân, ai cũng ăn thịt súc vật mặc áo da thú, khoác chăn lông. Thanh niên khoẻ mạnh được ăn thức ăn ngon, người già ăn những thức dư thừa. Họ coi trọng trai tráng khoẻ mạnh, coi thường người già cả yếu đuối. Bố chết, con có thể lấy mẹ kế làm vợ; anh em chết, anh em của người đó có thể lấy vợ cảu người chết làm vợ mình. Tập tục của họ là mỗi người đều có tên, không kiêng kị, lại không có họ và chữ…

Phóng tầm mắt ra xa trên bình nguyệ trải rộng bao la, Lã Bất Vi thấy có những túp lều nho nhỏ tựa như những hạt đậu được vãi ra tứ phía. Hai con ngựa phi lên phía trước mặt cho từng đợt gió táp, những túp lều nhỏ mỗi lúc một rõ nét và trở nên to hơn. Lã Bất Vi nhìn rõ trước mặt chàng có năm túp lều vải, trong đó một lều trướng cao và to hơn hẳn những lều khác, trên vải lều có hình hoạ đẹp đẽ, trên đỉnh lều, một lá cờ đỏ thắm viền xanh đang tung bay trong gió. Lã Bất Vi và người biểu diễn rắn nhảy xuống ngựa, mở túi ra, dùng một thứ mực đen đựng trong túi xoa lên mặt. Người Hung Nô quy định, sứ thần và khách thương người Hán nếu không theo phong tục mà bôi đen lên mặt sẽ không được phép vào nhà họ.
Người biểu diễn rắn cho Lã Bất Vi hay, lều trướng lớn trước mặt là của Hữu Cốc Lãi Vương quan tước tương tự như Tể tướng cảu nước Vệ và bảo Lã Bất Vi cùng anh ta vào triều kiến ông ta. Người biểu diễn rắn bảo Lã Bất Vi đừng sợ, đã có anh ta nói giúp chàng.
Hai bên cửa lều là hai tên lính lưng dắt dao, sau khi bẩm báo, Lã Bất Vi và người biểu diễn rắn được đưa vào trong. Khi tấm dạ trên cửa buông cũng là lúc mùi tanh khét ở đâu hầm hập bao lấy Lã Bất Vi, trong giây lát, Bất Vi cảm thấy lạnh toát sống lưng.
Đây là lần đầu tiên đến Hung Nô. Trước mặt chàng giờ là một toán người đang ngồi trên một tấm thảm dạ, ở giữa là một người trông rất cao lớn vạm vỡ mình khoác da thú, hai bên là một vài vị quan thần và thê thiếp. Lã Bất Vi nghĩ, người này hẳn là Hữu Cốc Lãi Vương rồi.
Người biểu diễn rắn quỳ lạy Hữu Cốc Lãi Vương theo nghi lễ của người Hung Nô, Lã Bất Vi cũng làm theo, quỳ xuống thảm. Lã Bất Vi nghe thấy người biểu diễn rắn dùng một thứ ngôn ngữ lai tạo giữa tiếng Hồ và tiếng Hán rất khó nói để bẩ, với Hữu Cốc Lãi Vương về mục đích chuyến đi của họ. Sau đó, người đã dùng tiếng Hồ trò chuyện cùng vị thủ lĩnh của người Hung Nô. Hai người nói chuyện say sưa, Hửu Cốc Lãi Vương cười phá lên khoái trá.
Lã Bất Vi và người biểu diễn rắn được một trưởng bộc có bộ râu quai nón đưa ra khỏi lều. Người biểu diễn rắn cho hay, chuyện làm ăn đã bàn bạc xong mười thước lụa sẽ đổi một con ngựa. Lã Bất Vi giao một nghìn thước lụa cho vị trưởng bộc này. Đổi lại chàng sẽ được nhốt trên một bãi đất bao quanh bởi hàng rào gỗ, trong đó những con ngựa đang hý vang ầm ĩ như một dàn đồng ca, màu lông sặc sỡ như một bức tranh dưới hoàng hôn tuyệt đẹp. Vị trưởng bộc mời Lã Bất Vi và người biểu diễn rắn kiểm tra những con ngựa.
Lã Bất Vi đếm nhanh, nhưng cứ đếm chưa được hơn mười con thì lại bị những con khác nhảy nhót xung quanh làm hoa cả mắt, đếm không nổi. Người biểu diễn rắn nói, không cần phải đếm, hơn vài con thiếu vài con cũng chẳng sao, trâu ngựa đối với người Hung Nô cũng chỉ như gà vịt đối với chúng ta mà thôi.
Bên cạnh chuồng ngựa có độc một chiếc lều, bên trong có giường đệm, thức ăn và bếp lửa. Vị trưởng bộc nói, nơi này được chuẩn bị cho những thương gia người Hán tới Hung Nô. Người biểu diễn rắn nói: “Sáng mai phải đưa hết số ngựa này đi, về đến chợ ở thành Hàm Dương rồi, chúng chỉ cần hý mấy tiếng thôi là lập tức đã biến thành tiền trong túi Lã đại thương gia rồi!”

Đây là cấu nói dài nhất, hài hước nhất mà người biểu diễn rắn thần bí, khó hiểu nói với Lã Bất Vi trên suốt chặng đường dài nghìn dặm mà hai người cùng đi bên nhau. Trên mảnh đất hoang vu giữa cái lạnh tê tái của trời đất Lã Bất Vi chợt nghĩ: vận mệnh con người, chớp mắt vạn biến. Việc mà mới đây thôi còn tưởng là chỉ biết nhìn mà tiếc, không với tay nổi thì trong chốc lát, tựa hồ như trăm nghìn đoá sen chợt nở bừng trước mắt ta! Nửa tháng trước đây, chuyện đổi lụa lấy ngựa đối với ta vẫn còn rất lờ mờ, không rõ nét, vậy mà bây giờ thì sao? Ôi, một món tiền lớn đã ở gần trong tầm tay rồi, thật dễ như trở bàn tay vậy!
Ở nơi thảo nguyên mênh mang, khoáng đạt này, màn đêm buông xuống nhanh hơn ở thành Bộc Dương. Khi mặt trời vừa lặn, trời vẫn còn hơi sáng, nhưng rồi sau đó, rất nhanh, ánh hoàng hôn lẫn sắc thần bí ùa xuống bao phủ bốn xung quanh những túp lều. Từng cơn gió tây thổi rào rào, tựa hồ như những cô thiếu nữ xấu hổ, chỉ khẽ làm lay động cỏ cây vàng khô bên ngoài lều trướng, tạo nên những âm thanh trống trải và xa xôi.
Lúc đi ngủ, người biểu diễn rắn thái độ rất lạ ra hiệu cho Lã Bất Vi rằng, đêm ở đất Hung Nô này có thể có những hiểm nguy khó lường, và anh ta thì thầm: “Chúng ta mặc áo vào nhưng phải nằm dưới gầm giường”. Sau này Lã Bất Vi nhớ lại, đêm ấy, chàng đã bị đánh thức. Có hai vệt lửa quét sáng trong lều rồi tắt ngay. Sau đó chàng nghe thầy có tiếng Hung Nô loáng thoáng chen lẫn tiếng gió. Chàng nín thở hồi lâu, rồi một cánh tay kéo chàng ra khỏi gầm giường.
Trong bóng tối đen như mực, Lã Bất Vi nghe thấy giọng nói run run của người biểu diễn rắn: “Có người muốn giết chúng ta, chúng ta phải đi mau thôi”. Bên ngoài lều tối mù mịt. Dưới ánh sao yếu ớt, Lã Bất Vi nhìn thấy một lưỡi dao trắng đang lay động trông như một con rắn, thanh kiếm sắc trong tay người biểu diễn rắn càng làm cho chàng cảm thấy dường như sắp có một trận quyết tử diễn ra. Đằng xa, có hai quầng lửa soi sáng cả một khoảng tối. Hai kẻ Hung Nô tay cầm đuốc, tay cầm dao tìm kiếm. Người biểu diễn rắn nhẹ nhàng không một tiếng động tiến lại sau lưng chúng, chỉ kịp nghe thấy hai tiếng kêu khô khốc “Ai a”, “Ai a”, rồi hai bó đuốc rơi xuống đất. Lã Bất Vi kinh hãi nghĩ: “Có lẽ anh ta đã giết chết cả hai tên rồi”. Người biểu diễn rắn đang lật giở quần áo của hai tên Hung Nô đã hồn lìa khỏi xác, Lã Bất Vi vội vàng lao tới nói: “Tìm gì vậy? Chúng ta mau chạy thôi!” “Tù và” Người biểu diễn rắn có lẽ đã tìm thấy, đứng dậy nói với Lã Bất Vi: “Công tử cưỡi ngựa của tôi, tôi cưỡi ngựa trong chuồng, mau!” Lã Bất Vi dắt con ngựa màu đỏ thẫm đang buộc ngoài lều, người biểu diễn rắn mở cửa chuồng ngựa, phóng mình nhảy lên lưng con ngựa lao ra trước, nói với Lã Bất Vi: “Chạy nhanh theo tôi, kiểu gì cũng phải ghìm được cương ngựa cho chắc!”
Hai con ngựa lao đi trong đêm tối. Người biểu diễn rắn thổi tù và, những tiếng “tu… tu… tu…” giục gọi hơn một trăm con ngựa trong chuồng cùng lao ra vùn vụt. Lã Bất Vi nắm chặt bờm ngựa, người tung lên tung xuống. Lúc đầu chàng còn nghe thấy tiếng gió thổi vun vút, sau đó chỉ còn tiếng vó ngựa rầm rập tựa tiếng gió thét mưa gào làm rung chuyển mặt đất. Màn đêm dày đặc vùng hàn bắc dần lùi lại sau lưng họ…

Hai cánh cửa lớn hai thành Hàm Dương của nước Triệu vốn đã bị thời gian làm cho phai màu đỏ thẫm, giờ trước dòng cuộn chảy của hơn một trăm con ngựa tiền hô hậu ủng dường như đã trở nên chật chội. Bụi cuốn dưới vó ngựa tựa như một lớp mây mù dày đặc phủ trên nóc nhà. Lã Bất Vi và người biểu diễn rắn đang gò mình trên lưng ngựa trong lớp gió bụi như đang cưỡi mây vờn sương vậy. Mọi người nhìn thấy một đội quân người ngựa lao tới vùn vụt như giông bão kéo đến trước cơn mưa đều vội vàng nhường đường. Hàm Đan là đô thành nổi tiếng từ thời Xuân Thu Chiến Quốc. Theo sự giải thích của chú giả Trương Yến trong cuốn “Hán thư” thì Hàm, là tên núi; Đơn, nghĩa là tận cùng. Bởi lẽ núi Hàm cao vô cùng tận cho nên được gọi là Hàm Đơn. Thành bắt nguồn từ ấp, bởi vậy thêm chữ ấp vào chữ “Đơn” thành chữ “Đan”. Mảnh đất người đông vật nhiều này, phố phường chằng chịt, xóm ngõ giăng giăng. Đi men theo các đường phố dọc ngang, hai bên đường lần lượt hiện ra rất nhiều nơi buôn bán, nào là các cửa hiệu cờ bay phấp phới, nào là các quán trà, tiệm ăn, tiệm rượu. Cách một đoạn phố lại xuất hiện một lầu các cao vút có vọng lâu với rường cột chạm trổ, thoáng nhìn biết ngay là một nhà dòng dõi trâm anh thế phiệt. Trên phố người đi lại như mắc cửi, thỉnh thoảng lại có xe ngựa lộng lẫy của một bậc vương hầu khanh tướng nào đó hoặc những chiếc xe có đính tua cờ của các tiểu thư đi qua, quả là “xe ngọc ngà của bậc vương hầu tấp nập lại qua, dây cương vàng của bậc khanh tướng rộn ràng lui tới”. Còn có biết bao thiếu nữ xinh đẹp, cổ đeo vòng ngọc, xiêm áo thanh thoát, gương mặt thắm hồng. Ngoài ra còn có một vài người mặc trang phục của người Hung Nô, đây là vết tích của chủ trương “Hồ phục kỳ lạ” do Triệu Linh Vương từng khởi xướng. Ngồi trên lưng ngựa, Lã Bất Vi không biết nên nhìn ngắm gì trước biết bao cảnh đẹp của một đô thành phồn hoa thịnh vượng như thế này. Khi chàng và người biểu diễn rắn dẫn đoàn ngựa tiến vào cổng chợ, Bất Vi càng cảm thấy hoa mắt trước bao nhiêu là thứ đẹp. Được bày bán có ngọc trân châu, lụa là gấm vóc, rồi giày da, đồ gốm, dao găm, xe ngựa. Người bán người mua chen chúc, tiếng mời gọi vang lên rộn ràng. Người đi không có chỗ vòng lại, ngựa xe chẳng có chỗ quay đầu.
Hơn một trăm con ngựa của Lã Bất Vi chả mấy chốc bán hết. Bất Vi cùng người biểu diễn rắn tìm một nhà trọ loại hảo hạng để nghỉ ngơi, tính ra được lãi trọn hai trăm dật vàng. Lã Bất Vi chia đôi số vàng đưa cho người biểu diễn rắn một nửa, anh ta nói đưa cho anh ta quá nhiều, anh ta lại chẳng phải bỏ vốn nên kiên quyết không nhận. Lã Bất Vi cau mày nói, nếu đại ca từ chối không nhận, hẳn là chê kẻ tiểu đệ đền ơn không xứng chăng? Lần này đi lên vùng đất của người Hồ ở miền Bắc, may mà có đại ca dẫn đường chỉ lối, chuyển nguy thành an, nếu không, đừng có nói là hai trăm dật vàng chứ đến hai mươi dật cũng không kiếm nổi. Tiểu đệ nhận một trăm dật, cũng cảm thấy hổ thẹn vô cùng! Người biểu diễn rắn thấy Lã Bất Vi không phải hạng người tham lam gian xảo nên cũng không từ chối nữa!

Lã Bất Vi dặn chủ quán cẩn thận làm mấy món ăn thơm phức, mua một hũ rượu, muốn cùng người biểu diễn rắn nâng ly chúc mừng, uống cho thoả sức. Rượu thịt đã được mấy hồi, Lã Bất Vi và người biểu diễn rắn đều đã ngà ngà say. Lã Bất Vi không úp mở nói thẳng những lời bấy lâu nay vẫn giấu trong lòng: “Huynh đệ sống chết có nhau đã được hơn một tháng. Đệ thấy huynh là bậc quân tử hiệp nghĩa, trung dũng, đệ cũng chẳng phải kẻ tiểu nhân tham tiền vô đạo, huynh đệ chúng ta cũng coi như là duyên phận trời ban, tâm đầu ý hợp. Nhưng, quý tính đại danh, xuất xứ lai lịch của đại huynh ra sao, đối với đệ vẫn là điều bí ẩn, điều này khiến cho tiểu đệ suy nghĩ, day dứt”. Người biểu diễn rắn vẫn lặng thinh không nói. Lã Bất Vi hỏi: “Huynh tên họ là gì?” Người biểu diễn rắn đáp: “Người biểu diễn rắn”. Lã Bất Vi nổi giận: “Đệ không hiểu, tại sao huynh lại phải giấu kín tên họ của mình?” Người biểu diễn rắn đỏ mặt tía tai nói: “Bởi vì ta là kẻ đã thả rắn trong cung của Vệ Nguyên Quân cắn chết công tử Nộ Khiên, có lẽ Vệ Nguyên Quân giờ đang sai thích khách đến các nước chư hầu truy bắt ta!”
Thì ra vụ án mạng mà dân chúng đang bàn tán xôn xao xảy ra ngay chốn hoàng cung lại do người biểu diễn rắn thâm trầm ít nói đang đứng trước mặt chàng đây gây ra. Lã Bất Vi hỏi: “Huynh và Vệ Nguyên Quân có thù oán gì?” Người biểu diễn rắn nói:”Kể ra thì dài lắm! Công tử có biết cũng chẳng để làm gì! Lời của bậc quân vương mới đáng giá nghìn vàng, quân vương đâu có thể là kẻ gian xảo, vô đạo, cạn nghĩa được! Tôi có một bảo vật, có thể sẽ giúp ích cho việc buôn bán của công tử. Ớ phía tây bắc nước Tề có một thái ấp nhỏ, nhà tôi ở đó. Trong vườn tử có một cây thân cong, dưới cây này có chôn bảo vật đó, công tử hãy đi đào lấy nó”. Người biểu diễn rắn nói xong, vòng tay chào từ biệt Lã Bất Vi. Lã Bất Vi lưu luyến rơi lệ hỏi: “Đại huynh đi thế này, chẳng biết về phương nào, huynh đệ còn có cơ họi gặp lại không?” Người biểu diễn rắn cảm động mà rằng: “Bốn bể là nhà, giang hồ phiêu bạt. Bao giờ được gặp lại nhau, còn phải xem chúng ta có duyên phận không đã!” Lã Bất Vi tiễn người biểu diễn rắn ra cửa lữ điếm, nhìn theo cái bóng đơn độc cho đến khi đã chìm vào dòng người qua lại mới quay gót về phòng. Lòng chàng chợt cảm thấy hơi hối hận, nếu chàng không cố tình căn vặn tên họ thân thế của người biểu diễn rắn thì anh ta hẳn sẽ không bất đắc dĩ mà nói chuyện thả rắn cắn chết công tử Nộ Khiên. Có lẽ anh ta thấy hối hận vì đã nói ra, sợ bị sát hại, vội vàng bỏ đi. Lã Bất Vi tự quyết với lòng rằng, rồi sẽ có một ngày, chàng sẽ trở thành một thương gia ở cái thành Hàm Đan này.
Về tới nhà, Lã Bất Vi đem câu chuyện chàng mạo hiểm đi đến Hồ Đại bắc hàn làm ăn kể cho cha mẹ nghe, không quên thêm đôi ba chi tiết cho sinh động. Hai vị song thân nghe mà giật mình kinh sợ. Nghe xong, cả hai nhìn Lã Bất Vi với một ánh mắt lạ lùng. Có lẽ nào chàng trai râu ria đã mọc lởm chởm đầy mặt kia lại là con trai của họ? Đây chính là đứa con đã bất chấp hiểm nguy, đùa giỡn cái chết đến tận vùng Hồ Địa của họ đó sao? Ánh mắt hiền từ không rời khỏi khuôn mặt, niềm tự hào dâng tràn trong lòng họ: “Đây đích thực là con trai Lã Bất Vi của chúng ta rồi!” Tiếc là họ không được gặp mặt người biểu diễn rắn tốt bụng ấy.

Bảo vật của người biểu diễn rắn rốt cục là cái gì? Chắc chắn nó phải kích thích sự tò mò ghê gớm nên mới khiến cho Lã Bất Vi quyết băng ngàn dặm đường đến nơi thành ấp nước Tề. Khi đến nơi rồi, họ cảm thấy đây là một mảnh đất thần bí. Khi đã đặt chân vào vườn tử, Lã Bất Vi không lập tức chạy tới gốc cây thân cong để đào bới tìm kiếm mà đưa mắt nhìn khắp quang cảnh đổ nát, từng đống gạch ngói ngổn ngang - hậu quả cảu ngọn lửa chiến. Lã Bất Vi cản thấy, nơi đây, khi loạn lạc chưa xảy ra, cũng là nơi ở của một gia đình giàu sang có địa vị. Giữa cảnh hoang tàn này, có mấy con chim lông cánh sặc sỡ nhìn thấy Lã Bất Vi tới liền cất giọng hót vang khắp nơi rồi bay đi. Lã Bất Vi dõi nhìn đàn chim dần bay xa, thầm nghĩ: “Chủ nhân ngôi nhà nay liệu có được bình an vô sự như những con chim này không, có tìm được nơi khác nương thân không?” Nghĩ đến đây, chợt Lã Bất Vi đoán rằng, nhất định trong đó chủ nhân của ngôi nhà này có một người là người ấy!
Lã Bất Vi là người đầu tiên xắn tay áo dùng chiếc xẻng sắt sắc nhọn đào xuống lớp đất sét mềm dưới gốc cây tử thân cong, lòng chàng chợt run lên hồi hộp: một lát nữa thôi, ở đây sẽ lộ ra ngọc ngà châu báu, hay tiền đồng tiền bạc, hay là vô số tơ lụa?...
Lã Bất Vi thấy mấy người cùng đến với mình thi nhau đào bới. Lộ dưới lớp đất đầu tiên là mấy cái hộp miệng nhỏ bụng phìng to, miệng bịt bằng da thú. Lã Bất Vi bóc miếng da thú, lấy ở trong ra một quyển sách. Bên trong mấy cái hộp còn lại cũng đều là những thẻ tre. Lã Bất Vi sai người nhấc những cái hộp để sang một bên, tiếp tục đào bới sâu rộng dưới tán cây tử cành lá lưa thưa. Đất bùn ẩm ướt dưới gốc cây chất dần thành gò. Chẳng có gì ngoài những con giun đỏ hỏn. Mọi người mồ hôi đầm đìa, có người ngồi thở hổn hển.
Lã Bất Vi ngồi nghỉ tại đó, trong lòng nghĩ: “Hay là chúng ta đào không đúng chỗ?” Ông căng mắt nhìn xung quanh chỉ có chỗ này có mấy cây tử và chỉ có cây này chếch ngọn. Hay là đào chưa tới nơi? Người biểu diễn rắn nói với mình, đây là vật quý mình có thể dùng cả đời không hết, nó nhất định có giá trị rất lớn. Là vật có giá trị như vậy, ông ta càng không thể chôn một cách qua loa đại khái được. Huống hồ, ở đây lại không có người canh giữ, nên phải chôn thật sâu. Tục ngữ nói, đào sâu ba thốn, bây giờ cũng không còn kém bao nhiêu nữa! Nghĩ đến đây, Lã Bất Vi lại ra lệnh cho mọi người đào tiếp. Càng đào xuống dưới, lượng nước trong đất càng lớn, giày cũng bị nước ướt sũng. Đào một chập nữa, chân của mọi người đều sũng dưới bùn đất. Nhìn thấy đất bùn đen nhão, Lã Bất Vi nghĩ: người biểu diễn rắn này có lừa dối mình không? Xem anh ta xương cốt cứng cỏi, mi mắt ngay ngắn. Không thể giảo quyệt đưa mình chui vào bẫy. Anh ta có thể hứng lên mà nói vậy thôi, lấy câu chuyện làm quà. Hai người không quen biết gặp nhau, người ta dựa vào cái gì mà tặng những thứ quý giá cho mình.
Lã Bất Vi nghĩ đi nghĩ lại, cho rằng người biểu diễn rắn chỉ thuận miệng nói ra mà thôi. Ông nhìn những người phía trước mình mẩy đầy đất và mồ hôi, giống như những con rắn vừa chui ở trong hang ra, bị người biểu diễn rắn làm trò chơi.

Lã Bất Vi nghĩ đến đây, vung tay nói: “Đừng đào nữa”. Mấy người từ trong hố đất sâu rộng mệt mỏi chui lên. Chàng bảo mọi người nghỉ ngơi một lát, sau đó về Bộc Dương. Lã Bất Vi ngồi đó hết sức chán ngán, thò tay vào trong hộp lấy ra một tấm thẻ tre tiện tay lật xem, giở đi giở lại. Lã Bất Vi như bừng tỉnh: “Người biểu diễn rắn nói muốn tặng mình vật quý vô giá dùng cả đời không hết, chính là bộ sách này đây!”
Bộ sách này có tên là “Kế Nhiên”. Lã Bất Vi nhớ khi còn đi học nghe thầy giáo giảng qua. Kế Nhiên… bảy thiên, Phạm Lãi mới dùng năm thiên đã khiến cho người nước Việt hưng thịnh, xưng bá Trung Nguyên. Sau này Phạm Lãi từ quan đi buôn, vận dụng sách “Kế Nhiên” trở thành người giàu có ức triệu. Mãi về sau này, Lã Bất Vi hết lòng hâm mộ quyển sách này, nhưng chưa được đọc qua. Không ngờ, hôm nay vô tình lại được nó ở đây.
Người soạn sách “Kế Nhiên” chính là Kế Nhiên trong “Ý LÂM” của Mã Thông viết: Kế Nhiên, người Khâu Bồ Thượng đất Thái, họ Tân Thị, tự văn Tử, vốn là công tử nước Tấn. Sau nam du xuống nước Việt, Phạm Lãi theo học. “Kế Nhiên” là một bộ trước tác bao quát muôn vật, kế sách dân giàu nước mạnh. Tư Mã Thiên trong “Sử Ký Hoá Thực Liệt Truyện” viết: Trước kia Việt vương Câu Tiễn bị khốn trên núi Hội Kê mới sử dụng Phạm Lãi, Kế Nhiên. Kế Nhiên nói: “Biết sẽ đánh nhau thì phải chuẩn bị chiến tranh, biết mùa vụ của hàng hoá và nhu cầu của mọi người mới được coi là biết hàng hoá. Nắm vững quan hệ giữa mùa vụ với nhu cầu, tình hình cung cấp và nhu cầu hàng hoá trong thiên hạ thì có thể thấy được rõ ràng. Năm ở hành “Kim” thì được mùa, ở hành “Thuỷ” thì mất mùa, ở hành “Mộc” sẽ mất mùa, khó khăn, ở hành “Hỏa” sẽ khô hạn. Khi trời hạn thì phải chuẩn bị thuyền, khi ngập lụt phải lo chuẩn bị xe. Đây là nắm vững đạo biến hoá của vạn vật. Thông thường cứ sáu năm một lần được mùa, sáu năm một lần hạn hán, mười hai năm có nạn đói lớn. Thóc gạo bán ra mỗi đấu giá hai mươi tiền, nông dân chịu thiệt; mỗi đấu giá chín mươi tiền, người làm nghề thủ công, buôn bán sẽ chịu thiệt. Người làm nghề công thương bị tổn thất, ruộng sẽ bỏ hoang, không ai đi khai khẩn. Đo đó giá ngũ cốc cao nhất cũng không được quá tám mươi tiền, thấp nhất không thể dưới ba mươi tiền, như vậy công, nông, thương đều có lợi. Giá ngũ cốc bán ra cũng có sự điều chỉnh với giá các mặt hàng khác. Thu thuế chặt chẽ và cung cấp thị trường đều không thể thiếu. Đây là đạo lý trị quốc. Ngay như tích luỹ hàng hoá, cần phải tích trữ chắc chắn, có thể để được lâu dài, để tiêu thụ, mới không lo lỗ vốn. Trong buôn bán, hàng hoá dễ hư hỏng thì không nên tích trữ chờ giá. Nghiên cứu hàng hoá dư thừa hay thiếu thốn thì biết được xu hướng gái cả của hàng hoá. Giá cao đến đỉnh điểm thì sẽ hạ, giá thấp đến kịch điểm thì sẽ tăng. Khi giá cả tăng đến điểm cao nhất thì phải đem hàng hoá tích trữ ra bán ngay, khi giá hành thấp nhất thì phải nhanh chóng thu mua vào. Phải để cho đồng tiền chu chuyển giống như dòng nước chảy không ngừng.” Việt Vương Câu Tiễn theo sách lược của Kế Nhiên thực thi trong mười năm, đất nước cường thịnh, dùng tiền bạc đi mua quân sĩ, các chiến sĩ xung phong lâm trận, không sợ tên đạn, giống như khi khát muốn uống nước, Việt Vương rút cục đã báo được thù, tiêu diệt nước Ngô hùng mạnh. Sau đó lại dẫn quân lên phía bắc vào Trung Nguyên, thị uy chư hầu, xưng là một trong ngũ bá thời Xuân Thu.
Sau khi Phạm Lãi giúp nước Việt rửa sạch mối nhục ở núi Hội Khê, thở dài nói: “Sách lược của Kế Nhiên có bảy điều, nước Việt mới dùng năm điều đã báo được thù. Sách lược đó trong trị quốc rất hữu hiệu, ta phải dùng nó trị gia”. Vậy là làm một chiếc thuyền nhỏ vượt sông lớn, thay tên đổi họ. Đến nước Tề, tự gọi là: “Xích Di Từ Bì”; đến đào ấp gọi là “Chu Công”. Chu Công cho rằng đào ấp là trung tâm của thiên hạ, thông với các nước chư hầu, là yếu địa trong giao dịch hàng hoá, ông liền đặt mua sản nghiệp, tích trữ hàng hoá, tuỳ cơ ứng biến, không khắt khe với mọi người - Sở dĩ giỏi về kinh doanh sản nghiệp, biết dùng người tài, lại nắm vững thời cơ. Trong mười chín năm, ba lần kiếm được cả ngàn vàng, hai lần phân tán tài sản cho bạn bè khó Khăn và các huynh đệ ở xa. Đây chính là khi giàu có thì thực thi ân đức, sau khi Phạm Lãi già yếu, giao cho con cháu nắm giữ cơ nghiệp, con cháu kế thừa sự nghiệp của ông, không ngừng phát đạt, cho tới khi già yếu lên tới triệu lạng vàng. Do đó, khi nói đến phú hào, mọi người đều nhắc đến Chu Công.
Lã Bất Vi như vật được chi bảo, bê bộ “Kế Nhiên” đã đem đến cho ông biết bao sự tin tưởng và bí quyết về Bồ Nương. Sự vui sướng của thành công ban đầu đã đem đến cho vị thương nhân trẻ tuổi lần đầu bước chân vào sự sinh nhai mạo hiểm một sự phấn khích và cổ vũ to lớn.
Lã Bất Vi mong muốn được gặp Hoàng Phủ Kiều, kể cho người con gái đã khiến ông xao xuyến từ lâu này quá trình buôn ngựa mang đầy màu sắc thần bí, kể về người biểu diễn rắn đối với ông ân trọng như núi nhưng bây giờ không biết ở đâu, lại cho nàng xem bộ sách dày kể những chuyện về buôn bán này, cuối cùng sẽ trao tặng nàng những vàng bạc tế nhuyễn đã mua cho nàng ở Hàm Đan. Hoàng Phủ Kiều sẽ đưa ánh mắt say sưa, đầy vẻ phấn khích nhìn mình, và không ngừng kêu lên: “Chà, nguy hiểm thế!”… Khi nàng trông thấy những món quà hậu hĩnh mà chàng mang về, nàng sẽ càng vui sướng và…
Nghĩ tới những điều này, Lã Bất Vi thấy trái tim mình rạo rực. Chỉ có điều chàng muốn những điều này sẽ diễn ra tại nhà mình. Chàng nghĩ: hay là mời Hoàng Phủ cô nương đến nhà, vừa thân mật lại thuận tiện, như vậy hai người sẽ không có cảm giác không tự nhiên thoải mái như ở nhà Phùng Quân Uý. Chàng có thể khua chân múa tay, có thể thoải mái bộc bạch…
Lã Bất Vi ôm ấp giấc mộng đẹp này trong suốt lúc đi dạo trong buổi chiều tà. Lã Bất Vi nhìn lên nền trời phía tây rộng lớn, những đám mây hình thù kỳ lạ, nhiều màu sắc, có cả hình long li quy phượng. Lã Bất Vi phấn chấn, rảo bước nhanh hơn trong ngõ nhỏ đang nhập nhoạng tối.
Đã có kế sách để làm giàu, hơn lúc nào hết Lã Bất Vi càng khao khát thứ tình cảm ngọt ngào với một người con gái.

Lã Bất Vi cùng Hoàng Phủ Kiều vai kề vai thong dong bước bên nhau. Hoàng Phủ Kiều hôm nay trang điểm rất kỹ lưỡng, hương thơm từ nàng toả ra khiến Lã Bất Vi thấy lòng xao xuyến, mơ màng. Chưa bao giờ chàng có cảm giác gần gụi với một người con gái như thế này, gần đến mức chàng cảm nhận được cả hơi thở lẫn nhịp tim của nàng.
Bất Vi lắng nghe Hoàng Phủ Kiều nói, chàng cảm nhận được sự lo âu tận đáy lòng qua giọng nói run rẩy của nàng.
“Lần này chàng đi biệt hơn hai mươi ngày, thiếp quả vô cùng lo lắng”
“Ta và người biểu diễn rắn ấy đều cưỡi ngựa, nếu đi bộ thì phải mất đến một năm rưỡi ấy chứ”.
“Gặp bọn Hung nô ấy, chàng có sợ không?”
“Sợ chứ, bọn chúng kẻ nào cũng cao to vạm vỡ, tanh hôi khủng khiếp. Khi ta và gã thích khách vào được hang ổ của Hữu Cốc Lãi Vương, ta thấy quân hung nô kẻ nào cũng dao gươm sáng loáng, mắt mũi trợn trừng. Người bình thường trông thấy ắt phải sợ đến hồn bay phách lạc, chẳng khác gì nơi hang hùm miệng cọp! Nhưng ta vẫn bình thản, không chút kinh hãi, đường hoàng tự tin tranh luận với chúng, đối đáp sắc sảo. Sau cùng, tất cả bọn chúng đều tròn mắt há miệng, ngoan ngoãn lặng im nghe ta nói. Lã Bất Vi cảm thấy những lời khoa trương tự mãn này của chàng, nói được cho Hoàng Phủ Kiều nghe, chàng thật hạnh phúc biết bao! Ánh trăng như dát bạc soi rọi bóng chàng và nàng bên nhau trên con đường mờ ảo.
Bước chân vào sau cánh cửa nhà mờ tối, Lã Bất Vi chợt cất giọng run run khẽ gọi “Hoàng Phủ cô nương”! Chàng biết, ngay lúc này và chính tại đây, tất cả đã chín muồi đủ để Hoàng Phủ Kiều đáp lại tấm tình cảm mà chàng sẽ biểu lộ với nàng. Và quả vậy, Phủ Kiều lặng lẽ quay nghiêng sang phía Bất Vi. Chàng biết, giờ đây, đôi tay chàng đang sắp đón đợi một niềm hạnh phúc.
Bất Vi giang tay ôm Hoàng Phủ Kiều vào lòng và cảm thấy bờ môi mình khao khát. Gương mặt Hoàng Phủ Kiều, từ sống mũi, nét môi đều nổi bật sáng rõ dưới ánh trăng. Bất Vi không kìm nổi lòng mình, áp khuôn mặt thô ráp bởi những sợi râu vào mặt Hoàng Phủ Kiều và đặt lên môi nàng một nụ hôn. Hai đôi môi nồng nàn gắn chặt vào nhau. Họ say đắm trong nụ hôn đầu…
Ánh đèn dầu soi tỏ tất cả căn phòng. Lã Bất Vi sau khi đã trấn tĩnh lại chậm rãi kể cho Hoàng Phủ Kiều nghe về quãng thời gian mà chàng đi buôn lụa kiểu “lũng đoạn” bất chấp bao khó khăn cực nhọc. Và đương nhiên, đối với Lã Bất Vi, anh chàng đã khổ luyện với văn chương thơ phú mười năm thì thêm thắt đôi lời khoa trương cho câu chuyện của mình thì không khó. Lã Bất Vi thấy Hoàng Phủ Kiều chăm chú lắng nghe, mắt mở to không chớp. Đến đoạn chàng đi tới vườn tử ở một thành ấp nghèo nọ, Bất Vi chợt cảm thấy dường như trống ngực Hoàng Phủ Kiều bỗng đập dồn dập, rồi nàng bật khóc, nức nở thành tiếng.
Lã Bất Vi ngạc nhiên, im bặt hỏi Phủ Kiều: “Hoàng Phủ cô nương, có chuyện gì vậy?”
Hoàng Phủ Kiều đứng dậy, bước tới bên cuốn sách “kế nhiên” đang mở, tay khẽ khàng vuốt nhẹ từng mặt trúc trơn láng, gọi: “Đại ca ơi, đại ca ơi!”
Lã Bất Vi càng kinh ngạc không hiểu, hỏi: “Đại ca? Ai là đại ca của nàng?”
Hoàng Phủ Kiều đáp: “Chính là người biểu diễn rắn ấy”

Lã Bất Vi bán tín bán nghi hỏi: “Anh ta đích thực là đại ca của nàng ư?”
Hoàng Phủ Kiều thổn thức kể: “Cái vườn tử nơi thành ấp nghèo nàn ấy chính là nhà thiếp. Thiếp còn nhớ ngày nhỏ thường cùng đại ca Hoàng Tử Nghĩa chơi đùa dưới cây tử thần cong ấy. Có một lần, anh ấy nhanh thoăn thoắt như khỉ leo lên trốn trên cây làm thiếp sợ phát khóc tìm kiếm khắp nơi… Bộ “kế nhiên” này là do một người bạn tên Tư Không Mã tặng đại ca thiếp bởi lẽ anh ấy vốn là người không ham hố chuyện buôn bán làm giàu mà chỉ thích đao thương kiếm thuật, dạy chó luyện rắn…
Lã Bất Vi áy náy: “Giá mà anh nàng không giấu tên giấu họ thì ta đã sớm giúp được hai người đoàn tụ rồi”.
Hoàng Phủ Kiều đáp: “Thiếp nghĩ, đại ca thiếp hẳn sẽ đi tìm Vệ Nguyên Quân báo thủ rửa hận, phanh xác, băm thây Nguyên Quần, con trai của hắn, thê thiếp của hắn làm trăm mảnh! Chúng tôi là gia tộc Hoàng Phủ, sống ở nước Tấn, ở cả nước Vệ, đại ca e liên luỵ đến họ và liên luỵ đến cả thiếp nữa!”. Lã Bất Vi hiểu ra gật đầu, cảm thấy thương cho hoàn cảnh của hai anh em Hoàng Phủ Kiều.
Hoàng Phủ Kiều hỏi: “Khi chia tay với chàng ở Hàm Đa, đại ca không nói sẽ đi đâu ư?”. Lã Bất Vi đáp: “Ta cũng hỏi nhưng anh ấy chỉ bảo, bốn bể là nhà, phiêu bạt giang hồ”. “Thiếp phải đi tìm đại ca của thiếp” Hoàng Phủ Kiều quả quyết.
Lã Bất Vi phát hiện, trong đôi mắt tuyệt đẹp của Hoàng Phủ Kiều ánh lên tia nhìn sắc nhọn mà chàng chưa từng bắt gặp.
Lại một lần nữa, Lã Bất Vi lang thang giữa thành Hàm Đan tấp nập người xe để tìm kiếm Hoàng Phủ Kiều, những ngọn lạnh buốt làm tuyết trắng bay đầy trời mang đến cho đô thành của nước Triệu một mùa đông đáng nhớ.
Khi mới nghe Hoàng Phủ Kiều nói: “Thiếp nhất định phải đi tìm đại ca của thiếp!” Lã Bất Vi cho rằng đó chỉ là lời nói gío bay của một nữ nhi dễ xúc động, đâu ngờ Hoàng Phủ Kiều lại nói sao làm vậy. Hôm đó là buổi chiều sau khi Hoàng Phủ Kiều đã rời nhà chàng đi được 3 ngày, có một người nô bộc của Phùng Quân Uý hớt hải đến tìm chàng. Phùng Quân Uý gửi cho Lã Bất Vi một mảnh lụa bạc, trên đó là dòng chữ nhỏ nhắn nắn nót: “Con đi Hàm Đan đây”. Phùng Quân Uý vừa giận vừa thương người con gái nuôi đã ra đi mà không một lời từ biệt. Lã Bất Vi miện an ủi Phùng Quân Uý nhưng trong lòng chàng đang nghĩ đến cảnh người con gái một thân một mình lang thang trên từng con phố nhỏ nơi đô thành rộng lớn xa lạ với bao mối hiểm nguy.
Lã Bất Vi biết rõ khắp đường phố ngõ ngách ở cái thành Hàm Đan đất rộng người đông này để hỏi một cô gái tên là Hoàng Phủ Kiều thì chẳng khác gì mò kim đáy bể. Mấy ngày trời đội mưa đội tuyết tìm kiếm mà dã tràng xe cát. Chàng vừa cảm phục ý chí người con gái trọng tình anh em, vừa giận hành động bướng bỉnh điên rồ của nàng khiến chàng phải lao tâm khổ tứ như thế này.
Có điều, Lã Bất Vi hoàn toàn chẳng thể ngờ rằng, chính bước chân tìm kiếm của chàng in dấu trên con đường phủ tuyết trắng đang dẫn chàng đến với một mảnh đất mới cho cái nghiệp làm thương nhân của chàng.
Khi ta men theo dòng chảy thời gian, cùng bước chân của Lã Bất Vi trên con đường tìm kiếm kế sinh nhai, tìm kiếm những mốc đáng chú ý của lịch sử, ta rút ra kết luận Lã Bất Vi là kiểu thương nhân luân có khả năng có phát hiện mới cho công việc buôn bán của mình.

Khi Lã Bất Vi đang ở Hàm Đan thì nước Triệu xảy ra một sự kiện chính trị quan trọng. Chính sự kiện này đã khiến cho Bất Vi hiểu được thế nào là món lời kếch sù do một viên ngọc nhỏ đem lại. Sự kiện xảy ra ở nước Triệu chính là cuộc đấu tranh ngoại giao xung quanh viên ngọc - ngọc bích họ Hoà.
Về lai lịch viên ngọc bích họ Hoà, “Hàn Phi Tử, Hoà Thị Bích”. Có viết như sau: trước kia có người nước Sở, tên là Biện Hoà, nhặt được ở núi Kim Sơn một viên ngọc quý vẫn chưa mài rũa mang hiến cho Sở Lệ Vương, Sở Lệ Vương sai người thợ ngọc xem thử, thợ ngọc nói là đá. Sở Vương cho rằng, Biện Hoà mang ngọc giả đến lừa dối mình, phán xử Biện Hoà tội hình, chặt của anh ta chân phải. Sau khi Lệ Vương chết, Sở Vũ Vương kế vị, Biện Hoà lại đem hiến viên ngọc, Vũ Vương sai thợ ngọc kiểm tra, thợ ngọc lại nói đây là một hòn đá, Vũ Vương lại chặt chân trái của Biện Hoà. Sau khi Sở Vũ Vương chết, Sở Văn Vương kế vị, Biện Hoà không dám mang ngọc đi tặng nữa mà ôm viên ngọc khóc ở núi Kinh Sơn ba ngày ba đêm, chảy khô cả nước mắt, chảy cả ra máu. Sở Văn Vương nghe được tin này cho người đến hỏi tại sao lại khóc thống thiết như vậy? Biện Hoà trả lời: “Tôi không phải bị chặt mất hai chân mà đau buồn. Tôi đau buồn vì tôi hiến ngọc cho đại vương rành rành là một viên ngọc quý, lại nói nó là đá; rõ ràng là kẻ trung thần thì lại nói là lừa dối. Đây là cái cớ vì sao tôi đau buồn!”
Vậy là Sở Văn Vương đem cho người thợ mài ngọc rũa, quả là một viên bảo ngọc màu sắc loá mắt, trên đời chỉ có một. Gọi nó là Ngọc Bích họ Hoà.
Thấm thoắt thoi đưa, đến năm 283 trước CN, Ngọc bích họ Hoà đã trở thành báu vật trong tay Huệ Văn Vương nước Triệu. Các nước chưa hầu và sứ thần của họ khi đến Hàm Đan đều yêu cầu Huệ Văn Vương mang Ngọc Bích họ Hoà cho họ xem, lấy làm no mắt. Phàm những ai đã xem qua viên ngọc này đều không ngớt lời ca tụng.
Khi đó nước Tần đã trở thành một trong thất hùng thời Chiến Quốc. Tần Chiêu Tương Vương rất ao ước có được Ngọc Bích họ Hoà, vì vậy ông ta phái sứ giả mang quốc thư sang bái kiến Huệ Văn Vương nước Triệu, nói muốn đổi mười năm thành trì lấy viên ngọc đó. Huệ Văn Vương xem xong bức thư bèn cùng đại tướng quân anh dũng thiện chiến Liêm Pha cùng các đại thần bàn bạc, muốn đem Ngọc Bích họ Hoà mang sang nước Tần nhưng lại sợ Tần Vương bội tín không giao mười năm thành trì, sẽ bị lừa; nếu không đem viên ngọc sang Tần lại sợ bị Tần Vương đánh. Huệ Văn Vương cùng bá quan văn võ bàn bạc đi bàn bạc lại nhưng vẫn không đưa ra được một kế sách vẹn toàn. Trong khi đó, việc đồng ý hay không đồng ý đem viên ngọc đổi mười năm thành trì nước Tần cũng phải trả lời sớm. Chọn đi chọn lại cũng không tìm ra ai đi sứ nước Tần. Huệ Văn Vương vô cùng lo lắng. Chính lúc đó, quan Tổng quản Diệu Hiền tiến cử một người với Huệ Văn Vương: “Môn khách tại hạ có Lạn Tương Như trí dũng song toàn, tôi thấy để người đó đi sứ nước Tần là hợp lý nhất”. Huệ Văn Vương bèn cho triệu kiến Lạn Tương Như tại cung tấu Dương, Huệ Văn Vương nói: “Tần Vương muốn đổi viên Ngọc Bích họ Hoà lấy mười năm thành trì, ông thấy thế nào?”
Lạn Tương Như thẳng thắn nói: “Nước Tần mạnh, nước Triệu yếu. Chúng ta không thể không đồng ý”. Huệ Văn Vương lo lắng hỏi: “Điều quả nhân lo lắng là nếu Tần Vương có được ngọc quý của quả nhân rồi lại không giao thành trì cho chúng ta nữa, lúc đó làm thế nào?”.
Lạn Tương Như đã có chủ định sẵn nói: “Nước Tần dùng mười năm thành trì đổi lấy viên Ngọc Bích họ Hoà của nước Triệu, Triệu không đồng ý tức là Triệu đuối lý, Triệu đem ngọc bích sang Tần, Tần không trao mười năm thành trì cho Triệu, vậy thì nước Tần đuối lý. Hai cái này cái nào hay hơn? Tôi thấy đem viên Ngọc Bích họ Hoà sang nước Tần vẫn là thượng sách. Tôi phụng chỉ đi sứ, nếu quả thật nước Tần đem mười năm thành trì trả cho Triệu, tôi sẽ để viên ngọc lại Tần và đem bản đồ mười năm thành trì về; nếu Tần không giao mười năm thành trì, tôi sẽ đem viên ngọc về nguyên vẹn”.
Huệ Văn Vương thấy Lạn Tương Như nói năng trôi chảy, có chủ kiến liền phái ông làm sứ thần mang ngọc đi sứ nước Tần. Tần Chiêu Vương triệu kiến Lạn Tương Như trong Chương Đài, Lạn Tương Như mang Ngọc Bích họ Hoà trình lên, Chiêu Tương Vương nhận lấy viên ngọc yêu thích không muốn rời tay, ngắm đi ngắm lại, rất vui sướng. Sau đó đưa cho bọn thị tì, cung nữ và ái thiếp xem. Mọi người đều vô cùng tán thưởng, đồng loạt chúc mừng TầnVương.
Một mình Lạn Tương Như bị bỏ quên dưới điện, đứng đợi rất lâu không thấy Tần Vương nhắc tới chuyện giao cắt mười năm thành trì. Lạn Tương Như nghĩ: “Tần Vương quả nhiên muốn chiếm đoạt viên ngọc họ Hoà này”. Ông bèn nói với Tần Vương: “Trên viên ngọc có một chút vết, xin để tôi chỉ cho Đại Vương xem”.

Tần Chiêu Vương đem viên ngọc đưa cho Lạn Tương Như nói: “Viên ngọc hoàn mĩ như thế này, sao quả nhân không thấy vết nứt của nó?”
Lạn Tương Như nắm chặt viên ngọc, lui lại mấy bước, sát vào cây cột trong cung, phẫn nộ nói với Tần Vương: “Đại Vương muốn có được viên ngọc quý này, sai người đưa thư cho Triệu Vương tôi, Triệu Vương triệu tập bá quan văn võ bàn bạc, mọi người đều nói: “Nước Tần lòng tham vô đáy, dùng thế mạnh bức người, muốn dùng mấy lời nói suông để lừa bịp nước Triệu lấy viên ngọc”. Vậy nên sau khi bàn bạc không muốn đem viên ngọc này đi. Nhưng tôi cho rằng, dân thường khi giao kết với nhau còn biết giữ tín nghĩa, không đến nỗi lừa dối nhau, huống hồ đường đường là quân vương nước lớn! Và lại vì một viên ngọc mà để mất hoà khí với nước Tần, như thế không tốt. Triệu Vương nghe lời tôi, trai giới năm ngày, trên triều đình đích thân giao quốc thư cho tôi, sai tôi mang ngọc bích sang Tần. Đây là Triệu Vương tôn trọng uy vong của đại vương, biểu thị đặc biệt tôn kính! Giờ tôi đã đến quý quốc, Đại Vương không tiếp kiến tôi tại triều đình mà ở cung thất tầm thường, lễ tiết đơn giản, thái độ ngạo mạn còn đưa ngọc cho bọn mỹ nhân làm trò đùa với tôi. Tôi thấy ý Đại Vương không muốn giao cắt mười năm hành trì, muốn đoạt không lấy viên ngọc. Nếu Đại Vương nhất định muốn bức ép tôi, tôi tự nguyện mang cả đầu mình lẫn viên ngọc đập nát trước cây cột này”. Nói xong, Lạn Tương Như bê viên ngọc, nghiêng mắt nhìn cây cột, nộ khí bừng bừng, dường như sắp lao vào cây cột.
Tần Chiêu Tương Vương vô cùng hoảng sợ, sợ rằng sẽ vỡ mất viên ngọc quý vội tạ tội với Lạn Tương Như, khuyên ông không nên làm như vậy. Lại giả nhân giả nghĩa sai người mang bản đồ đến, chỉ cho Lạn Tương Như xem, mười năm toà thành từ chỗ này tới chỗ này sẽ trả về Triệu. Lạn Tương Như biết Tần Vương lòng dạ gian trá, ông nói với vua Tần: “Ngọc Bích họ Hoà là vật báu trong thiên hạ, Triệu Vương tuy rất yêu quý nó nhưng sợ thế nước Tần mạnh nên không dám không hiến cho đại vương. Trước khi Triệu Vương giao viên ngọc này đã từng trai giới năm ngày, bây giờ Đại Vương cũng cần trai giới năm ngày, cử hành nghi lễ long trọng trong triều, khi đó tôi sẽ dâng viên ngọc lên Đại Vương”.
Tần Chiêu Tương Vương không thể chiếm đoạt, đành phải đồng ý.
Lạn Tương Như biết rằng, Tần Chiêu Tương Vương nhất định sẽ bội ước, đêm đó ông sai một tên tuỳ tùng mặt quần gai áo ngắn giả làm dân thường, bí mật đem viên ngọc họ Hoà trở về nước Triệu.
Năm ngày sau, Tần Chiêu Tương Vương cử hành nghi lễ trọng thể tại Triều đình, chuẩn bị tiếp nhận viên ngọc. Lạn Tương Như hiên ngang đi vào triều, nói với Tần Vương: “Quý quốc từ Tần Mục Công đến nay, trước sau đã hai mươi mấy vị quân vương, chưa ai giữ tín bao giờ. Tôi cũng sợ bị đại vương lừa gạt cho nên đã sai người đem ngọc về Triệu. Tần là nước mạnh, Triệu là nước yếu. Chỉ cần nước Tần có thành ý đổi mười năm thành trì lấy ngọc thì hãy sai sứ thần sang Triệu, Triệu Vương không thể không đồng ý. Tôi biết đã lừa gạt Đại Vương, không coi trọng Đại Vương, xin Đại Vương cứ trị tội tôi!”.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét