Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Tục Tái Sanh Duyên 2-2

Trang 2 trong tổng số 17

hồi thứ tám (C)
MẠNH LỆ QUÂN BỊ GIAM TRONG CUNG
HÙNG KHỞI THẦN CẢI TRANG GIẢ GÁI


Bấy giờ viên tướng quân đã thay bộ áo thường, trông thấy Hùng Khởi Thần liền truyền cởi trói, đuổi hết người nhà lui ra và tự mình đứng dậy đóng chặt cửa lại, rồi chạy đến đỡ Hùng Khởi Thần ngồi lên mà bảo rằng:
- Nhà ngươi chớ sợ hãi! Ta hỏi: tập tranh “Bách mỹ” này nguyên là gia bảo của nhà Hùng vương, cớ sao lại thành ra ở trong mình nhà ngươi?
Hùng Khởi Thần nghe nói, trong lòng nghĩ thầm: “Chi bằng ta cư thú thực cho chúng bắt ta giải kinh, sẽ được cùng chết với cha mẹ, còn hơn cứ nay lần mai lựa, lẩn lút trốn tránh như thế này”. Hùng Khởi Thần nghĩ vậy mới ứa hai hàng nước mắt khóc mà rằng:
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

- Người không hỏi tôi thì thôi, chứ đã hỏi đến càng khiến cho tôi đau lòng đứt ruột.
Nói xong liền thuật rõ họ tên lai lịch cho nghe. Viên tướng quân ấy mừng rỡ xiết bao, liền cầm lấy tay mà rằng:
- Hiền sanh ơi! Hiền sanh Hùng Khởi Thần ơi! Ta là cữu phụ Vệ Dũng Bưu đây! Hồi sáu năm trước ta về kinh, hiền sanh còn nhỏ tuổi, cho nên bây giờ ta không thể nhớ được. Nếu không nhờ có tập tranh “Bách mỹ” thì cậu cháu ta có không nhận được nhau.
Hùng Khởi Thần nghe nói, mới cất đầu lên nhìn, thấy quả là ông cậu thật, liền khóc oà lên mà rằng:
- Cữu phụ ơi! Chẳng hay cớ sao cữu phụ lại thành ra ở đây?
Vệ Dũng Bưu ôm lấy Hùng Khởi Thần rồi khóc mà bảo rằng:
- Hiền sanh ơi! Sự tình trong mấy năm nay, ta biết hết cả, chỉ vì sức không thể làm gì nổi, cho nên phải cáo bệnh trở về quê nhà. Ngày nay lại gặp hiền sanh ở đây, thật là may quá. Thôi, ta bây giờ chẳng bàn tính chi vội, hiền sanh hãy tạm lánh mình ở yên tại nhà ta ít lâu.
Hùng Khởi Thần sụp lạy. Vệ Dũng Bưu đỡ dậy mà rằng:
- Bây giờ hiền sanh theo ta vào nhà trong để chào biểu thư và hai di nương. Hùng Khởi Thần vâng mệnh vào nhà trong, trông thấy có một người con gái và hai đàn bà đứng tuổi. Người con gái ấy khẽ hỏi Vệ Dũng Bưu:
- Thân phụ ơi! Người nào lạ mặt thế?
Vệ Dũng Bưu nói:
- Văn Cơ con ơi! Đây là nhị biểu đệ nhà họ Hùng tên gọi là Hùng Khởi Thần mà mọi ngày ta vẫn nói chuyện cùng con đó.
Nói xong, nghoảnh lại bảo hai di nương rằng:
- Nào Lã di nương đâu! Lấy bộ áo khoát cho Hùng công tử thay. Còn Từ di nương đâu! Truyền người nhà dọn rượu uống.
Bấy giờ Hùng Khởi Thần thay bộ áo xong, Vệ Dũng Bưu trỏ nàng Văn Cơ mà bảo Hùng Khởi Thần rằng:
- Đây là tiện nữ tên gọi Văn Cơ đó! Hồi ba năm trước, ta gả cho con tham tướng, năm ngoái không ngờ bỗng góa chồng, lại về nhà. Năm nay hai mươi bốn tuổi, nguyên là con Lã di nương đây, còn Từ di nương chưa có con. Tiện nhi Vệ Ngọc là con cữu mẫu Doãn thị sinh ra, vì khi hết tang mẹ rồi lại đem gia quyến đi lĩnh chức ở Sơn Tây. Ngày nay việc nội trợ trong nhà, ta giao cho Lã di nương tất cả. Văn Cơ rất thông minh, có tài văn thơ tiếc thay số phận long đong đến nỗi góa chồng sớm.
Hùng Khởi Thần cúi chào mọi người. Vệ Dũng Bưu truyền người nhà xếp dọn phòng ngủ cho Hùng Khởi Thần ở liền ngay bên cạnh phòng mình. Lại gọi tất cả gia đinh đến mà dặn rằng:
- Đây là Hùng công tử, các ngươi gặp được mà đưa về đây, tức là có công. Những vàng bạc đem đệ trình ta, ta thưởng cho các ngươi tất cả, nhưng các ngươi phải bí mật, nếu tiết lộ cho ai biết, ta sẽ lấy đầu.
Các gia đinh đều một lòng vâng mệnh. Khi các gia binh lui ra, hai cậu cháu ngồi vào uống rượu. Vệ Dũng Bưu lại hỏi kỹ mọi việc trong mấy năm trời. Hùng Khởi Thần đều thuật rõ đầu đuôi cho nghe. Vệ Dũng Bưu nghiến răng đập bàn, lấy làm tức giận. Hai di nương cũng có ý xót thương mà bảo nhau rằng:
- Nếu vậy thì Phi Giao nhẫn tâm thái quá, mà Đồ Man Hưng Phục cũng là một đứa quyền gian.
Chỉ có Văn Cơ chẳng nói chi cả, cứ nghiễm nhiên ngồi lặng mà nhìn Hùng Khởi Thần, không hề chớp mắt. Nàng nghĩ thầm:
- Hùng công tử thật là một bậc phong lưu tài tuấn, không ngờ thế gian lại có người này! Phu quân ta thuở xưa tướng mạo dẫu khác thường, nhưng còn kém xa lắm. Nếu ta được kết duyên cùng công tử thì thật không uổng phụ một đời xuân xanh. Nhưng ta ngày nay dẫu sao cũng mang tiếng góa chồng, khi nào được cùng công tử đẹp duyên cầm sắt. Nàng Văn Cơ nghĩ vậy, đôi mày cau có, ra ý không vui. Vệ Dũng Bưu nghoảnh lại bảo Văn Cơ:
- Văn Cơ con ơi! Hùng công tử đây tức là biểu đệ, cũng trong thân thích há phải người xa lạ gì. Con chớ e lệ làm chi, nên hàng ngày cùng công tử giảng sách bàn văn cho khuây sự phiền muộn.
Nàng Văn Cơ nghe nói, mỉm cười mà rằng:
- Thân phụ ơi! Con là bậc nữ lưu, khi nào dám giảng sách bàn văn cùng công tử. Công tử có tài cao học rộng, muốn xin công tử giải bảo thêm cho.
Hùng Khởi Thần nghe nói tỏ ý khiêm tốn mà rằng:
- Học thức tầm thường của tôi đã được bao nhiêu mà nàng quá khen như vậy.
Lã di nương cười mà bảo rằng:
- Công tử chớ có khiêm tốn quá, từ nay tức là người trong một nhà, cũng nên chuyện trò đàm luận cùng nhau cho được vui vẻ.
Từ di nương cũng bảo rằng:
- Hùng công tử ơi! Công tử cứ yên lòng chớ nên phiền muộn. Tất có ngày họ Hùng được ân xá, bấy giờ sẽ lại cùng nhau sum họp.
Vệ Dũng Bưu gật đầu khen phải mà rằng:
- Hiền sanh bất tất phải tiến kinh, cứ ở yên đây, mà cũng đừng đi đâu, kẻo sợ tiết lộ.
Khi uống rượu xong, ai về phòng nấy. Hùng Khởi Thần luống chịu khó nhọc mấy đêm không ngủ, đêm ấy nằm ngủ thiếp đi, mãi đến khi mặt trời cao mấy con sào mà vẫn chưa dậy. Nàng Văn Cơ trang điểm xong, chạy vào vén màn gọi.
Hùng Khởi Thần nghe tiếng, giật mình tỉnh dậy, trông thấy Văn Cơ kinh hãi mà rằng:
- Sao nàng dậy sớm thế?
Vừa nói vừa vội vàng trở dậy mặc áo. Nàng Văn Cơ gọi nữ tỳ lấy nước rửa mặt, rồi ngồi xuống ghế, ôn tồn hỏi han mà rằng:
- Đêm qua công tử ngủ có được không?
Hùng Khởi Thần cảm tạ mà rằng:
- Mấy ngày nay tôi không ngủ, cho nên đêm qua nằm ngủ thiếp đi, mãi đến bây giờ mới dậy. Chẳng hay cữu phụ và hai di nương tôi đã dậy chưa?
Một nữ tỳ đứng cạnh bật cười mà thưa rằng:
- Lão gia tôi đã dậy đi chơi vắng, còn hai di nương tôi cũng đều đã ăn lót dạ rồi.
Bỗng thấy một tên bộc phụ bưng mấy đĩa bánh vào mà nói với Văn Cơ rằng:
- Dám bẩm tiểu thư! Lã di nương tôi bảo tiểu thư mời công tử xơi bánh.
Nàng Văn Cơ tủm tỉm cười, rồi mời Hùng Khởi Thần ăn lót dạ. Hồi lâu, hai di nương bước vào, lại ân cần hỏi han trò chuyện, cũng có ý trọng đãi. Lã di nương năm ấy đã bốn mươi tuổi, nguyên là một người bồi giá (theo tục nước Tàu thuở xưa, cô dâu về nhà chồng, thường có mấy người tỳ nữ theo hầu gọi là bồi giá) theo Doãn Lan Đài (vợ cả Vệ Dũng Bưu) tên gọi Xuân Hương. Sau Vệ Dũng Bưu nhận làm thiếp, sinh được nàng Văn Cơ, người có nhan sắc. Về sau lại mua thêm một người nữa tức là Từ di nương. Từ di nương cũng có nhan sắc, lại có theo đòi ít nhiều nghiên bút, nhưng đến nay đã bốn mươi tám tuổi mà vẫn chưa sinh nở, vì thế Lã di nương được chuyên sủng, bao nhiêu chính sự trong nhà quyền về một tay. Con trai Vệ Dũng Bưu là Vệ Ngọc vẫn có ý khinh Lã di nương là thiếp hầu, không chịu cho là thứ mẫu. Nàng Văn Cơ cậy mình tài mạo song toàn, thấy anh ( trỏ Vệ Ngọc) là võ biền, cũng có ý miệt thị, Vệ Ngọc thấy em gái được cha yêu dấu không khỏi đem lòng thù hiềm. Lã di nương lại xui giục Vệ Dũng Bưu bắt Vệ Ngọc phải đem vợ con đi theo, để trong nhà không còn ai dám chống cự cùng Lã di nương cả. Lã di nương tính vốn thâm độc, bề ngoài giả cách tử tế, nhưng bề trong vẫn muốn bày mưu lập kế để hại Từ di nương. Chẳng ngờ nàng Văn Cơ cùng Từ di nương lại tương đắc với nhau, cho nên Lã di nương hại không nổi. Vệ Dũng Bưu và Lã di nương thấy nàng góa chồng sớm, bội phần thương xót, cho nên hết sức chiều chuộng, muốn gì được nấy. Lại có ý muốn vì nàng kén chọn giai tế, để đợi khi hết tang chồng cũ thì dây loan lại nối cầm lành. Từ khi có Hùng Khởi Thần đến ở đấy, nàng Văn Cơ ra tình luyến ái. Khi cuộc cờ khi chén rượu cùng nhau ngày lại thêm thân, nhưng nghĩ đến cha mẹ lúc nào thì lại gạt thầm giọt lệ. Một hôm, Vệ Dũng Bưu ở ngoài về, nét mặt hoảng hốt mà bảo rằng:
- Nếu vậy thì thật là việc không may! Ta nghe tin quan khâm sai sắp tới nhà ta, bắt Hùng công tử, bây giờ biết làm thế nào?
Lã di nương và Từ di nương nghe nói đều ngẩn mặt nhìn nhau. Hùng Khởi Thần ứa nước mắt khóc mà rằng:
- Cữu phụ ơi! Xin cữu phụ chớ lo ngại! Con đây vẫn có lòng muốn được tiến kinh để cùng cha mẹ cùng chết, còn hơn sống thừa ở trên cõi đời này.
Vệ Dũng Bưu gạt tay mà bảo rằng:
- Không thế được! Khi nào ta nỡ để cho hiền sanh bị bắt giải kinh.
Lã di nương và Từ di nương đồng thanh mà rằng:
- Chi bằng lão gia để cho công tử trốn đi. Khi quan khâm sai tới đây, sục tìm không thấy thì chắc không liên lụy đến lão gia được.
Vệ Dũng Bưu nói:
- Cũng không thế được! Chẳng lẽ lại để cho hiền sanh đi đâu bây giờ!
Nàng Văn Cơ thấy vậy liền tủm tỉm cười, lấy tay bưng miệng, rồi sẽ cất tiếng oanh mà thưa rằng:
- Thân phụ ơi! Bây giờ có một kế quyền nghi này, quyết nhiên quan khâm sai không thể biết được.
Vệ Dũng Bưu vội vàng hỏi:
- Kế chi thế, hở con!
Nàng Văn Cơ lại cứ cười khúc khích, Lã di nương giục nói mà rằng:
- Sao lại cứ cười mãi thế! Có kế chi hay, nên nói mau mau.
Nàng Văn Cơ cười mà thưa rằng:
- Nào có kế chi lạ đâu! Con thiết nghĩ công tử nên cải dạng nữ nhi, rồi cứ nói là một người thân thuộc đến ở nhà ta thì quan khâm sai biết thế nào được.
Vệ Dũng Bưu và hai di nương nghe nói đều tấm tắc khen ngợi, lấy làm diệu kế. Hùng Khởi Thần nói:
- Việc ấy, tôi thiết tưởng không nên. Ví tôi cải dạng nữ nhi, chẳng hóa ra tham chút sống thừa mà để một trò cười về mai hậu. Vả nay lại vùi đầu ở trong nơi khuê các thì biết bao giờ mở mặt với người.
Nàng Văn Cơ lại mỉm cười mà bảo rằng:
- Ta tạm dùng cái kế quyền nghi này để che mắt quan khâm sai đó thôi, xin công tử phải quyết đoán, chớ có ngần ngại.
Vệ Dũng Bưu nói:
- Phải làm như thế mới được! Mau mau lấy bộ áo nữ lưu ra đây để cho hiền sanh mặc.
Bấy giờ Lã di nương tức khắc đứng dậy tháo khăn cởi áo của Hùng Khởi Thần ra, các nữ tỳ thì lấy lược chải đầu, bới tóc cài trâm. Nàng Văn Cơ vội vàng đì lấy bộ áo của mình đem ra cho Hùng Khởi Thần mặc. Khi trang điểm xong, cả nhà xúm lại ngắm nghía, quả nhiên là một nàng Văn Cơ thứ hai, chỉ hiềm về nỗi chân to, không thể đi đôi hài nhỏ được.
Nàng Văn Cơ cười mà bảo Hùng Khởi Thần rằng:
- Khi ấy công tử cứ khẽ rón chân mà đi từ từ.
Vệ Dũng Bưu mừng mà bảo rằng:
- Bất tất phải nói là người trong thân thuộc, bấy giờ cứ nói là đệ nhị tiểu thư nhà ta đó.
Sáng hôm sau, bỗng nghe gia đinh vào báo có quan khâm sai đem quân đến vây, hiện đã khóa chặt các cửa.
Vệ Dũng Bưu vội vàng chạy ra nghênh tiếp. Quan khâm sai hỏi đến Hùng Khởi Thần thì Vệ Dũng Bưu trả lời:
- Tịnh chưa thấy đến!
Quan khâm sai không tin, cho quân sĩ sục tìm. Hai di nương và hai tiểu thư đang luống xuống sợ hãi thì quân sĩ đã tiến đến tới nơi. Vệ Dũng Bưu trỏ mà bảo quan khâm sai rằng:
- Đây là hai tiểu thiếp của tôi và hai tiện nữ tôi đó! Nào có Hùng Khởi Thần ở đâu! Quân sĩ tìm sục khắp bốn mặt, chẳng thấy Hùng Khởi Thần đâu cả, Vệ Dũng Bưu cười mà bảo quan khâm sai rằng:
- Quan khâm sai uổng công khó nhọc tới đây mà thành ra không được việc. Trước tưởng vẫn tôi nói dối, bây giờ hẳn không còn nghi ngờ. Xin mời ngài ra nhà khách xơi nước.
Các quan phủ, huyện sở tại cũng không nói chi cả, đều theo Trương Hổ (tức là quan khâm sai) ra ngồi nhà khách. Khi uống trà xong, các quan phủ huyện hỏi Trương Hổ rằng:
- Bây giờ ngài định trở về phúc chỉ, hay là còn định đi tìm bắt ở nơi nào?
Trương Hổ cười nhạt mà rằng:
- Phò mã Triệu Câu bảo với tôi là Hùng Khởi Thần vừa rồi đã sang ngay bên nhà quan tổng binh họ Vệ đây, cớ sao lại chưa thấy đến. Quả nhiên là quan tổng binh họ Vệ đây đã đưa chàng trốn đi chỗ khác rồi. Bấy giờ ta cứ đòi cho được Hùng Khởi Thần, nếu không thì quan tổng binh phải theo ta về kinh để phúc chỉ.
Vệ Dũng Bưu nghe nói nổi giận mà rằng:
- Nhà ngươi phụng chỉ tới nhà phò mã, không thấy Hùng Khởi Thần, sao không bảo phò mã theo về kinh phúc chỉ, có được không?
Trương Hổ cũng nổi giận quát to lên rằng:
-Nói thế mà nghe lọt tai! Phò mã bảo là Hùng Khởi Thần tới đây, vậy nên ta mới đem quân tới. Nếu nay Hùng Khởi Thần đi đâu, nhà ngươi cứ bảo cho biết thì ta còn trách gì nhà ngươi. Chỉ vì nhà ngươi ẩn nặc không chịu nói ra, thế thì ta tất phải bắt nhà ngươi theo ta về kinh phúc chỉ.
Vệ Dũng Bưu xỉ mắng mà rằng:
- Nhà ngươi to gan thật! Ta có tội gì mà dám bắt ta giải kinh!
Trương Hổ nói:
- Nhà ngươi có hai tội to lắm: Một là ẩn nặc kẻ phản nghịch; hai là tội dám chống cự với quan khâm sai.
Nói xong, liền truyền quân sĩ mau mau trói Vệ Dũng Bưu lại để giải kinh phúc chỉ. Quân sĩ vừa xô đến thì Vệ Dũng Bưu hầm hầm nổi giận, lấy tay gạt ngã các quân sĩ, rồi túm đầu Trương Hổ, đánh tát một hồi. Trương Hổ nét mặt tái mét, miệng thổ ra huyết. Vệ Dũng Bưu lại còn đá luôn mấy cái thất điên bát đảo. Bấy giờ Trương Hổ mới kêu van mà rằng:
- Vệ tướng quân ơi! Chúng tôi biết tội đã nhiều, xin tướng quân tha chết cho.
Các quan phủ, huyện đều run sợ, chẳng còn hồn vía nào, chạy lại xin Vệ Dũng Bưu rằng:
- Vệ tướng quân ơi! Ngày nay quan khâm sai lầm lỗi, có xúc phạm đến tướng quân, nhưng vì là sứ mệnh của triều đình, vậy xin tướng quân nên rộng lượng tha cho, để được về kinh phúc chỉ.
Vệ Dũng Bưu vẫn còn căm tức:
- Không thể tha được! Tôi hãy đánh chết nó đã, rồi dẫu chết chém, tôi cũng cam tâm. Nó hăm doạ tôi hết điều, tôi vẫn chịu nhịn, nay nó lại còn muốn bắt tôi giải kinh. Nếu có thánh chỉ truyền bắt tôi thì tôi mới tha chết cho nó được.
Nói xong, lại đấm đánh một hồi nữa, Trương Hổ lại quằn quại kêu van. Các quan phủ, huyện lại nói:
- Vệ tướng quân ơi! Xin tướng quân rộng tha cho quan khâm sai thì chúng tôi được đội ơn nhiều lắm.
Bấy giờ Vệ Dũng Bưu mới chịu tha, lại quay lại xin lỗi cùng các quan phủ, huyện. Các quan phủ, huyện đỡ quan khâm sai dậy, trông thấy mặt mũi sưng vếu cả lên, thật đáng ghê sợ, vội vàng gọi người đem kiệu đưa về nhà công quán để mời thầy thuốc cứu chữa. Vệ Dũng Bưu vừa toan quay vào nhà trong thì bỗng nghe báo có khách lạ đến. Tên người nhà cầm danh thiếp đưa vào, Vệ Dũng Bưu mở xem, thấy đề ba chữ “Chúc Vô Nhân”, có ý nghi hoặc mà nghĩ thầm rằng: “ Quái lạ! Ta không quen người nào họ Chúc bao giờ, sao lại bỗng đến thăm ta”. Vệ Dũng Bưu còn đang ngẫm nghĩ thì bỗng thấy một ông cụ già mũ áo chỉnh tề, trông có vẻ văn nhã. Vệ Dũng Bưu cúi chào:
- Xin cúi chào tiên sinh! Chẳng hay tiên sinh tới đây có việc chi?
Ông cụ già ấy chăm chú nhìn Vệ Dũng Bưu mà hỏi rằng:
- Có phải người chính là quan tổng binh họ Vệ đó không?
Vệ Dũng Bưu nói:
- Chính tôi đây! Chẳng hay tiên sinh định chỉ giáo việc chi?
Ông cụ già ấy nói:
- Tôi vâng mệnh Triệu vương, đến đây yết kiến ngài đây!
Vệ Dũng Bưu giật mình kinh sợ, vội vàng làm lễ tương kiến. Chúc Vô Nhân nói:
- Tôi có một việc muốn nói riêng cùng tướng quân.
Vệ Dũng Bưu hiểu ý, tức khắc mời vào ngồi trong thư phòng. Chúc Vô Nhân thò vào trong tay áo lấy ra một phong thư trao cho Vệ Dũng Bưu mà bảo rằng:
- Đây là phong thư của Lưu Quí ở phủ Triệu vương gởi tôi đưa cho tướng quân đó. Lưu Quí nguyên làm chức trưởng sử ở phủ Triệu vương đã hơn mười năm nay. Từ khi thượng hoàng bỏ đi. Phi Giao chuyên quyền, gia quyến họ Hùng bị giam, Hán vương có mật ước với Triệu vương để cùng khởi binh. Lưu Quí vốn biết tướng quân đây là bậc vũ dũng, sức khỏe địch nổi muôn người, lại có lòng trung nghĩa, vậy mới thương nghị cùng tôi, để tâu với Triệu vương mời tướng quân đến giúp cho.
Vệ Dũng Bưu nghe nói, nửa mừng nửa sợ. Mở phong thư của Lưu Quí ra xem thì quả đúng như lời Chúc Vô Nhân nói, nghĩ thầm: “Nếu vậy cũng là một việc hay cho ta. Lần này quan khâm sai về kinh, tất Đồ Man Hưng Phục lại bày mưu mà hãm hại ta, chi bằng ta nhân dịp này đi theo Triệu vương. Gia quyến ta rồi sau cũng đem đi cả, chỉ hiềm một nỗi ngoại sanh ta ở đây, biết lấy ai hộ vệ. Âu là ta sai người gọi con trai ta tạm nghỉ một thời gian về nhà để hộ vệ lấy ngoại sanh. Vệ Dũng Bưu nghĩ vậy mới nói với Chúc Vô Nhân:
- Xin tiên sinh hãy ở lại đây mấy hôm, để tôi thu xếp việc nhà rồi sẽ theo tiên sinh khởi hành.
Vệ Dũng Bưu lại thuật hết đầu đuôi việc Hùng Khởi Thần đến cho Chúc Vô Nhân nghe. Chúc Vô Nhân thở dài mà rằng:
- Thương xót thay cho Hùng vương, bao giờ giải tỏ được nỗi oan tình. Nay công tử đến đây, hay là ta đưa sang ở Triệu vương phủ.
Vệ Dũng Bưu nói:
- Khó đưa đi lắm! Vì công tử vốn là một kẻ thư sinh yếu đuối không quen cưỡi ngựa, mà tôi cùng tiên sinh thì lại cần phải đi gấp mới được.
Vệ Dũng Bưu truyền người nhà dọn rượu uống. Trong khi uống rượu, Vệ Dũng Bưu hỏi thăm chuyện Triệu vương. Chúc Vô Nhân nói:
- Triệu vương vốn là người hiếu thuận, Triệu thái phi thì rất nhân từ. Quan trưởng sử là Lưu Quí cũng một mực công minh, cho nên nhân dân đều kính phục. Các tướng sĩ hết lòng trung dũng, bây giờ hiện đã có sẵn năm nghìn tinh binh, chỉ đợi tướng quân tới nơi thì sẽ đính ước cùng Hán vương để cầm quân dẹp loạn. Vệ Dũng Bưu nghe nói mừng rỡ mà rằng:
- Nếu vậy thì quan trưởng sử Lưu Quí thật là người đáng khen! Năm xưa thân phụ hắn là Lưu Khuê Bích càn dỡ lạ thường, ai ngờ sinh con lại biết tận trung báo quốc.
Khi uống rượu xong, Vệ Dũng Bưu từ biệt lui vào nhà trong, đem việc Triệu vương và quan trưởng sử Lưu Quí ước đính nói cho nàng Văn Cơ nghe và bảo:
- Thế này là một cơ hội rất tốt cho ta, nếu không thì quan khâm sai về tới kinh, tất nhiên lại có thánh chỉ đến nã tróc ta vậy. Ta đã sai người gọi anh con về. Các ngươi cứ ở nhà, đợi khi anh con về đây sẽ đưa các ngươi sang Triệu vương phủ.
Hùng Khởi Thần nghe nói, ứa hai hàng nước mắt xuống mà rằng:
- Cữu phụ ơi! Triệu vương đã cho người triệu thì cữu phụ cho con theo đi, kẻo con ở đây, lòng cũng không yên. Cứ bới tóc cài trâm, cải dạng nữ nhi, ăn rồi lại ngồi một chỗ thì con lấy làm hổ thẹn.
Vệ Dũng Bưu nói:
- Bây giờ chưa thể đi được! Nếu việc hiền sanh mà tiết lộ ra, tất có tai vạ. Vả hiền sanh vốn người yếu đuối thì chịu sao nỗi những sự khó nhọc khi đi đường. Vậy đợi tiện nhi về đây, bấy giờ cả nhà xuống thuyền cùng đi một thể.
Hùng Khởi Thần nín lặng, không biết trả lời thế nào. Nàng Văn Cơ có ý buồn rầu mà nghĩ thầm rằng: “Nếu vậy thì Hùng công tử nhẫn tâm thật, nỡ nào bỏ ta mà đi theo Triệu vương. Một mai công tử thoát thân bỏ đi thì duyên đôi lứa há chẳng bẻ bàng ta lắm ru, chi bằng ta nhân lúc này nói rõ sự thực, thử xem công tử định ra làm sao". Nàng Văn Cơ nghĩ vậy, mới thở dài mà nói với Vệ Dũng Bưu rằng:
- Thân phụ ơi! Công tử đến đây, thấm thoát đã nửa năm. Cũng trong thân thích một nhà, vốn chẳng e lệ chi. Nhưng con dẫu tuyết sạch giá trong, người ngoài dị tất đã không có lời dị nghị. Vả công tử lại cải dạng nữ nhi, cùng con khuya sớm ở chốn loan phòng, khi ăn ở lúc ra vào, nào ai biết cho rằng ngọc kia không vết. Bây giờ thân phụ đi vắng, anh con về đây, không khỏi nhiều điều điếc tai. Năm trước thân phụ đã bảo con rằng dây loan sẽ nối cầm lành. Từ bấy đến nay bao nhiêu chỗ cầu thân mà con đều không ưng thuận, cũng chỉ vì chưa được nơi xứng đôi vừa lứa. Ngày nay công tử tới đây lánh nạn, bất đắc dĩ mà phải dùng kế quyền nghi, tạm cải nữ trang, để che mắt quan khâm sai cho toàn mọi việc. Nhưng dẫu sao cũng chẳng qua duyên số, đã trót cùng nhau gặp gỡ thì tử sinh xin quyết một lòng.
Vệ Dũng Bưu nghe nói khen ngợi mà rằng:
- Con nói cũng có lẽ phải. Con thật là một người có học thức, biết nghĩ xa xôi. Thôi thì hiền sanh hãy cứ ở yên đây cho khỏi người ngoài nghi hoặc.
Hùng Khởi Thần nói:
- Cữu phụ ơi! Việc này con khó lòng mà vâng mệnh được, bởi vì con đã đính ước cùng Phi Loan quận chúa từ trước chẳng lẽ xon dám để tiểu thư đây làm thứ phòng hay sao! Dẫu cữu phụ và tiểu thư có ưng thuận, nhưng con cũng không đành lòng. Cửa nhà đâu tá, nghề nghiệp thì không, thân chết dở sống thừa, càng nghĩ càng thêm hổ thẹn.
Vệ Dũng Bưu chưa kịp trả lời. Lã di nương nghe nói đã có ý không vui mà rằng:
- Hùng công tử ơi! Công tử nên nghĩ cho kỹ. Con gái ta thật là một bậc thiên kim tiểu thư, lão gia tôi đây vẫn quý như viên ngọc trên tay, bao nhiêu các quyền quý đến cầu thân mà lão gia tôi chưa ưng thuận nơi nào cả. Nay lão gia tôi vì tình thân thuộc mà cứu công tử, công tử nỡ lại mà phụ tấm lòng.
Hùng Khởi Thần nói:
- Ơn sâu của cữu phụ và tiểu thư đây không bao giờ tôi dám quên. Ngặt vì cha mẹ tôi ngày nay đang ngồi ở trong ngục thất, chưa biết sống chết thế nào, lòng tôi thật đã tựa như lửa cháy, còn dám nghĩ đâu đến thú đoàn viên. Di nương lấy kiến thức đàn bà mà oán giận tôi, nhưng cữu phụ cũng nên lượng xét cho lòng đau xót ấy.
Nói xong, hai hàng nước mắt chảy xuống ròng ròng. Vệ Dũng Bưu cũng khóc mà bảo rằng:
- Hiền sanh ơi! Hiền sanh chớ nên khóc thương. Sự đau xót của hiền sanh, ta đã rõ biết. Hiền sanh hãy cứ yên lòng chịu vậy, trời kia sẽ có ngày mở cửa cho ta. Nhưng ta nói câu này, nếu hiền sanh nghe lời thì cũng là một việc hay. Giả sử sau này Phi Loan quận chúa đẹp duyên sắt cầm rồi, mà tiện nữ có làm thứ phòng cũng chẳng lấy chi làm ngại. Cốt cầu được môn đăng hộ đối, khiến cho tình trong thân thuộc ngày lại thêm thân vậy.
Vệ Dũng Bưu lại bảo Lã di nương rằng:
- Nhà ngươi chớ nên nói lôi thôi. Đợi khi hiền sanh tiến kinh, bấy giờ sẽ bàn tính đến hôn sự.
Hùng Khởi Thần chỉ ngậm đắng nuốt cay mà không biết nói thế nào. Nàng Văn Cơ miệng tủm tỉm cười, đứng dậy rót chén rượu mời Hùng Khởi Thần uống mà bảo rằng:
- Cứ như lời thân phụ tôi nói vừa rồi thì tôi cùng công tử tức là vợ chồng. Từ đây xin nguyện cùng nhau chắp liền cành, quyết không bao giờ chia rẽ.
Nàng Văn Cơ vừa nói, lại vừa nắm lấy áo rồi cười mà bảo rằng:
- Công tử nghĩ thế nào?
Hùng Khởi Thần buồn rầu đáp:
- Tiểu thư ơi! Lòng tôi bây giờ thật đã khô héo, không còn biết sống để làm vui. Chỉ mong cho bao giờ được trông thấy hai thân thì tôi mới đành dạ.
Hai người đang trò chuyện cùng nhau thì các tỳ nữ bày tiệc. Nàng Văn Cơ tươi cười nét mặt mà mời Hùng Khởi Thần ngồi uống rượu. Nàng nói:
- Hùng công tử ơi! Chén rượu hôm nay không như chén rượu mọi ngày, mà là chén rượu trăm năm của hai ta vậy.
Hùng Khởi Thần bất đắc dĩ cầm lấy chén rượu mà rằng:
- Tiểu thư ơi! Tôi chừa rượu đã lâu, cảm tạ thịnh tình của tiểu thư, xin tiểu thư ăn cơm.
Nàng Văn Cơ có ý không vui, cười nhạt một tiếng rồi gọi nữ tỳ lấy cơm. Hai người cùng ăn cơm. Khi ăn cơm xong , Hùng Khởi Thần đứng dậy, ra ngồi một chỗ, nét mặt buồn bã âu sầu. Vệ Dũng Bưu trao tiền cho một tên người nhà , dặn đến sáng hôm sau thì đi Sơn Tây gọi Vệ Ngọc. Lại gọi một tên người nhà là Vệ Phúc đến mà dặn rằng:
- Công việc trong nhà, ta giao cho nhà ngươi chiếu quản, đợi đến khi Vệ Ngọc về đây, bấy giờ sẽ hay, còn các gia đinh ai muốn đi tùy lòng, ta sẽ cấp vốn cho về nhà mà mưu sinh. Trong nhà chỉ cần mấy người lão bộc ở lại là đủ.

NGUYỄN ĐỖ MỤC dịch thuật

Hồi thứ chín (A)
TỪ DI NƯƠNG THỦ TIẾT TỰ TỬ
HÙNG KHỞI THẦN GIẢ GÁI BỊ LỪA

Vệ Dũng Bưu thu xếp công việc trong nhà, rồi đi theo Chúc Vô Nhân. Hùng Khởi Thần từ đó suốt ngày ngồi ở trong phòng chẳng nói chẳng rằng, như ngây như dại.
Hùng Khởi Thần nghĩ thầm: “Ta cũng đường đường một thân nam tử, bỗng đâu nên nỗi, thành ra cải dạng nữ trang. Suốt ngày cứ bới tóc cài trâm mà ngồi ở đây thì xiết bao hổ thẹn. Huống chi Lã di nương từ khi thấy ta cự hôn thì chỉ thở ngắn than dài có ý oán giận, đối đãi với ta không được tử tế như mọi ngày, vậy ta ở đây làm sao cho yên được.”
Hùng Khởi Thần lại nghĩ thầm: “Ta nay cũng là một người quá ư vô tình! Cứ lấy nhan sắc của nàng Văn Cơ thì dẫu Phi Loan quận chúa cũng còn kém xa, ai ngờ ta nghe những lời khuyên bảo ngọt ngào của nàng, lòng ta vẫn tựa như tro nguội. Tuy vậy mà nàng vẫn không hề đổi ý, sớm khuya thăm hỏi, lại càng ân cần hơn xưa. Ta đã cải dạng nữ trang cùng nàng ở chốn loan phòng mà cữu phụ ta lại nói đến việc đính hôn thì sự hiềm nghi ấy tránh sao cho khỏi. Ngày dài đăng đẳng, không biết bao giờ cho biểu huynh (Vệ Ngọc) ta về tới đây!”
Hùng Khởi Thần luống những nghĩ quanh nghĩ quẩn, rồi lòng lại nhủ lòng rằng: “Hùng Khởi Thần ơi! Sao nhà ngươi lại táng tận lương tâm! Chẳng thà cứ đi Vân Nam cho rảnh! Hai thân ta đang chịu cực khổ nơi ngục thất, ta nỡ nào tham sống mà ngồi yên đây. Phi Loan quận chúa dẫu đính ước kết duyên cùng ta, nhưng chưa từng làm lễ thành thân, thế mà cũng cam tâm thủ tiết, không chịu ly hôn, quyết theo hai thân ta vào ngục thất để sớm khuya hầu hạ. Một người nữ lưu còn biết như thế, huống chi là nam tử, nếu không biết nghĩ đến cha mẹ, há chẳng hổ thẹn với mày râu.”


Hùng Khởi Thần đang nghiến răng ngẫm nghĩ, kể sao xiết nỗi đau lòng thì bỗng nghe mặt ngoài có tiếng Lã di nương quát mắng:
Thật chẳng ra thế nào! Tự nhiên tai bay vạ gió, lão gia ta lại nóng tính mà đánh quan khâm sai, việc này không phải là việc chơi. Vì việc cứu một đứa súc sinh ấy mà cả nhà ta phải đem nhau sang phủ Triệu vương chưa biết họa phúc rồi ra thế nào? Ta hết sức cứu nó mà nó không biết nghĩ tý gì. Gái này điên tiết lên, chỉ muốn đem nộp quan cho rảnh!
Nói xong, lại đập bàn ghế, tỏ ra ý tức giận. Từ di nương khuyên giải:
- Hùng công tử đang thương cha nhớ mẹ, ngày đêm khóc lóc, lòng nào mà nghĩ đến sự nhân duyên. Hãy đợi khi cùng đến phủ Triệu vương, bấy giờ sẽ chọn ngày làm lễ. Ta chớ nên tiết lộ kẻo tai vạ tới nơi.
Lã di nương nghe nói, bấy giờ mới nín lặng. Hùng Khởi Thần ở nhà trong, hai hàng nước mắt, chảy xuống ròng ròng, chỉ phàn nàn một mình rằng:
- Thân phụ ơi! Thân phụ bảo con đi lánh nạn, ai ngờ nhục nhã đến nỗi nước này. Vừa hôm nào người ta quý con như vàng, mà bây giờ rẻ con như bùn đất vậy. Thân phụ và thân mẫu thuở xưa đều là tay am luyện binh thư, cớ sao lại không cho con luyện tập võ nghệ. Ngày nay con trói gà không nổi đành chịu thân giun mật chuột, cúi đầu luồn dưới mái nhà.
Hùng Khởi Thần ngẫm nghĩ thương thầm, lại mở tập tranh “Bách Mỹ” ra xem mà thở ngắn than dài: “Trời ơi! Ta cùng Phi Loan quận chúa vẫn tưởng rằng loan phượng một nhà, ai ngờ hóa ra sâm thương đôi ngả, năm chờ tháng đợi, ruột tằm chín khúc, luống những quặn đau. Ta còn nhớ hôm nào thân phụ tuốt gươm đuổi ta, quận chúa đứng bên, nước mắt chứa chan, mấy lần toan chạy đến ngăn mà còn e lệ. Nàng Văn Cơ ngày nay thì bởi đâu nên nỗi, bỗng cùng ta sánh vai ở chốn loan phòng. Con tạo éo le, càng nghĩ càng thêm hổ thẹn”. Hùng Khởi Thần còn đang ngẫm nghĩ bỗng thấy nàng Văn Cơ thủng thỉnh bước vào, gọi mà bảo rằng:
- Hùng công tử ơi! Hôm nay công tử lại cao hứng mà xem tranh vẽ!...
Nói xong, liền ghé ngồi bên cạnh, cũng xem tranh vẽ mà tấm tắc khen ngợi rằng:
- Nét bút thiên nhiên, càng nhìn càng đẹp! Nhưng tiếc thay người trong tranh chỉ nhìn cho đẹp mắt mà không biết cử động. Hùng công tử ơi! Tôi lạ cho công tử, mỹ nhân thật thì hờ hững, mà mỹ nhân giả thì hàng ngày luống ngẩn ngơ trông. Trong tập tranh này cả thảy có trăm mỹ nhân, tôi đây dẫu chẳng dám khoe, nhưng vị tất đã ai ăn đứt! Hùng công tử ơi! Người trong tranh này chẳng kể làm chi, dẫu đến Phi Loan quận chúa kia cũng là xấu duyên hẩm phận. Từ khi trao lời vàng đá, nhà họ Hùng ta biết bao vạ gió tai bay. Nay công tử lạc bước tới đây, nếu không gặp được nhà tôi thì tính mệnh phỏng còn đâu nữa. Vả thân phụ tôi đã nói như thế thì ngày nay hai ta dẫu loan phòng chung gối, cũng không phải là không hợp lễ, cớ sao công tử lại đem lòng hờ hững, chẳng còn tôi cười nói như xưa. Công tử ơi! Công tử chớ phụ nghĩa quên ơn, chúa xuân sao khéo ỡm ờ, vườn xuân luống những đợi chờ gió đông...


Hùng Khởi Thần vội vàng đứng dậy mà thưa rằng:
- Tiểu thư ơi! Tiểu thư đã có lòng đoái thương, muốn cùng tôi đính ước trăm năm thì khi tôi bẩm mệnh hai thân cưới Phi Loan quận chúa rồi, bấy giờ sẽ cùng tiểu thư đẹp duyên cầm sắt vậy. Đó là tôi xin giải tỏ chân tình, xin tiểu thư hãy cam tâm chờ đợi.
Nói xong, quay đi chỗ khác. Nàng Văn Cơ nắm lấy áo rồi cười mà bảo rằng:
- Hùng công tử ơi! “Xuân tiêu một khắc đáng nghìn vàng” dẫu rằng ai có nghìn vàng, đố ai mua được! Tôi và công tử bây giờ thật là trai tài gái sắc, xuân đang gặp thời, thôi thì đêm nay tôi quyết vào đây mà chung gối loan phòng cùng công tử.
Hùng Khởi Thần nghe nói, không thể nhẫn nại được, liền hầm hầm nổi giận mà rằng:
- Tiểu thư ơi! Tiểu thư vốn dòng dõi một nhà danh gia. Vả cũng có nhiều học thức, đáng lẽ phu quân tạ thế, nên thủ tiết không lấy ai mới phải, cớ sao lại nói những giọng tà dâm. Nếu tiểu thư không chờ đợi được thì xin tiểu thư tìm người khác mà kết duyên cầm sắt.
Nàng Văn Cơ nghe nói quá hổ thẹn đâm ra căm tức, nét mặt đỏ bừng, rồi xỉ mắng Hùng Khởi Thần:
- Đứa phụ ơn bội nghĩ kia! Ta không ngờ nhà ngươi lại táng tận lương tam! Trong bấy nhiêu ngày cơm bưng tận miệng, nước rót tận nơi, ta ở với nhà ngươi thật như một bát nước đầy, ai ngờ nhà ngươi bỗng đem lòng rẻ rúng. Nỡ mở mồm ra mà bảo ta đi kết duyên với người khác, sự nhục nhã này ta nhịn được sao. Trời ơi! Một bậc nghiêng thành nghiêng nước như ta, biết bao nhiêu kẻ quyền môn đến cầu thân, ta đều không ưng thuận. Nhà ngươi chớ tự nghĩ mình cao quý mà coi ai làm thường. Thân phụ ta vì cứu tính mệnh cho nhà ngươi mà phải xa cửa lìa nhà, ta thiết tưởng nhà ngươi cũng chưa có thể quên ơn được. Ta nói thật cho nhà ngươi biết, chứ ta đây dẫu chút thân bèo bọt, cũng quyết không khi nào chịu nay Lý mai Trương.
Nàng Văn Cơ vừa nói vừa khóc, tay vẫn túm chặt lấy áo Hùng Khởi Thần. Hùng Khởi Thần cứ khư khư mà ôm tập tranh. Nàng Văn Cơ lại càng căm tức, dằng lấy tập tranh mà ném xuống đất. Hùng Khởi Thần vội vàng cúi nhặt thì tập tranh ấy đã bị nàng Văn Cơ xé tan ra. Hùng Khởi Thần cũng căm tức bội phần, chẳng nghĩ gì đến thân liễu bồ yếu đuối, liền giẫy mạnh một cái mà cướp lấy tập tranh “Bách mỹ” thì ra mới rách có một chỗ vẽ hình Võ Tắc Thiên. Nàng Văn Cơ ngã lăn ra đấy mà kêu ầm lên rằng:
- Trời ơi! Có ai đến cứu tôi với không?
Lã di nương và Từ di nương nghe tiếng, lật đật chạy vào, trông thấy nàng Văn Cơ nằm ở dưới đất, đầu tóc rũ rượi; lại trông thấy Hùng Khởi Thần đang ngẩn người ra mà đứng đấy, trên tay còn cầm tập tranh. Lã di nương vội vàng đỡ nàng Văn Cơ dậy. Từ di nương hỏi Hùng Khởi Thần rằng:
- Vì cớ chi mà đến nỗi ầm ĩ lên như thế?
Lã di nương cũng hỏi nàng Văn Cơ. Nàng Văn Cơ nín đi chẳng tiện nói ra ngại lời, chỉ vùng vằng mà rằng:
- Quân tàn nhẫn kia, không còn một chút lương tâm nào cả!
Lã di nương khuyên giải nàng Văn Cơ, rồi dắt nàng sang phòng bên cạnh mà tỉ tê hỏi chuyện. Nàng Văn Cơ nức nở khóc, vừa khóc vừa lể lể. Lã di nương nghe xong, cười nhạt:
- Văn Cơ con ơi! Con là một vị thiên kim tiểu thư, can chi lại mua lấy sự phiền não! Bây giờ con hãy thủ tiết thờ chồng, đợi khi hết tang, sẽ chọn một người xứng đáng, hà tất cứ phải Hùng công tử, mới được đẹp lứa vừa đôi. Hùng công tử dẫu mặt mũi khôi ngô, nhưng toàn gia đều là tù tội. Dẫu sao này có được ân xá thì ngôi chánh thất kia cũng đã có người. Mệnh phụ sắc phong, chưa khi nào đã đến phần con được. Ta đã khuyên bảo con người lần mà con không nghe, cứ khư khư một mực lấy Hùng công tử!


Lã di nương nói đến đấy thì lại khẽ rỉ tai mà bảo nàng Văn Cơ rằng:
- Ta nói thật cho con biết, chứ Từ di nương kia quả nhiên có tình ý với người ấy. Mỗi khi giáp mặt, hai bên vẫn liếc mắt đưa tình, con cứ thật dạ tin người, mà chẳng biết gì hết. Bây giờ con chớ nghĩ gì đến nó nữa, nên nhân lúc Vệ Ngọc chưa về, mà đuổi nó đi trước, rồi sau sẽ chọn một người nào môn đăng hộ đối để cùng nhau an hưởng phú quý, khiến mẹ đây cũng có chỗ nương nhờ. Nếu không, ngày nay đem nhau sang phủ Triệu vương nào đã biết năm nào cho được thành công. Xa cửa lìa nhà, lòng mẹ thật không khỏi áy náy.
Nàng Văn Cơ nghĩ thầm: “Câu nói này cũng có lẽ phải! Từ di nương và Hùng công tử vị tất đã không có chút tư tình. Ta cứ xem như mỗi khi nói đến dung nhan Hùng công tử thì Từ di nương vẫn tấm tắc ngợi khen. Chắc rằng đôi bên có thề thốt nặng lời, vậy nên Hùng công tử đối với ta mới ra tình nhạt nhẽo. Trời ơi! Từ di nương dẫu có nhan sắc, nhưng so với ta tất còn thua kém, khi nào Hùng công tử lại đem tình ái luyến, chẳng qua chỉ bởi tại lòng nghi ngờ của mẹ ta đó thôi. Không biết tiền duyên túc trái làm sao, mà thấy chàng ta bỗng đeo tai, khiến chàng lại đem lòng hờ hững. Chàng đã buông lời rẻ rúng thì về sau còn mặt nào trông thấy nhau./ Con tạo ghen chi với má hồng, ta dẫu có nhan sắc đắm nguyệt say hoa này cũng là uổng phí”. Nàng Văn Cơ nghĩ quanh nghĩ quẩn, hai hàng nước mắt lã chã tuôn rơi. Lã di nương thấy vậy, kể sao xiết nỗi đau lòng, liền ngồi ở bên cạnh nàng Văn Cơ, lấy tay vuốt ve, rồi tìm lời nỉ non khuyên giải. Sau đó Lã di nương đứng dậy đi sang tây phòng trỏ mặt Hùng Khởi Thần mà mắng rằng:
- Nhà ngươi thật không phải giống người! Từ khi bước chân đến nhà ta gây ra bao nhiêu nỗi lo sợ. Nếu không nhờ có tiểu thư bày mưu lập kế thì khi nào che mắt được quan khâm sai. Lão gia ta vì nhà ngươi mà phải xa cửa lìa nhà, lại đem tiểu thư hứa gả cho nhà ngươi. Thế mà nhà ngươi không biết ơn, còn dám buông lời rẻ rúng. Thôi bây giờ nhà ngươi bước đi đâu thì bước, hoài con mà gả cho đứa bất nhân!
Lã di nương quát mắng rầm rĩ, Hùng Khởi Thần căm tức quá mà chết ngất người đi, không còn biết nói thế nào. May được Từ di nương khuyên can, Lã di nương mới quay ra, không nói gì nữa. Hùng Khởi Thần kêu lên một tiếng mà rằng:
- Cha mẹ ơi! Cha mẹ có thấu nông nỗi này cho con hay chăng! Trăm đắng nghìn cay muôn phần tuổi nhục! Như thế này thì chẳng thà chết đi cho rồi, chỉ vì một nỗi không dám phụ lời cha mẹ!


Từ di nương khuyên giải hồi lâu, gặp đến bữa ăn, người nhà dọn cơm, Từ di nương lại cố mời Hùng Khởi Thần ăn cơm. Hùng Khởi Thần bất đắc dĩ cầm lấy bát cơm hai hàng nước mắt chảy xuống ròng ròng, còn nuốt làm sao cho trôi được. Lã di nương ở ngoài lại quát mắng rầm rĩ:
- Đứa bất nhân kia, mọi ngày tiểu thư ta vẫn cùng nó ăn cơm, ngày nay nó đã buông lời rẻ rúng thì còn trọng đãi nó làm chi cho uổng. Nữ tỳ đâu! Bây bưng cơm ra, bảo nó xuống nhà bếp mà ăn.
Nói xong, lại nổi tam bành lên, tay cầm cái roi đuổi đánh các nữ tỳ, bắt phải bưng cơm xuống bếp. Các nữ tỳ bất đắc dĩ phải vào bưng mâm cơm ra. Từ di nương thấy vậy không bằng lòng mà rằng:
- Ta chớ nên nóng nảy quá như thế! Hùng công tử đây đối với lão gia dẫu sao cũng là ngoại sanh, ta nên phải trạng đãi. Huống chi khi lão gia ta ra đi, đã ân cần dặn bảo phải khuyên giải công tử, chớ để cho quá nghĩ mà lo phiền. Nay lão gia vừa đi được hai tháng trời, thiết tưởng ta chớ nên đem lời rẻ rúng. Chồng bát có khi xô lệch, công tử dẫu cùng tiểu thư to tiếng, cũng chẳng qua là vợ chồng chi thường tình, ta liệu lời ngăn cản, cớ sao lại nóng nảy, vội lấy làm thù oán. Chẳng bao lâu nữa Vệ Ngọc công tử cũng về tới đây, bấy giờ công việc trong nhà này vị tất ta đã có quyền tự chủ. Thế thì ta chỉ nên nhẫn nại, không nên gây cuộc phong ba.
La di nương nghĩ thầm: “Vệ Ngọc xưa nay vẫn thâm thù với ta, nếu Vệ Ngọc về đây mà biết những nông nỗi này thì tạt có thiệt hại cho ta vậy. Chi bằng ta nhân lúc lão gia đi vắng trừ tiệt mấy đứa oqan gia này đi là hơn”. Lã di nương nghĩ quanh nghĩ quẩn, bỗng sinh lòng hiểm độc hại người mà lại nghĩ thầm rằng: “Ta về nhà họ Vệ đã hai mươi bốn năm nay, chỉ sinh được có một mụn con gái. Chẳng may nó xấu duyên hẩm phận, bỗng góa chồng sớm, sau này còn biết trông cậy vào đâu. Nghe những lời lão gia ta nói trong khi ra đi, quả nhiên có lòng phản nghịch, một là thắng, hai là bại, họa phúc chưa biết thế nào. Giả sử thắng mà cầm quyền chính thì Từ di nương còn trẻ tuổi, một mai sinh hạ nam tử, bấy giờ lại đè nén được ta. Chi bằng ta nhân dịp này ra thú với quan sở tại, khiến cho Hùng Khởi Thần và Vệ Ngọc đều bị bắt cả. Khi ấy ta đem con gái ta tiến kinh, tìm một vị công tử nào mà gả. Trước là được nhiều tiền bạc, sau là mẹ con vẫn được sum họp với nhau, há chẳng tiện lợi cho ta lắm ru”.
Lã di nương nghĩ vậy, mới giả cách tươi cười nét mặt rồi lẩm nhẩm gật đầu mà bảo Từ di nương rằng:
- Em nghĩ chí phải! Chị nay nóng tính thấy hai bên to tiếng cũng có ý không bằng lòng.Nhưng xét thực ra thì chị có thù hằn gì, chẳng qua chỉ muốn cho Hùng công tử lại cùng tiểu thư hòa hợp như trước.
Nói xong, lại truyền cho người dọn cơm vào trong phòng để mời Hùng Khởi Thần. Hùng Khởi Thần không chịu ăn, sau Từ di nương khuyên giải mãi, mới gượng ăn lưng bát. Từ di nương về phòng, luống những thở ngắn than dài mà nói nhỏ một mình rằng: “Thương xót thay cho Hùng công tử phải chịu bao nhiêu nỗi đắng cay. Nhưng nghĩ cũng đáng khen! Văn Cơ kia dẫu đẹp như hoa, mà công tử vẫn cứ trơ trơ như đá vững như đồng, lòng tơ không hề lay chuyển.”


Từ di nương nghĩ quanh nghĩ quẩn, lại thở dài mà rằng: “Hùng công tử gặp sự đau đớn này, không khéo uất lên mà tự tử mất thôi, âu là ta lẻn sang tây phòng coi thử!”
Bấy giờ Từ di nương không gọi nữ tỳ và cũng không thắp đèn lửa, khẽ rón rén mà đi thầm. Khi đi qua đông phòng, bỗng nghe có tiếng người thì thào, Từ di nương mới dừng chân đứng lại, ghé vào bên cửa sổ để nghe trộm. Nguyên Lã di nương đợi khi mọi người ngủ yên cả, với vào phòng nàng Văn Cơ, đem chủ ý của mình thuật rõ cho nàng nghe và bảo rằng:
- Từ di nương tất có tư tình với Hùng công tử, cho nên mới gia ý hộ trì. Khi ta xuất thú thì ta cũng nên buộc tội cho Từ di nương. Bấy giờ ta sẽ lấy sạch tiền của trong nhà, rồi mẹ con ta đem nhau tiến kinh mà ở, kinh thành là một nơi đô hội, tha hồ cho con kén chọn lấy người vừa lòng.
Nàng Văn Cơ trước vẫn mong được đẹp duyên cầm sắt cùng Hùng Khởi Thần ra lòng hờ hững. Bởi vậy quá thẹn hóa giận, tấm lòng luyến ái, bỗng đổi ra thù oán, mới cũng lấy việc ấy làm một việc nên làm. Nàng Văn Cơ nghĩ vậy liền nói với Lã di nương rằng:
- Lã di nương! Di nương nghĩ kế dẫu cao, nhưng tiếc chưa được chu toàn. Ngày nay xuất thú với phủ đường thì thân phụ con khó lòng tránh khỏi tội phản nghịch.
Lã di nương nói:
- Đành vậy chứ biết làm thế nào! Ngày nay thân phụ con đi theo Triệu vương, nào đã biết bao giờ về. Mẹ con ta ở chốn hương thôn này hồ dễ đã tìm được một người môn đăng hộ đối. Thoi đưa thấm thoát há chẳng uổng phụ ngày xuân. Từ di nương kia nghĩ càng đáng giận thay! Dần dần có ý muốn đè nén ta đi! Hắn đem lòng luyến ái Hùng công tử, cho nên mỗi khi nói đến thì lại gia ý hộ trì. Dẫu con không nghe lời ta, ta cũng quyết phải xuất thú với phủ đường, bấy giờ vạ gió tai bay, con chớ nên hối hận.
Lã di nương nói xong liề đứng ngay dậy. Nàng Văn Cơ sợ hãi, vội nắm lấy vạt áo mà bảo rằng:
- Di nương ơi! Đã đành rằng con xin nghe lời, nhưng xuất thú cũng nên nghĩ cho kỹ. Bao giờ thì xuất thú? Xưa nay con chưa hề vào quan lần nào, biết cậy ai làm tờ trình bẩm. Mà cũng cần phải xuất thú ngay trước khi anh con chưa về đây.
Lã di nương nghe nói, mừng rỡ mà rằng:
- Con cứ yên lòng, không cần phải làm tờ trình bẩm chi cả. Mẹ con ta cứ đến phủ, đánh trống lên mà xuất thú, tự khắc phủ đường sẽ cho người về nã tróc. Vừa đi vừa về, chỉ trong ba ngày thôi.
Nàng Văn Cơ nói:
- Con cũng muốn tránh đi mấy hôm, để khỏi trông thấy mặt đứa oan gia ấy.


Hai mẹ con bàn định cơ mưu, chỉ cốt giấu kín không cho Từ di nương biết. Từ di nương đứng ở ngoài cửa nghe trộm kinh hồn táng đởm, mồ hôi toát đầm, mới quay về phòng mình, đóng chặt cửa lại rồi ngẩn người ngồi nghĩ. Từ di nương nói: “Lã di nương! Ta không ngờ nhà ngươi lại hiểm độc như thế! Nhà ngươi oán giận Hùng công tử đã đành, cớ sao lại vu hãm cho ta là có tư tình với Hùng công tử. Lời vu hãm ấy, ta biết làm thế nào mà giải tỏ được, thật lại bày trò cười cho thế gian. Huống chi ngyà nay chúng xuất thú với phủ đường thì tội phản nghịch kia thì tội phản nghịch kia tất toàn gia phải nã tróc. Trước sau cũng là một chết, chẳng thà ta chết ngay từ bây giờ. Thương xót thay cho thân ta! Từ khi về nhà họ Vệ trong mười năm nay, luống cam một phận tiểu tinh, phận bạc duyên ôi, con cái chẳng có. Ta vẫn định rằng hễ lão gia ta tạ thế thì chút ân tình bèo bọt quyết liều cắt tóc đi tu. Mai sau còn có ra gì, thì thì đành đêm nay ta xin từ giã cùng nhân thế!”
Từ di nương cứ nghĩ quanh nghĩ quẩn, trong lòng chua xót, đã toan liều thân với dải lụa đào. Khóc lóc hồi lâu rồi lại thở dài mà rằng: “Trời ơi! Khi lão gia ta bước chân ra đi, ân cần dặn ta phải trông nom Hùng công tử, nay ta chết rồi, Hùng công tử cũng khó lòng mà được sinh toàn. Vì chúng xuất thú với phủ đường thì Hùng công tử sao cho thoát nạn.”
Từ di nương ngẫm nghĩ hồi lâu bỗng nghĩ ra một kế, lại tươi cười mà lẩm nhẩm nói một mình rằng: “Chi bằng ta đợi mẹ con hắn đi, rồi bảo Hùng công tử lẻ trốn là diệu hơn cả. Khi Hùng công tử đã lẻn trốn rồi, bấy giờ ta sẽ tự tử, thế thì dẫu chết cũng được phân minh.”
Từ di nương nghĩ vậy, mới đi nằm nghỉ, trằn trọc áy náy cho đến suốt sáng. Sáng hôm sau giả cách cảm hàn, nằm yên không dậy. Hôm ấy Lã di nương và nàng Văn Cơ đều dậy sớm, chạy vào trong phòng hỏi han và nói cho biết là sắp đi thiêu hương.
Lã di nương nói:
- Hôm nay chị cùng tiểu thư đi lễ chùa, phiền em trông nhà nhé! Ngày hôm qua em vẫn khỏe mạnh, cớ sao hôm nay lại mệt nhọc trong mình?
Từ di nương nói:
- Em cũng mệt xoàng đó thôi. Chẳng hay hôm nay chị đi thiêu hương vì việc gì thế?
Lã di nương nói:
- Vì hai vợ chồng tiểu thư bất hòa, cho nên chị muốn vào chùa Đại Bi ở trong thành, xin một thẻ quẻ, để bói xem mối nhân duyên ấy thế nào. Nếu không phải nhân duyên thìi bấy giờ sẽ thôi hẳn.
Nàng Văn Cơ trông thấy Từ di nương, có ý không nỡ. Lã di nương sợ lộ chuyện, vội giục kiệu đi ngay. Lại có đem mấy đứa nữ tỳ và mấy tên gia đinh theo hầu. Trong phòng chỉ có một người lão ẩu cùng môt nữ tỳ hầu Từ di nương mà thôi. Khi Lã di nương và nàng Văn Cơ đi khỏi rồi, Từ di nương trở dậy trang điểm, sai bảo người nhà làm các việc vặt và ăn lót dạ. Lại sai người lão ẩu đi mua chỉ khâu, rồi lửng thửng đi sang tây phòng. Hùng Khởi Thần đang ngồi ngẩn người, ứa nước mắt khóc. Từ di nương gọi mà bảo rằng:
- Hùng công tử ơi! Khóc làm chi nữa! Muốn khỏi chết thì mau mau trốn đi.
Hùng Khởi Thần kinh ngạc mà hỏi:
- Chẳng hay vì cớ chi thế?
Từ di nương đến gần trước mặt thuật hết những lời bàn định của Lã di nương và nàng Văn Cơ trong đêm hôm trước cho nghe. Hùng Khởi Thần nét mặt tái mét, rồi bỗng thở dài:
- Di nương! Di nương bất tất phải lo phiền. Nếu phủ đường bắt tôi giải kinh thì tôi càng chóng được gặp mặt cha mẹ.
Từ di nương nghiêm nét mặt mà bảo rằng:
- Công tử nghĩ lầm! Năm xưa vương gia và vương phi sai công tử đi lánh nạn là muốn vì họ Hùng lưu một chi phái về sau. Mạnh vương phi bảo người đưa công tử về Vân Nam, cũng là kế vẹn toàn. Công tử không biết nghĩ đại bản, chỉ muốn giữ tiểu hiếu, để đến nỗi lưu lạc tới đây. Lão gia tôi vì công tử đánh quan khâm sai, bỏ nhà xa cửa, nay công tử lại tự đưa mình vào lưới thì chẳng những vương gia và vương phi thất vọng, mà cũng phụ cả tấm lòng tử tế của lão gia tôi. Chiếc thân hệ trông dường bao, công tử nên lánh mình phương xa, rồi thay họ đổi tên, oan kia sẽ có ngày giải tỏ, công tử giắt một ít vàng bạc làm lộ phí mau mau đi ngay.
Hùng Khởi Thần nghe nói vội vàng sụp lạy:
- Đa tạ tấm lòng tử tế của di nương! Mấy lời dặn bảo đinh ninh tôi xin ghi nhớ.


Bấy giờ Hùng Khởi Thần lại cuốn tập tranh “Bách mỹ” vào trong mình, giắt ít vàng bạc để làm tiền lộ phí. Từ di nương thì đi xuống nhà bếp thưởng tiền cho bọn gia đinh, bảo đi mua rượu về uống, nói là của Hùng công tử đền ơn. Người lão ẩu và đứa nữ tỳ cũng đều có thưởng. Mọi người mừng rỡ, ai nấy cùng uống rượu say. Hùng Khởi Thần vẫn để nguyên nữ trang. Từ di nương đi khóa các nơi phòng ốc, trong lòng ngẫm nghĩ càng thêm cay đắng bội phần. Từ di nương nghĩ thầm: “Lão gia ta dẫu là võ tướng, nhưng bấy lâu đối đãi vớ ta thật ôn hòa. Mỗi khi Lã di nương đè nén ta thì lão gia lại tìm lời khuyên giải. Ai ngờ tai bay vạ gió, từ đây ly biệt, muốn được cùng nhau gặp gỡ, có chăng trong giấc chiêm bao.” Từ di nương vừa khóc vừa phàn nàn, Hùng Khởi Thần luống cuốn lo sợ, chẳng hiểu chi cả, khẽ hỏi rằng:
- Di nương ơi! Tôi biết trốn đi đâu bây giờ!
Từ di nương nói:
- Sẽ có nơi trốn! Nguyên tôi có một người vú nuôi họ Vương, nhà mụ chỉ có một con trai và một con dâu. Mụ vốn người lương thiện. Tôi đã viết một phong thư để công tử cầm đến, tất mụ phải trọng đãi và thuê thuyền đưa công tử sang Vân Nam.
Nói xong, liền dắt tay Hùng Khởi Thần lần theo ngọn tường hoa đi ra ngoài cửa. Từ di nương bảo Hùng Khởi Thần đứng đấy, quay vào trong nhà, khóa chặt mấy lần cửa, rồi lại quay ra trao phong thư cho Hùng Khởi Thần mà bảo rằng:
- Công tử đến đây đã gần nửa năm, tôi vẫn có lòng quý mến, nhưng đàn bà trọng nhất là điều trinh tiết, gan vàng dạ sắt, khi nào lại dám chuyển dời. Không nhờ Lã di nương hiểm độc lạ thường, bỗng vu cho tôi lấy sự nhơ nhuốc ấy. Đêm qua tôi nghĩ đã toan liều chết chỉ vì công tử mà sống đến ngày hôm nay. Khi công tử đi khỏi rồi, tôi sẽ tìm cách tự tử. Mai sau công tử xuất đầu lộ diện cũng được, cũng nên vì tôi giải tỏ oan tình. Hùng công tử ơi! Tôi nói thế là hết. Xin công tử rảo bước đi mau chớ có chậm trễ.


anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét