Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Lã Bất Vi 5

Trang 5 trong tổng số 35

Chương 2

BỎ QUAN TÒNG THƯƠNG
Lã Bất Vi trở về nhà lúc trời nhập nhoạng tối, cứ nhìn đăm đăm vào cánh cửa nhà kho trầm tư suy nghĩ: “Hoàng Phủ Kiều có thể đi đâu được cơ chứ?”
Cha Lã Bất Vi đang chỉ bảo đám thợ xây điện rước thần, thấy Lã Bất Vi cứ thẫn thờ nhìn vào nhà kho liền gọi chàng lại dặn dò: “Bất Vi, sau này nhà ta sẽ có các vị thần bảo vệ. Sáng nay, cha đã phát hiện một kẻ nô lệ bỏ trốn trong nhà kho, cha đã đuổi đi rồi!”
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Lã Bất Vi vờ như không để ý lơ đãng hỏi lại: “Không biết cô ta đi đâu nhỉ?”
Lã Hâm nói: “Ai mà biết được”.
Lúc trưa nay khi về đến nhà, Lã Bất Vi để ý thấy trước cửa nhà họ Tống có mấy cỗ xe trông rất sang trọng với những con tuấn mã phủ đệm rực rỡ, lại còn có cả một đội kỵ binh oai vệ. Chàng dò hỏi mới biết, thì ra điện rước thần của nhà họ Tống xây rất đẹp, có người đã bẩm báo với Vệ Nguyên Quân, Vệ Nguyên Quân rất khen ngợi, họm nay ngự giá đến Tống gia ngự lãm ban thưởng.
Lúc này Lã Bất Vi mới để ý, khoảng đất phía Tây Bắc Tống gia đã được dựng một toà lầu rường cột chạm trổ sơn son thiếp vàng cao vút tới tận trời xanh.
Lã Bất Vi chưa từng được thấy long nhan Vệ Nguyên Quân nên đứng nấp sau cánh cửa nhà chờ đợi. Một lát sau, chàng nghe thấy tiếng nhạc vang lên rộn rã, rồi tiếng hô “vạn tuế” rền vang. Lã Bất Vi nghĩ: “Có lẽ Quốc vương chuẩn bị hồi cung”. Chàng liền thò đầu ra nhìn về phía cổng nhà Tống gia. Ngay lúc ấy, chàng chỉ kịp nhìn thấy một người chừng tuổi trung niên đầu đội vương miện đính chuỗi ngọc, tư thế uy phong bước ra.
Lã Bất Vi đoán chừng, đây hẳn là Vệ Nguyên Quân.
Chuỗi ngọc đính trên vương miện khiến Lã Bất Vi kông nhìn rõ mặt Vệ Nguyên Quân. Mũ mạo rữc rỡ của quân vương được gọi là “diên”, vốn là chiếc mũ hình ống tròn được cách điệu. “Diên” trước cao sau thấp, hơi nghiêng về phía trước thể hiện cái tư thế của bậc quân vương đứng từ trên cao mà nhìn xuống thiên hạ. Bên ngoài quan diên là màu đen, bên trong màu hồng ngọc. Phần trước của diên được trang điểm bởi những dây tua mảnh màu sắc sặc sỡ được đính bởi những viên ngọc trân châu lóng lánh, gọi là “chuỗi ngọc”. Thiên tử có mười hai chuỗi ngọc, mỗi chuỗi có mười hai viên ngọc, tổng cộng là một trăm bốn bốn viên. Đây là mũ mạo từ thời Châu Thiên tử quen đội. Rồi lễ nhạc bị băng hoại nhiều nhưng các bậc quân vương vẫn cứ mô phỏng kiểu mũ ấy, có khác chăng chỉ là số lượng những viên ngọc. Những viên ngọc rực rỡ sắc màu buông phía trước diên ấy không chỉ là lối phục sức của bậc hào hoa mà còn thể hiện cho sắc thái thần bí và vẻ tôn nghiêm của bậc quân vương. Khi tiếp kiến các hạ thần, quốc vương có thể quan sát thần thái của họ qua những khe hở giữa các chuỗi ngọc nhưng kẻ hạ thần thì không thể nhìn rõ thái độ của nhà vua.
Khi chiếc mũ miện đính các chuỗi ngọc lúc lắc của Vệ Nguyên Quân cùng đoàn vệ binh rầm rộ đã khuất nơi cuối phố, Lã Bất Vi run lên thầm nghĩ: “Tiền bạc có thể đem lại cho con người ta thật nhiều thứ!”
Chẳng mấy chốc một tháng vui vẻ ở cửa hiện tơ lụa đã trôi qua, Lã Bất Vi lại phải quay trở về chỗ đại phu Vệ Hoành tiếp tục làm môn khách. Chàng hoàn toàn không ngờ rằng, chàng bị cấm cửa. Môn dịch của Vệ Hoành lạnh lùng cho chàng hay, Vê đại phu nói chàng đã đánh ngựa trước cửa phủ Tống Kỳ làm kinh động phủ nội, hành vi thất lễ, nếu chàng tiếp tục làm môn khách ở đây sẽ làm tổn hại đến danh tiếng của Vệ đại phu, nay chàng hãy tìm nơi chốn khác.
Lã Bất Vi đâu ngờ cảnh ngộ u ám này của đời mình, lảo đảo đi về nhà. Cái tin này khiến Lã Hâm vô cùng đau đớn, nước mắt cứ thế giàn giụa trên gương mặt in hằn bao sóng gió cuộc đời của ông.

Lã Bất Vi an ủi cha: Cha à, đừng đau lòng nữa, trời đã cho con sinh mạng ắt chẳng bạc đãi con. Vệ Hoành từ chúng ta nhưng đâu thể tuyệt đường của cha con ta. Muốn làm bồi thần môn khách mong hưởng bổng lộc chứ không vì tiền bạc ở cái thành Hàm Dương rộng lớn này thì ông trời quyết không th6ẻ tuyệt đường của con người ta!
Ánh trăng sáng và bóng cây rợp bao trùm đình viện nơi Lã Bất Vi đang ngồi suy ngẫm day dứt. Những sự việc xảy ra trong một tháng nay mang lại cho chàng biết bao cảm xúc. Đánh ngựa làm kinh động ư, tại sao không phạt chàng tiền công một tháng thôi? Hay là tại bởi vì Tống gia có tiền, có thế, kết giao với các bậc quyền quý, đến Vệ Hoành đại phu và Châu Bác đều đến Tống gia ăn cơm chúc thọ; Vệ Nguyên Quân hà tất lại ngự giá đến Tống gia, làm rạng danh tổ tiên, được hưởng lộc triều đình, đây chẳng phải là vì Tống gia có tiền nên mới xây điện rước thần mái cao thân lượn, khắc phượng chạm rồng, sơn dầu dát bạc đấy sao! Lã gia nhà ta nếu lưng dắt vạn quan thì cũng có thể xâu được điện rước thần mang màu sắc hoàng gia như thế, Vệ Nguyên Quân khi ấy lại cũng sẽ chẳng ngự giá đến Lã gia sao! Hoàng Phủ Kiều đi về đâu không rõ, sao chẳng thấy chút tăm hơi? Hay nàng vẫn mang nỗi xấu hổ trong lòng, nếu ta cũng giàu có như Tống gia thì đừng nói là mười dật vàng, đến một trăm dật vàng cũng dễ như trở bàn tay, cũng sẽ chẳng đến nỗi bỏ lỡ thời cơ mà dễ dàng kết giao được với Hoàng Phủ Kiều! Tiền bạc có thể làm cho con người ta được tôn quý, hiển vinh, tiền bạc có thể mua được tước vị, tiếng tăm, tiền bạc có thể trải ra con đường tiến thân đầy những gấm hoa dẫu cho con người ta đang ở trong cũng lầy đen tối… Người khác, trước là mưu cầu quan chức, tước vị, sau dựa vào quan tước để tranh điền ấp, bổng lộc, rồi tích tụ tiền của, giàu có vang danh. Ta lại muốn đi một con đường ngược lại, làm kẻ buôn bán, tích luỹ bạc tiền, sau đó mới tranh quan đoạt tước, phong hầu bái tướng.
Hoài bão về tiền đồ mà chàng tự vẽ nên khiến cho Lã Bất Vi háo hức đến không ngủ được. Sáng sớm hôm sau, Lã Bất Vi điềm tĩnh nói với cha rằng hôm nay chàng rỗi rãi nên muốn đi thăm sư phụ Bá Hạ. Chàng muốn tạm thời không để người cha già đang rất khổ tâm lại thêm một lần nữa phải nhọc lòng suy nghĩ bởi những toan tính được mất chỉ vì những ý tưởng còn rất mơ hồ, mung lung của chàng. Lắng nghe một câu từ miệng người quân tử hơn cả đọc sách cả mười năm. Lã Bất Vi vừa đi vừa phỏng đoán không biết Bá Hạ tiên sinh sẽ tỏ thái độ ra sao trước sự lựa chọn của chàng.
Đã một tháng Lã Bất Vi mới lại đặt chân đến chốn này, gia cảnh Bá Hạ tiên sinh vẫn vậy, nhà nhỏ dậu thưa, bụi gai che cửa sổ. Tất cả cảnh vật nơi đây đều mang lại cho Lã Bất Vi một cảm giác rất đỗi thân quen. Thấy chàng đến, Bá Hạ mừng rỡ ra đón. Rồi, một bình trà đặc, hai thầy trò ngồi trên đất, Lã Bất Vi rủ rỉ tâm sự với thầy về ý tưởng từ bỏ con đường mưu cầu quan tước để dấn thân vào chốn buôn bán, thương nhân.
Bá Hạ chăm chú nghe, nghe xong, ông trầm ngâm hồi lâu rồi nói: “Bất Vi, ta rất khâm phục cốt cách và hoài bão biết nhìn xa trông rộng của con”.
Lã Bất Vi vội vàng đứng dậy, khẽ cúi người lo lắng nói: “Thầy nói vậy, con quả xấu hổ vô cùng”.
Bá Hạ vẩy tay ra hiệu cho Lã Bất Vi ngồi xuống, rồi cất giọng chân tình nói: “Bất Vi, đừng vì lễ nghi khách khí thầy trò. Suy nghĩ của con quả thực là cờ cao một nước hơn người , hợp thời thuận thế. Con cũng biết Khổng Khâu tiên sinh vốn là quan đại thần nước Lỗ từ thời hơn hai trăm năm về trước, trước đây ta vô cùng bái phục văn chương đạo đức của ông ta. Đặc biệt là khi nghiền ngẫm tập “Luận ngữ”, mỗi câu mỗi chữ trong đó đều soi rạng thứ ánh sáng hiền triết, đều là những danh ngôn chí lý. Nhưng bỗng gần đây, khi đọc những trước tác cảu Khổng tiên sinh, ngẫm nghĩ suy tư thì tình cảm sùng bái của ta dành cho ông ấy đã bị dao động, nói cách khác, ta nhận thấy, không phải tất cả những lời của Khổng tiên sinh đều là những chân lý bất di bất dịch. Ví như, Khổng Tử nói, bậc quân tử trượng nghĩa còn kẻ tiểu nhân hám lợi; bậc quân tử lo việc đạo nghĩa chứ không vì bần hàn mà bận tâm. Ta không cho là như vậy. Cớ sao có thể nói mưu cầu lợi ích vật chất, tránh cảnh cơ cực bần cùng tất thảy đều là bụng dạ, suy nghĩ của kẻ tiểu nhân? Không có bạc tiền, nghèo hèn khốn khó mà nói đến đạo, đến nghĩa há chẳng phải viễn vông sao? Ta có vừa được nghe một câu nói của Quản Trọng, vốn từng làm đến chức thượng khanh cho Tề Hoàn Công, rằng: “Gạo đầy kho mới hiểu lễ tiết, áo ấm thân mới thấu nhục vinh”. Đó quả là một lời răn dạy sâu sắc mà mới mẻ, người d6an chỉ có thể hiểu được lễ tiết là gì khi họ đã được ăn no, chỉ có thể biết cái gì là vinh, cái gì là nhục khi họ đã được mặc ấm. Cho nên quân tử phong lưu thì dễ lòng hành đức, tiểu nhân no đủ thì dốc sức dốc công. Bậc quân tử khi đã rương cao hòm đầy thì có thể thi ân hành đức, còn kẻ bình dân khi đã có chút của dư thừa thì có thể thêm sức cần lao. Cũng giống như nơi nước sâu mới có cá lội, chốn núi cao mới có thú về, có giàu sang mới tính được chuyện nhân nghĩa. Kẻ giàu có tiền có thế, dang tiếng càng bay xa, mất tiền mất thế, môn khách cũng sẽ đều quay gót bỏ đi, bởi vậy đã có người nói rằng: thiên hạ nô nức, khi còn lợi, thiên hạ quạnh hiu, lợi chẳng còn. Ôi, bậc quân vương nghìn cỗ xe, kẻ chư hầu vạn mái nhà, bậc khanh tướng trăm phòng thất chẳng vẫn sợ bần hàn sao, trách chi được kẻ thất phu với đôi gian nhà chật?”

Từng lời của Bá Hạ thâm thuý diệu kỳ, khiến Lã Bất Vi mở mắt bao điều, chàng vội nói: “Những lời rao giảng của tiên sinh khiến cho đệ tử thấy được những việc chưa từng thấy, nghe được những điều chưa từng nghe.Xin tiên sinh chậm rãi từng lời để đệ tử chắp bút ghi lại, treo nơi đầu giường, bên cạnh án thư mà răn dạy bản thân”.
Bá Hạ cười lớn mà rằng: “Ấy, hà tất phải câu nệ như vậy. Hôm nay con tới, ta rất vui mừng; Con muốn thay đổi sự lựa chọn về sự nghiệp của mình, quả là điều trọng đại. Thế nên ta mới góp nhặt đôi câu, nhiều lời một chút, vị tất đã khúc chiết chỉn chu, có chăng chỉ là bàn bạc cùng con để con tham khảo”.
Lã Bất Vi vô cùng thành tâm nói: “Không, từng câu từng lời của tiên sinh đều là lời khuyên quý báu, khiến cho tâm tư mơ hồ cảu con như được rạng soi”.
Bá Hạ nói tiếp: “Nếu quả thực như vậy, thì thầy sẽ lại có đôi lời dông dài cùng con. Tử Hạ là một trong những đệ tử xuất sắc nhất trong số bảy hai đệ tử của Khổng Tử. Tử Hạ có một học trò rất nổi tiếng, tên là Lý Khôi.
Nguỵ Vương Nguỵ Văn Hầu chiêu mộ nhân tài, đã phong cho Lý Khôi làm tể tướng. Trong thời gian chấp chính, Lý Khôi đã thực thi biện pháp tấc đất tấc vàng, phá bỏ ranh giới canh điền, phát triển điền canh thuỷ lợi, thậm chí còn tính toán giúp Nguỵ Văn Hầu. Có một lần Lý Khôi đã tính toán cho Nguỵ Vương xem về một mảnh đất vuông vức rộng trăm lý, có chín vạn hecta ruộng, nếu trừ đi diện tích rừng núi, hà trạch, thành ấp, làng mạc thì thực tế diện tích canh tác chỉ còn được sáu vạn mẫu. Nếu lúc thuận thời, cần cù canh tác, mỗi mẫu tăng sản ba đấu thì sáu vạn hecta cũng tăng được một trăm tám mươi thạch. Nguỵ Vương vốn là bậc hiền minh rất nghe theo lời Lý Khôi, tiếp thu kế sách hoa màu: quốc cường dân phú của ông, Nguỵ quốc nhờ vậy nhanh chóng cường thịnh. Hay chuyện Sở Vương tin dùng Ngô Khởi, Tần Hiếu Vương tín nhiệm Thương Ương, những nước chư hầu này đã thực thi biến pháp, tích của tụ tài, trở nên cường thịnh, từng bước hoàn thành bá nghiệp. Thời thay đổi, sách lược trị quốc của các bậc quân vương cũng phải thay đổi, thế gọi là thức thời vậy. Thời thượng cổ thiên vị đạo đức, trung cổ xem trọng trí mưu, cận kim phát huy vũ lực và đương thời trọng thị kinh tế. Thời nhà Thuấn, có bộ lạc Miêu không chịu khuất phục, tướng Vũ xin chinh phạt, Thuấn nói: làm vậy không được, chúng ta không dùng đức trị người mà nay lại dùng lực, há chẳng phải bất đạo hay sao? Suốt ba năm, vừa thuyết giáo, vừa răn đe, người Miêu mới khuất phục. Bất Vi, con xem, Thuấn phái quân tay cầm rìu cầm khiên nhưng lại cùng người Miêu ca hát, thế người Miêu mới khuất phục, thật diệu kỳ biết bao, dùng đạo cảm hoá lòng người thời ấy quả có sức mạnh vô biên. Đến thời cận đại thì sao? Có một lần, nước Tề toan tiến công nước Lỗ, Lỗ Vương liền phái Tử Cống - một môn sinh xuất sắc của Khổng Tử đi thuyết giáo, hòng dùng đạo đức mà cảm hoá nước Tề bãi binh hoà hiếu. Tử Cống lý lẽ sắc sảo tới nước Tề diễn thuyết một hồi, người nước Tề nghe xong liền cười mà rằng: “Tử Cống tiên sinh, không phải tiên sinh nói lời vô lý, nhưng cái chúng ta cần là đất đai chứ không phải những lời căn vẻ bùi tai”. Và, quân đội nước Tề tấn công nước Lỗ, khuyếch trương biên giới đến cánh cửa thành nước Tề có năm trăm mét. Bất Vi, thử so sánh mà xem, thời thượng cổ, dùng đạo đức đi giáo hoá đã hàng phục được cả một bộ lạc, đến thời cận đại, lại dùng đạo đức đi thuyết giáo thì suýt dẫn đến hoạ diệt vong cho cả một quốc gia! Thời thế nay, chư hầu đua tiếng, mưu đồ thôn tính đối phương, độc dựng cơ hồ, theo ta, gốc rễ là kinh tế hưng thịnh, nước phú quân mạnh”.

Sau một hồi thao thao bất tuyệt, Bá Hạ ngừng lời, chậm rãi nhấp trà.
Lã Bất Vi nói: “Trước kia nghe kẻ bình dân quê mùa nói: Lời châu ngọc không kén chọn sang hèn; vẫn cho là lời phi lý. Giờ mới thấy, lời kẻ tiện nhân cũng đâu kém sâu xa”. “Chính vì vậy nên ta ủng hộ hoài bão của con, Bất Vi ạ! Hãy can đảm lên!”
“Có sự khích lệ của thầy, con thấy mình vững vàng biết bao!”. Lúc chia tay, Bá Hạ tháo chiếc vòng ngọc khắc rồng chạm phượng đang đeo trên mình trao cho Bất Vi, chân tình nói: “Rồi đây con đặt chân vào chốn thương trường. đi Nam về Bắc, thầy trò thật chẳng dễ gặp mặt nhau, con hãy giữ miếng ngọc bội này bên mình nhé! Có thể nó sẽ giúp con nhớ đến ta!”
Lã Bất Vi lưu luyến từ biệt Bá Hạ. Trên đường trở về nhà, chàng đã biết nên thổ lộ với cha chàng ra sao về những toan tính của mình.
Về tới nhà, chàng thấy cha đang một mình với chén rượu, thẫn thờ. Bất Vi không biết cha đang uống rượu mừng vì điện rước thần đã hoàn tất, hay đang uống rượu giải sầu vì chuyện chàng đã bị khước từ cho làm môn khách ở nhà Vệ Hoành. Bất Vi nghĩ, bất luận là cha đang uống rượu gì thì bây giờ chàng vẫn phải nói cho ông hay về ý tưởng của chàng.
Nghĩ vậy, Bất Vi ngồi xuống giường, rót đầy chén rượu cho cha. Rồi chàng kể hết một mạch cho cha những diễn biến trong lòng cháng một tháng nay, ý nghĩ của Bá Hạ tiên sinh và ý tưởng rời bỏ con đường mưu cầu tước vị, dấn thân vào chốn thương trường của mình.
Lã Bất Vi nói xong, nhìn cha không chớp mắt.
Thoạt tiên chàng thấy cha tỏ ra vô cùng kinh ngạc, sau đó lại hết sức bối rối. Chén rượu trong tay ông nghiêng đi khiến rượu tràn xuống. Nhưng rồi Lã Hâm cầm chén rượu ngay lại, đôi mắt ưu tư nhìn Bất Vi nói: “Những lời của con cũng có đạo lý. Nhưng việc này có can hệ đến tương lai của đời con và sự hưng suy của Lã gia, bởi vậy hãy để cha suy nghĩ rồi sẽ trả lời con”.
Suốt đêm, Lã Bất Vi cảm thấy mình như rơi vào trạng thái mơ màng, mung lung. Sớm hôm sau tỉnh dậy, đầu tiên đập vào mắt chàng là một thỏi vàng sáng chói được đặt nơi đầu giường. Lòng chàng rộn lên vì sung sướng: cha chàng đã đồng ý. Cha chàng bước tới, đặt tay nắm chặt vai Bất Vi nói: “Đây là số tiền mà ta và mẹ con dành dụm để lo chuyện hậu sự, con hãy dùng nó!”
Lã Bất Vi cầm lấy thỏi vàng, trông nó tựa chiếc khánh đá. Thỏi vàng ánh lên muôn ngàn tia sáng lấp lánh, như làm hiển hiện trước mặt chàng một không gian rực rỡ tựa gấm hoa. Chàng nhủ thầm: “Có tiền rồi, trước tiên ta phải trả mười dật vàng cho Vương Khuê”.

*
* *
Một kẻ tha hương lòng mang hy vọng làm giàu đang xuôi thuyền trở lại cố hương.
Kẻ đó chính là Lã Bất Vi.
Chàng đã đem đổi thỏi vàng thành một nghìn tiền xu tới vùng sơn cước nước Lỗ mua trái đào nước, mua nửa đồng một cân, về Bộc Dương có thể bán được ba đồng, rất có lời lãi. Một thuyền chất đầy những trái đào tươi toả hương thơm ngọt cả lòng người. Lã Bất Vi đang ngược dòng, chỉ còn hai ngày đường nữa là chàng sẽ về tới nhà.
Sông rộng nước lặng, chỉ có tiếng mái chèo hối hả. Ông lão chèo thuyền vừa khua mái chèo vừa khen ngợi Lã Bất Vi, rằng chàng là con nhà giàu có mà chịu thương thịu khó. Lã Bất Vi cay đắng không biết nên khóc hay cười, hỏi ông lão tại sao có thể biết được chàng là con cái nhà có của. Ông lão bảo chàng mặc đồ xa hoa, chỉ riêng đôi ủng chàng đi cũng đáng giá trăm đồng. Lã Bất Vi nói, lão bá tuổi cao mắt kém rồi, đôi ủng này đâu phải đồ quý, chẳng qua cũng chỉ là thứ rách nát tầm thường, có chăng chỉ là màu sắc hoa văn trông vừa mắt chứ chẳng đáng giá là bao.
Lã Bất Vi từ trong khoang ngắm nhìn con thuyền chở hàng của mình đang xuôi mái rẽ sóng trên dòng Bộc Dương. Hai bên bờ sông núi cao trùng điệp, rừng xanh mênh mông. Tình cờ thay có một người con gái xiêm y rực rỡ đang ngắt lá đùa cành. Lã Bất Vi tức cảnh sinh tình, ý thơ dào dạt, cất giọng trầm bổng ngâm bài “Cô gái hái sắn dây”.
Hỡi cô hái rau
Một ngày không gặp
Ba tháng xa nhau
Hỡi cô hái rau
Một ngày không gặp
Ba năm xa nhau
Hỡi cô hái rau
Một ngày không gặp
Mùa thu xa nhau.

Trong giây lát, Lã Bất Vi bỗng chợt nhớ tới Hoàng Phủ Kiều, cô gái nô lệ mà chàng đã từng phải đi mượn bạn số tiền chuộc cô. Giờ đây không biết cô đang lưu lạc phương nào, nương thân nhờ ai, hơi người con gái dễ khiến lòng người xao động! Cái vết dấu đỏ hằn lên giữa hai hàng lông mày như một ký ức khó quên lưu lại trong lòng người. Bắt đầu nghiệp thương nhân từ những trái đào, ta sẽ phải tích tiểu thành đại, kiến tha lâu ắt đầy tổ, rồi tiền bạc ắt sẽ như dòng nước này chảy về Lã Bất Vi ta. Ta phải đi tìm Hoàng Phủ Kiều để thổ lộ lòng ta với người con gái xinh tươi tựa hoa nguyệt này. Dẫu cho không tìm được nàng, ta cũng sẽ phải cưới một người con gái tài sắc vẹn toàn làm vợ, rồi ta sẽ mua thêm một, hai nô thiếp xinh đẹp, lễ phép, dịu dàng làm bầu bạn, cuộc sống ngát hương, phong lưu hạnh phúc.
Hoàng hôn buông xuống bao phủ một màu xanh mênh mang lên núi đồi đen sẫm.
Trời chẳng mấy chốc tối hẳn. Thuyền neo bờ, Lã Bất Vi cùng ông lão chèo thuyền ăn cơm tối trong khoang thuyền. Quãng nửa đêm, tiếng sấm ì ầm chợt vang lên, dội xuống mặt sông. Lã Bất Vi bừng tỉnh, thấy trời đang trút mưa ào ào. Chàng nghiêng tai lắng nghe tiếng nước vỗ mỗi lúc một to, biết rằng mưa đang lúc một dữ dội trong đêm. Trời sáng, Lã Bất Vi cũng chỉ đành ngồi nhìn không chớp mắt vào màn mưa trắng xoá đến tận buổi trưa mà chưa hề có ý dứt. Lã Bất Vi vội giục ông lão chèo thuyền khởi hành nhưng ông lão nhìn dòng nước chảy xiết đục ngầu nói, đỉnh lũ ở thượng nguồn quá mạnh, thuyền không xuôi nổi, Lã Bất Vi lấy hai trái đào từ sọt lên nhìn, đào đã nhũn do bị nóng. Chàng hiểu, nếu nhỡ nhàng ở đây chờ đợi hai ngày thì cả thuyền đào tươi của chàng e là nẫu như cháo mất.
Lòng chàng nóng như lửa đốt, khẩn khoản xin ông lão khởi hành mặc trời mưa. Ông lão cho chàng hay ông chưa bao giờ chèo thuyền giữa lúc nước cuộn dữ dội như thế này, nếu mạo hiểm lên đường thì đừng có nói là đào chứ đến cả hai con người trên thuyền này cũng làm mồi cho hà bá. Sau buổi trưa, mưa to hơn, dòng nước cuộn sóng gầm lên nghe như tiếng trâu rống. Sau một ngày một đêm đợi chờ trong mưa, Lã Bất Vi như đứng trên đống lửa ngồi trên đống than. Chàng muốn lên bờ bán tống bán tháo số đào nhưng hỏi ông lão chèo thuyền mới biết thị trấn gần nhất cũng cách đây đến ba mươi dặm. Đường thì trơn, ngựa khó đi. Hy vọng bán đào của chàng cũng tan như bong bóng.
Lại thêm một ngày trôi qua, sau cơn mưa trời sáng dần, mây tan trời quang. Chàng thấy ông lão chèo thuyền đang trút sạch đống đào nhũn nhoét đầy khoang của chàng xuống sông, nhẹ nhàng thoải mái như đấy là một đống phân thải vậy. Và rồi sau đó con thuyền lướt đi tựa như chiếc lá trôi.
Lã Bất Vi bắt đầu lê những bước chân nặng nề trên mặt đường đầy bùn nước hướng về phía Bộc Dương. Lòng trĩu nặng buồn đau, chàng thấy con đường như dài thêm. Mãi đến lúc chiều tà, Lã Bất Vi mới đến một thị trấn nhỏ có bóng người. Tìm một lữ điếm, ăn một chút lót dạ, chàng hỏi thăm và biết Bộc Dương còn cách đây chừng chín mươi dặm đường, thân thể rã rời, chàng cũng chỉ còn cách trú chân ở đây một đêm, đợi sáng mai lên đường sớm. Chỉ kịp đặt lưng xuống giường, Lã Bất Vi ngủ say một mạch, sáng hôm sau lúc mặt trời đã lên cao ba con sào mới tỉnh giấc. Chàng sờ khắp người, chỉ còn sót lại vài đồng bạc. Bất Vi sợ toát mồ hôi, lấy gì để trả tiền ăn ngủ đây? Chẳng lẽ đào tẩu ư? Chàng khẽ gạt bức mành nhìn ra, chủ tiệm cùng đám gia nhân đang bận rộn làm việc. Giá có đào tẩu mà bị tóm lại thì chắc hết chốn dung thân, cầm chắc bị dẫn lên quan phủ. Đã đến nước này thôi thì đành mặt dạn mày dày mà đi tìm chủ tiệm xin khất nợ.
Chủ tiệm cười khẩy nói, khất nợ ư? Thế ngươi không trả thì ta biết tìm ngươi ở đâu? Chủ tiệm lướt ánh mắt khinh thị nhìn từ đầu xuống chân Lã Bất Vi một lượt bảo, nói không đủ tiền thì lột đôi ủng dưới chân ra mà trả. Lã Bất Vi đành tháo ủng trước con mắt của bao nhiêu kẻ vây quanh, vội vã bước đi, ngậm đắng nuốt cay trước ánh mắt giễu cợt cảu những con người xa lạ.
Lã Bất Vi thất thểu tới bờ sông Bộc Dương, ấp điền nơi chàng sống đã hiện ra trước mắt, chàng cảm thấy hai chân rã rời. Sông Bộc Dương chảy uốn lượn theo thành ấp, vừa là mạch đường thuỷ vận, vừa là nơi người dân trong thành ra giặt giũ tắm rửa. Vào những ngày nóng nực, khắp bờ sông rộn rã tiếng hồ đập quần áo, tấp nập những cánh buồm và râm ran tiếng cười nói. Giờ đây, trước mắt chàng là mấy cô gái má thắm môi hồng, váy dài lướt thướt đang đuổi nhau nô đùa trên bãi cát. Lã Bất Vi sợ người khác trông thấy cái bộ dạng thảm hại của chàng, vội vàng ẩn mình trong đám rau khao tử um tùm bên bờ sông. Chàng cảm thấy hai bàn chân rát như phải bỏng, liền nằm xuống bãi cỏ nhìn lên bầu trời. Lã Bất Vi khẽ ngước đầu lên, trên kia, những đám mây trắng nhẹ nhàng trôi, lúc thì chụm lại, lúc lại tản ra, tựa hồ như cuộc đời phiêu du của con người. Chàng từ chỗ là một môn khách của nhà Vệ Hoành đại phu tiền đồ sáng lạn bỗng chốc trở thành một tay buôn đào đắc ý tiền nhiều để rồi cuối cùng chỉ trong nháy mắt trở thành một kẻ khốn nạn bần cùng gục ngã. Người cha già vì chàng mà dốc cạn hầu bao với bao kỳ vọng về chàng, dõi theo từng bước chàng đi và mong ngày khải hoàn, vậy mà chàng đã làm tiêu tan hy vọng của cha, đã bỏ sông bỏ bể số tiền mà cha mẹ chàng dành dụm, chàng còn phụ những lời răn dạy chí tình của Bá Hạ tiên sinh và trở thành trò cười cho Tống Kỳ, cho đám bè bạn, anh em ở tiệm tơ lụa. Đường đường một đại trượng phu sống nhục nhã với đời chẳng bằng chết đi hay sao. Nghĩ quẩn quanh một hồi, Lã Bất Vi quyết định nhảy xuống sông tự vẫn, đặt dấu chấm hết cho cuộc đời mình - một chàng trai mới mười tám tuổi. Dòng sông êm ả trôi, siêu nhiên thoát tục, rồi linh hồn chàng cũng sẽ dạt trôi nơi chân trời, tìm đến với sự giải thoát và bình yên.
Lã Bất Vi biết lòng mình đã quyết, chàng cố sức lê đôi chân giờ đã rã rời không còn muốn nghe theo sự điều khiển của chàng nữa khó nhọc bước tới bên bờ sông. Đúng vào lúc chàng đang cúi nhìn những gợn sóng lăn tăn và những xoáy nước trên mặt sông để tìm nơi trẫm mình, bỗng chàng nghe thấy có tiếng ai tựa như tiếng chuông ngân đang gọi tên chàng. Bất Vi ngỡ là mình đang mơ. Chàng hướng mắt về phía tiếng gọi, và đập vào mắt chàng là một vết dấu đỏ xinh xắn đến nao lòng. Là Hoàng Phủ Kiều, chính là Hoàng Phủ Kiều, đích xác là Hoàng Phủ Kiều!
Bất Vi nhìn thấy Hoàng Phủ Kiều mặc một chiếc váy mới tinh, hoa văn sặc sỡ, gương mặt nàng hồng hào, tràn trề sức sống, chàng không còn nhận ra đó là cô gái nô lệ hôm nào phải lánh nạn trong kho thóc ở nhà chàng nữa. Lã Bất Vi vội hỏi Hoàng Phủ Kiều về những chuyện đã xảy ra sau khi nàng rời khỏi nhà chàng. Hoàng Phủ Kiều nhìn Bất Vi hồi lâu, ánh mắt như nói bao điều, rồi kể, sau khi rời khỏi nhà chàng, nàng đã đi khắp nơi để tìm anh trai, sau đó, nàng được một người tốt bụng tên là Phùng Quân Úy cứu giúp và nàng đã nhận ông làm nghĩa phụ. Khi Phùng tiên sinh mang mười dật vàng đến nhà Phàn Bình định chuộc thân cho nàng mới được người ta cho hay đã có một người trả tiền chuộc cho Hoàng Phủ Kiều rồi. Nàng đoán người đó hẳn là Lã công tử. Hai ngày trước đây đến nhà chàng hỏi thăm mới hay Lã công tử đã đi buôn bán đào rồi.
Lã Bất Vi xấu hổ kể lại cho Hoàng Phủ Kiều nghe chuyện buôn bán đào của mình, đoạn nói: “Buôn bán đến trắng tay, lòng như lửa đốt, chẳng thà chết đi còn hơn!” Hoàng Phủ Kiều vội nói: “Sao Lã công tử lại nói năng hồ đồ đến vậy! Như thiếp phận gái liễu yếu đào tơ, lâm vào cảnh ngàn cân treo sợi tóc mà vẫn chẳng nghĩ đến cái chết. Buôn bán lỗ lãi là lẽ tự nhiên, đâu có gì là lạ? Công tử đợi ở đây một lát, thiếp đi sẽ quay lại ngay!”

Một lát sau, Hoàng Phủ Kiều ung dung ngồi trên một chiếc xe ngựa lớn quay lại, từ trên xe bước xuống, tay ôm một bộ quần áo với mũ, giày mới tinh trao cho Lã Bất Vi, còn có hai mươi dật vàng, mười dật là trả lại cho chàng tiền chuộc thân của nàng, còn mười dật là chút bù đắp cho số tiền lỗ vì buôn đào lần này của Lã Bất Vi. Lã Bất Vi hỏi: “Nàng mang những thứ này đi, nghĩa phụ của nàng có biết không?” Hoàng Phủ Kiều vô cùng tự hào nói: “Thiếp đã kể cho nghĩa phụ nghe về nhân cách của công tử cùng việc buôn bán rủi ro lần này, nghĩa phụ rất ngưỡng mộ chàng, lại còn chuẩn bị tiệc mời chàng đến nữa!”
Lã Bất Vi vội xua tay nói: “Đâu dán, đâu dám!”
Trước khi chia tay Hoàng Phủ Kiều cho biết nơi nàng đang ở. Lã Bất Vi tháo chiếc vòng ngọc khắc hình rồng bay mà chàng mang bên mình tặng Phủ Kiều. Nhìn theo bóng Hoàng Phủ Kiều cùng chiếc xe ngựa thong dong theo con đường uốn lượn khuất dần, Lã Bất Vi cứ ngỡ ngàng không tin nổi số mệnh con người ta lại có thể đổi thay không ngờ đến vậy.
Lã Bất Vi quần áo chỉnh tề, tay cầm hai mươi dật vàng gặp lại cha trong tư thế ngẩng cao đầu. Lã Hâm nghĩ rằng con trai trận đầu đã thắng lợi, nhẹ nhàng kiếm được nhiều tiền đến vậy nên mừng vui khôn xiết, không ngớt hỏi han. Không muốn để cha phải bận tâm, không an lòng, Bất Vi không đả động đến câu chuyện buôn đào thất bại thảm hại của mình thay vào đó, chàng thêm thắt đôi câu, nào là chàng đã thắng lớn một cách bất ngờ ra sao, nào là chàng đã mã đáo thành công thế nào, những lời chàng nói khiến cho gương mặt người cha rạng ngời niềm hạnh phúc.
Bất Vi cầm mười dật vàng đến hiệu tơ lụa tìm Vương Khuê trả nợ bạn. Vương Khuê hỏi chàng lần này đi buôn đào hẳn là phát tài lớn, Bất Vi lắc đầu kể lại sự tình cho bạn nghe. Vương Khuê hỏi thế sau này chàng định tính toán ra sao, Bất Vi nói chàng cũng chưa nghĩ được gì cả. Vương Khuê động viên Bất Vi đừng nản lòng thối chí, rằng vạn sự khởi đầu nan, và khuyên bạn một cách là mở một cửa hiệu tơ lụa ở gần hiệu này; đầu tiên thì làm ít vốn, thuê một gian cửa hàng, hai người giúp việc, một người thu mua hàng, một người đảm trách việc bán hàng, Bất Vi làm chủ hiệu. Cửa hiệu này bán giá bao nhiêu thì hiệu cảu Bất Vi cũng bán ngần ấy, cầm chắc có lãi mà lại không rủi ro gì. Bất Vi nói có lẽ cũng phải thử xem sao.
Lòng tràn đầy niềm tin, Bất Vi chạy ngược chạy xuôi, lo liệu sắp đặt, và chỉ sau vài ngày, hiệu tơ lụa của chàng đã treo biển đón khách. Mặc dù hai cửa hiệu chẳng khác gì nhau chỉ cách nhau có vài bước chân, cửa hiệu cảu Bất Vi vẫn nhộn nhịp. Vương Khuê còn bí mật giới thiệu khách hàng cho bên cửa hiệu của chàng, giúp cho việc làm ăn của chàng trở nên phát đạt.

Nhưng vài ngày sau, cửa hiệu của Lã Bất Vi bỗng vắng tanh vắng ngắt. Nguyên do là vì cửa hiệu bên kia bán giá rẻ hơn bên chàng. Vương Khuê cho chàng hay, Tống Kỳ thấy chàng ăn nên làm ra nên cố tình ép giá, hòng khiến Bất Vi lâm cảnh lụn bại. Vương Khuê khuyên Bất Vi hãy tính nước cờ khác, bởi lẽ chàng tiền ít vốn mỏng, sẽ không ép giá lại nổi với Tống Kỳ.
Lã Bất Vi đâu dễ nhún nhường, Tống Kỳ muốn ép chàng nhưng sẽ ép không nổi. Làm ăn ở đây khó bề vượt mặt hắn ta thì chàng sẽ đi tứ phương làm ăn, sẽ bán hàng ngay nơi thôn quê chợ làng vậy. Thế là, Bất Vi cùng hai gia nhân vai vác tơ lục, leo lên một gò đất cao, quan sát bốn phía, hễ thấy ai cũng lập tức mời chào, hễ có cơ hội làm ăn là chụp lấy không bỏ sót. Năm ấy, chính Mạnh Kha đã gọi loại hoạt động buôn bán này là “lũng đoạn” và ghi chép lại trong cuốn “Mạch Tử - Công Tôn thiên”. Buôn bán kiểu này lãi ít mà vất vả, quanh năm dầm dãi nắng mưa, chịu sương chịu gió, vậy mà Lã Bất Vi cùng hai gia nhân vẫn kiên trì thức khuya dậy sớm vác lụa trên vai in từng bước chân trên những bờ ruộng dọc ngang khúc khuỷu.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét