Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Trung Hoa Kim Cổ Kỳ Nhân 6

Trang 6 trong tổng số 9


Mối ơn thầm

Vào năm Chính Thống triều Minh, tại đất Hưng An tỉnh Quảng Tây có một người họ Tiễn, tên Vu Đồng, nhà tuy nghèo nhưng tánh ham học. Năm mười một tuổi đã vào trường, năm mười hai tuổi được nhà nước cấp học bổng, chăm lo đèn sách rất gắng công.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Tuy nhiên học tài thi phận là câu cổ ngữ từ xưa đến nay đã linh ứng, biết bao nhiêu trong cảnh lều chõng của thí sinh, Tiễn Vu Đồng thi mãi không đậu, khoa thi nào cũng vác lều vác chõng đi để rồi trở về không.
Tuy thế Vu Đồng không lấy đó làm điều chán nản. Không phải như cụ Tú Xương nhà ta :
Mai mà tớ hỏng tớ đi ngay,
Cúng giỗ từ đây nhớ lấy ngày.
Vu Đồng càng thi hỏng, càng dùi mài kinh sử, và càng dùi mài kinh sử lại càng hỏng nặng hơn.
Năm Thiên Thuận thứ sáu, Vu Đồng đã năm mươi bảy tuổi, mái tóc đã đổi màu xám, thế mà còn chen chúc với đám thư sinh mơ chiếm bảng vàng, ra tay bẻ quế.
Bọn thư sinh thấy vậy ai nấy đều châm biếm, thấy mặt ông ta ai nấy cũng không nhịn được cười, đến nỗi người ta đặt riêng cho ông ta một biệt hiệu là “quái vật”.
Mà “quái vật” gì mặc kệ, Vu Đồng không lấy đó làm điều bất mãn, cứ học, cứ thi mãi, không kể đến lời dèm pha của bọn trẻ trung háo thắng kia.
Thuở ấy tại huyện Hưng An có viên tri huyện họ Bằng, tên Ngô Thời, mới đổi đến trấn nhậm.
Bằng Công vốn là người Thai Châu thuộc tỉnh Triết Giang, thông minh tuyệt thế, năm mười bảy tuổi đã đậu tiến sĩ, ra làm quan lại có đức, nên tiếng tăm đồn vang trong thiên hạ. Nhưng vì Bằng Công thi đậu sớm, nên lại phải cái tính chuộng trẻ khinh già, đó là một điều bất hạnh cho cái tên thi sinh Vu Đồng “cụ lão” kia.


Đến kỳ khảo khóa, Bằng Công ra đề.
Sau khi sát hạch, Bằng Công cố tìm quyển văn hay lỗi lạc để xứng đáng làm một kẻ đỗ đầu xứ.
Khi ráp phách để xướng danh thì oái oăm thay ! Cái ông già tóc bạc hoa râm kia lại là kẻ được Bằng Công lựa chọn.
Nghe kêu tên mình, lão Vu Đồng lểnh mểnh bước đến trình diện. Bằng Công xem thấy ngạc nhiên, trong lòng không đẹp chút nào, phần thì các thí sinh trẻ tuổi kia vỗ tay vang dậy, không phải để hoan hô, mà để chế riễu, lấy việc đó làm đề tài cho việc la ó.
Bực lòng quá, nhưng không biết phải làm sao, Bằng Công truyền xướng tiếp những danh sách trúng tuyển cho qua cảnh bực tức của mình.
May thay ! các thí sinh trúng tuyển sau đó đều là bọn đầu xanh tuổi trẻ, mặt mày tuấn tú chứ không phải tóc bạc hoa râm như lão Vu Đồng nữa.
Vu Đồng từ nhỏ đến giờ thi hỏng mãi, nay lại bảng hổ đề tên, vui mừng tràn ngập cõi lòng, đâu còn chỗ nào mà nghĩ đến lời châm biếm của bọn thư sinh. Mà nay lại được đỗ đầu, thì còn hứng thú gì hơn nữa, Vu Đồng trở về nhà bày một tiệc rượu say sưa lúy túy.
Kịp đến kỳ thi hương, sĩ tử lại tựu trường, mang lều chõng đến. Vu Đồng cũng thế, cũng lểnh mểnh mang tráp ra đi.
Khi đến thí trường thấy lại có tên Bằng Công sung vào phòng lễ Ký khảo quan. Vu Đồng mừng thầm, tưởng rằng khoa thi hương này có người hiểu tài năng của mình nữa, nên chẳng lo gì cả, trong lòng hớn hở ghé ra quán rượu uống đến say mèm.
Bằng Công khi được xung vào ban giám khảo, thoáng thấy trong danh sách thí sinh lần này cũng có tên Vu Đồng, thì trong lòng nghĩ thầm :
— Tại sao ta cứ gặp cái lão thí sinh già nầy mãi. Kỳ này hẳn ta không thể lầm lạc mà lấy trúng bài của hắn nữa. Hắn đã già rồi, nếu làm ơn cho hắn thì ích gì, chi bằng lấy những đứa trẻ trung sau này chúng có nhiều cơ hội nhớ ơn ta.
Nhưng rồi Bằng Công lại nghĩ :
— Nếu ta cứ lựa bài nào văn chương già dặn, xuất sắc, e lại trúng quyển của lão “quái vật” ấy nữa. Kỳ này nên lựa một quyển nào văn chương ấu trỉ cho đậu thủ khoa, thế tất lão phải hỏng.


Định ý như vậy, Bằng Công vào trường chấm thi.
Đúng ngày hai mươi tháng tám, chính chủ khảo và khảo quan đều hội họp đến chí công đường để ráp phách, và xướng danh, yết bảng.
Khi mở quyển đầu ra, thì chao ôi ! lại trúng cái tên “quái vật” ở đất Hưng An nữa. Cũng là lão Vu Đồng đậu đầu.
Ôi ! một trận cười như pháo ngày Tết vang dội cả thí trường.
Bằng Công kinh ngạc, lòng bực tức bội phần, nói với viên chánh chủ khảo :
— Vu Đồng già cả, nếu lấy va đỗ đầu e bọn hậu sinh không phục, vậy tôi xin đề nghị chọn quyển khác.
Quan chủ khảo lắc đầu, chỉ lên tấm bảng chí công đường nói :
— Nơi đây là chỗ chí công, chúng ta đang làm việc trong phòng chí công thì còn nghĩ làm gì đến việc trẻ già ?


Bằng Công không biết làm sao hơn, đành để cho Vu Đồng chiếm tên đầu bảng.
Tại làm sao Vu Đồng là một lão uyên thâm học rộng lại trúng quyển đầu trong kỳ này, cái kỳ mà Bằng Công quyết lựa một thí sinh non nớt ?
Nguyên do là vì Vu Đồng khi đến thí trường thấy có tên Bằng Công trong ban giám thi, thì mừng quýnh, đinh ninh rằng khoa này cũng sẽ có người rõ được tài mình nên vào quán uống rượu đến say mèm. Lúc vác lều chõng tựu trường, trong óc còn ngầy ngật hơi rượu, vội vã viết bậy ba bài cho xong rồi ra về. Ai ngờ lúc ấy Bằng Công lại lựa quyển nào dở nhứt cho đỗ đầu, thế là Vu Đồng dính vào đó.
Rồi ba năm qua, kỳ thi hội rồn rập đến, các thí sinh lại tựu trường, cái tên Vu Đồng già nua kia vẫn như ai cũng đệ quyển đi thi. Cái mộng bảng vàng bia đá không vì thời gian mà buông trôi theo dòng nước.
Lần này Vu Đồng không dám khinh thị nữa, vì là kỳ thi hội, có nhiều bậc đàn anh, văn chương xuất chúng. Vu Đồng cố sức dùi mài kinh sử, học ngày học đêm đến nỗi trong giấc ngủ nào cũng nằm mơ thấy mình vào trường thi. Mà giám khảo lại ra hai chữ “kinh thi”.
Vu Đồng cho đó là vận mạng đã đến nên có thần linh mách bảo, bèn cứ việc quyển kinh thi học mãi.
Lạ lùng làm sao ! Lúc đó vì Bằng Công văn hay chữ giỏi tiếng tăm lừng lẫy được triều đình triệu về bổ nhiệm chức Lễ Khoa cấp sự, vì vậy mà Bằng Công lại được sung vào khảo quan kỳ thi hội này nữa.
Cái tên thí sinh Vu Đồng và khảo quan Bằng Công vẫn đeo đuổi nhau như bóng với hình, như cá với nước.
Bằng Công tự nghĩ :
— Phen này ta lựa cái chỗ sở đoản của cái tên thí sinh già này mà đánh tới thì hắn phải cua tay. Hắn ta thuần thục về Lễ Ký, bây giờ ta ra đề về Kinh Thi, hắn không tài nào đỗ được.
Khoa thi mở màn, sĩ sinh khắp nơi rộn rịp kéo về đón chờ ngày hoa nở. Lúc ráp phác và xướng danh cái tên đầu tiên cũng lại con “quái vật” Hưng An tên Vu Đồng nữa.
Bằng Công tức như bò đá, vẻ mặt lầm lì ngồi thừ ra không nói một lời nào cả.
Các ông nghè tân khoa lần lượt vào lạy tạ tại phòng sự, Bằng Công thấy vẽ mặt hí hửng của lão thí sinh già, gọi lại hỏi :
— Ông có tài gì mà chiếm được thủ khoa kỳ thi hội này ?
Vu Đồng kể lại giấc mộng của mình.
Bằng Công thở ra, nói :
— Thực là số mạng vậy.


Vu Đồng đỗ đầu hai khoa giáp được triều đình bổ ngay làm hình bộ chủ sự. Từ đó Vu Đồng lui tới, kính trọng Bằng Công vô cùng, vì nhớ ơn ba lần trúng tuyển. Còn Bằng Công thấy Vu Đồng biết ơn như vậy trong lòng cũng kính phục, hai bên đi lại rất tương đắc.
Bằng Công vốn là một kẻ hay nói thẳng, ghét ai không để vào lòng được, thấy việc sai thì không chịu nổi, cho nên từ khi khi về nhậm chức lễ bộ, nhiều lần làm xúc phạm đến đại học sĩ Lưu Cát. Nên ông này tìm cách trả thù.
Lưu Cát tìm những lầm lỗi nhỏ mọn, cho bọn ngự sử tay chân dâng sớ tham hặc. Bằng Công bị hạ ngục và đưa sang hình bộ để làm án.
Nhân viên hình bộ vì sợ thế lực của Lưu Cát nên tìm cách kết án Bằng Công vào tử tội. Vu Đồng thấy thế ra sức binh vực, tập họp tất cả bạn đồng khoa lại, làm sứ dâng lên xin miễn tội tử cho Bằng Công.
Nhà vua y tấu. Thế là nhờ có Vu Đồng mà Bằng Công được bảo toàn tánh mạng. Khi sắp về quê, Bằng Công đến đền ơn Vu Đồng.
Vu Đồng nói :
— ơn của ngài đã cho tôi ba lần trúng tuyển, chút ơn mọn ấy đâu có sá gì mà ngài phải nhọc lòng như vậy.
Bằng Công nói :
— Nếu không nhờ ngài thì tánh mạng tôi ắt không còn.
Vu Đồng bày yến tiệc đãi đằng và tiễn hành Bằng Công phản hồi quê quán. Vũ Đồng làm việc tại triều hơn sáu năm; mọi người đều mến phục. Bộ lại thấy ông tài đức nên muốn đặc cách bổ ông làm một nhiệm vụ trọng đại, thì giữa lúc đó Vu Đồng nhận được tin con lớn của Bằng Công là Bằng Kính Cộng cùng một nhà cường hào tranh nhau về địa giới, thành hai bên gây cuộc đánh nhau.
Nhà cường hào kia lại đem giấu một tên gia bộc rồi vu cho Bằng Kính Cộng là giết người. Bằng công tử đuối lý nên bỏ trốn lên Vân Nam, nơi cha chàng bị giáng trích.
Vì việc quan hệ đến sinh mạng, lại vì Kính Cộng bỏ trốn, nên quan huyện cho trát bắt những người thân thuộc của họ Bằng đem hạ ngục.
Nghe được tin ấy, và biết được phủ Thái Châu bị khuyết, Vu Đồng bèn xin ra đó. Mục đích là để minh oan cho Bằng Kính Cộng.


Vu Đồng ra trấn nhậm được một thời gian, đều tra bắt được tên gia bộc mà tên cường hào giấu lâu nay để vu oan cho họ Bằng; ông ta vội vã lên trướng đường để tra xét.
Chứng cớ đã rõ ràng, những người thân thuộc của họ Bằng bị bắt trước kia đều được thả trở về hết. Vu Đồng lại buộc nhà cường hào kia về tội vu khống, kết án tử hình.
Sau đó Vu Đồng viết một bức thư cho Bằng Công, kể hết mọi sự đã được minh oan.
Bằng Công mừng rỡ khôn cùng, viết bức thư hồi đáp và sai đứa con trai mình là Bằng Kính Cộng về Thái Châu để bái tạ. Vu Đồng tiếp đãi Bằng Kính Cộng rất nồng hậu.
Làm việc ở Thái Châu được ba năm thì Vu Đồng nổi tiếng là liêm chính, khắp dân gian đều mến đức.
Qua năm thứ tư, Vu Đồng được thăng Hà Nam liêm sứ rồi tuần vũ Triết Giang. Năm ấy Vu Đồng đã ngoài bảy mươi tuổi mà sức lực vẫn còn cường tráng lắm.
Bằng Công khi ấy trở về nhà tuổi già mắt kém, ông ra rất hối hận trước tấm lòng bạc đãi của mình đối với Vu Đồng thuở nọ. Hành động và tấm lòng trung thành của Vu Đồng làm cho ông ta thức tỉnh.
Khi nghe Vu Đồng được bổ lên chức Tuần Vũ, Bằng Công bèn đến để chúc mừng, lại dắt theo một đứa con nhỏ đến yết kiến.
Vu Đồng không lấy thế làm cao, thấy Bằng Công đến ông ta cúi chào sát đất, giữ nghĩa tình xưa.
Bằng Công nói :
— Lão phu đã mang ơn ngài cứu sống, sau đứa con lớn của lão lại nhờ ngài minh oan cho, khỏi phải liên lụy. Công ấy dẫu chết không quên. Nay lão có một đứa con nhỏ, nguyện đem đến để nhờ ngài dạy dỗ, mai sau phỏng có nên người thì nó sẽ thay mặt tôi để đáp đền ơn tri ngộ.
Vu Đồng đứng dậy, chấp tay nói :
— Tiểu đệ già nua yếu đuối, tài năng không có bao nhiêu, nay được sư huynh phó thác cho việc trọng như vậy thì dẫu tiểu đệ có bề nào cũng xin nguyện hết lòng.
Bằng Công nghe nói rất thán phục, hai dòng nước mắt chảy ròng ròng, nói :
— Nếu được ơn ngài chiếu cố cho con lão thì dù nhắm mắt lão cũng vui lòng.
Chuyện vãn một lúc, Bằng Công từ biệt ra về. Còn đứa con nhỏ ở lại để lo việc sách đèn dưới sự giáo huấn của Vu Đồng.
Bằng Ngô ở tại nha Tuần Vũ được Vu Đồng dạy dỗ rất cần mẫn. Chẳng bao lâu đã thành tài. Ba năm sau, Vu Đồng thấy Bằng Ngô đã đủ sức ra thi cử với mọi người, bèn lấy ba trăm lạng bạc trong số tiền lương dành dụm của mình, cấp cho rồi đưa Bằng Ngô về nhà.
Ai ngờ, lúc đó Bằng Công bị bệnh mất đã hai ngày rồi.
Vu Đồng đến trước linh sàn khóc lóc rất là thê thảm.
Vu Đồng ở lại đó cư tang mấy hôm, chôn cất xong mới trở về Triết Giang. Trước khi trở về, Vu Đồng hỏi Bằng Kính Cộng :
— Lão sư trước khi chết có dặn dò gì không ?
Bằng Kính Cộng kể lại :
— Cha tôi trối lại rằng : “Trong đời cha tôi mọi việc đều phân minh chính trực, chỉ có một điều lúc chấm thi, yêu trẻ ghét già, vì vậy mà suýt đã bạc đãi một ân nhân hiếm có trong đời. Ta thật có mắt mà không ngươi. Trong đời ta chỉ có người thí sinh già ấy hết lòng hết dạ mà thôi. Còn các người trẻ tuổi khác thật là bạc tình. Trong lúc lâm nạn, họ không một lời ủi an... Từ nay về sau, cha khuyên các con đừng có khinh những kẻ tuổi tác mà chưa gặp thời...”
Vu Đồng nói :
— Hạ quan có gì mà phải chịu ơn làm vậy, chẳng qua đó là sự bồi đáp cho ân sư, để người đời rõ rằng kẻ thất thời mà giúp đỡ họ thì họ rất biết ơn về sau !

Tình bằng hữu

Về đời nhà Đường nguyên niên, tại tỉnh Hà Bắc có một người tên là Quách Trọng Tường, tài kiêm văn võ, tánh tình hào hiệp, hay cứu giúp người không bao giờ nghĩ đến công ơn.
Người này là cháu của quan Đại quốc công Quách Chấn, tự Nguyên Chấn, hiện đương chức tại triều.
Năm ngoài hai mươi tuổi, Trọng Tường đến kính thăm bác để nhờ sự tiến thân. Nguyên Chấn vốn là người hào hiệp, thấy cháu mình có ý cầu thân như vậy, nên khuyên một câu :
— Làm trai ở đời, muốn cho xứng đáng với danh dự, không hổ với chức tước của mình, phải đem thân ra vùi gan nếm mật, lập những chiến công hiển hách, để tiếng lại ngàn thu, còn như việc Cậy thế thần của người trong tộc họ, để vinh thân phú quà thì điều đó không lâu bền.


Trọng Tường suy nghĩ một hồi rồi lãnh ý.
Cách mấy hôm sau có tin cấp báo về triều, quân Man vượt sang biên giới, cướp phá tung hoành, làm cho nhân dân khiếp đởm.
Triều đình sai Lý Mông lãnh chức Diên Châu đô đốc, kéo binh ra biên ải để dẹp loạn. Lý Mông lãnh chỉ, sửa soạn chỉnh tề. Trước ngày đi, chàng đến tướng phủ để từ giã Nguyên Chấn và xin Nguyên Chấn đôi lời chỉ giáo.
Nguyên Chấn nói :
— Xưa Khổng Minh Gia Cát đánh quân Man bắt Mạnh Hoạch bảy lần đều tha bảy lần, làm cho quân Man thán phục hàng đầu. Nay đô đốc kéo binh ra biên ải, lão phu chỉ có một lời khuyên là nên lấy đó làm gương. Tiện đây lão phu có một người cháu tên Quách Trọng Tường, tuy tuổi trẻ song cũng có chút ít tài năng, lão phu muốn cho theo đô đốc để dẹp giặc, may ra nhờ cơ hội có thể lập được chút công lao với triều đình.
Nói xong, Nguyên Chấn gọi Trọng Tường ra để yết kiến đô đốc Lý Mông.
Nhìn qua tướng mạo, Lý Mông thấy Trọng Tường diện mạo phương phi, hình dung tuấn tú, võ khí đường đường lại là cháu của quan Tể tướng trong triều nên vội vã thu dụng ngay và phong cho Trọng Tường làm chức Hành quân tư mã. Trọng Tường giã nhà từ biệt bá phụ với tất cả lòng hăng hái và phấn khởi với một lòng trai đang hăng chiến đấu, trả nợ tang bồng.
Khi đến Kiến Nam, quê hương của Trọng Tường, thì chàng gặp một người bạn tên là Vĩnh Cố, hiện đang nhậm chức Phương Nghĩa tại quận Đông Xuyên. Hai người này tuy lâu nay chưa hề thân mật, xong hai bên đã được nghe tiếng tăm nhau, cùng cảm nghĩa.
Vĩnh Cố nghe Trọng Tường xuất quân lòng rạo rực, nên viết một phong thư sai người đem đến cho Trọng Tường, nhờ Trọng Tường tiến cử mình. Trọng Tường xem thơ thấy lời đầy nghĩa khí, đem lòng mến phục, nghĩ rằng :
— Bình sinh ta chưa hề gặp một người nào mới quen biết nhau mà đã thông cảm lòng nhau, đem cả tương lai và vậnh mệnh ủy thác cho mình như vậy. Kẻ đại trượng phu gặp người chí nghĩa đâu dễ làm ngơ cho được. Nếu ta chẳng giúp đỡ cho Vĩnh Cố há chẳng thẹn với cố nhân lắm sao.


Ngày hôm ấy, Trọng Tường đem việc Vĩnh Cố xin sung vào quân đội trình lên, đô đốc Lý Mông y lời, lập tức sai người đến quận Đông Xuyên mời Vĩnh Cố đến phong chức quản lý quân vụ.
Binh mã vừa chỉnh đốn xong thì ngoài biên ải có quân thám tử về báo rằng : “Quân Man đang tràn vào làng mạc, cướp của đốt nhà, dân chúng tán loạn, thế giặc đang lừng lẫy một góc trời, người người đều khủng khiếp.
Được tin ấy, Lý Mông liền ra lệnh suốt ngày đêm kéo quân thẳng đến biên giới. Khi đến quận Diên Châu, gặp lúc quân Man không phòng bị, Lý Mông thúc quân vào đánh bất ngờ, quân Man bị một trận thua to phải rút lui ra khỏi biên giới.
Lý Mông thừa thế quân rượt theo tiến sâu vào nội địa của Man quốc.
Xứ Man là một xứ núi rừng hiểm trở, cây đá chập chùng, lại có khí độc bốc lên ngùn ngụt, thật là một hiểm địa bất lợi cho đàn quân viễn chinh.
Trọng Tường can :
— Thế giặc đã bị tan tành, rút vào yếu địa, đó là lúc uy vũ của đô đốc được đề cao. Đô đốc nên dùng lợi khí của mình để chiêu dụ quân Man, làm cho quân Man hàng phục, như thế mới tỏ được lòng đại độ của Thiên triều và lòng khoan hồng của đô đốc. Nếu tiến sâu vào đất địch, tôi sợ không khéo mắc mưu gian.
Lý Mông là người háo thắng, nghe Trọng Tường can gián, tỏ ý không bằng lòng, nói :
— Quân địch hàng ngũ tơi bời, người người vỡ mật, bỏ cả gươm giáo mà chạy, nếu ta không thừa thế kéo sâu vào Man quốc để phá tan sào huyệt của chúng, thì ai còn cho ta là kẻ lão luyện về binh cơ. Tư Mã đừng nói nhiều lời, hãy xem ta phá giặc.
Hôm sau, Lý Mông truyền nhổ trại kéo rốc vào nội địa Ô Man, qua những núi rừng thăm thẳm cây cối mịt mùng. Quân Man không có một bóng người thấp thoáng, không biết chúng trốn vào đâu. Thật là một cảnh hoang vu vậy !
Lý Mông truyền lục lạo khắp hang cùng ngõ hẻm cũng không bắt được tên Man nào, phần thì quân lính đi lâu ngày mệt mỏi đói khát, ngựa thiếu cỏ, người thiếu lương, phần thì quân Man bỏ thuốc độc vào các khe suối, hễ ai uống vào thì bị bịnh mà chết.
Trong cơn bối rối, Lý Mông muốn kéo quân về, bỗng nghe trong các hang động tiếng trống, tiếng kèn, tiếng phèn la nổi lên, bốn bề quân Man kéo ồ ạt đến phủ vây đầy rừng ngập núi.


Chúa quân Man tên là Tế Nô di xuất lãnh tù trưởng các động, dùng cung tên tẩm thuốc độc bắn giết rất hăng. Quân của Lý Mông phần đông đi mãi trong rừng núi bị nhiễm sơn lam chướng khi, phần thì không quen thủy thổ miền Man nên bị đau ốm rất nhiều, không còn một ai muốn đánh giặc nữa. Nay lại bị phục binh như vậy thì làm sao ngăn chống cho nổi.
Quân của Lý Mông chết vô số, thây nằm chật cả rừng núi, máu nhuộm đỏ khe, hầu hết các tướng đều vong mạng. Lý Mông hối hận, nhưng đã trễ, đành ngửa mặt lên trời mà than rằng :
— Nếu trước kia nghe lời Trọng Tường thì đâu đến nỗi cả quan quân mang hại như vầy. Nay ta còn mặt mũi nào mà trở về Trung Quốc để thấy triều đình.
Than xong, Lý Mông rút gươm ra tự vận.
Bao nhiêu tàn quân đều tan rã. Lớp bị bắt, lớp bị chết, lớp đầu hàng. Trọng Tường bị quân Man bắt làm tù binh.
Tế Nô Di thấy Trọng Tường mặt mũi khôi ngô, khi tiết chói ngời, can đảm chống lại quân Man đến phút kiệt quệ mới chịu hàng đầu, hỏi ra mới biết đó là cháu của Tể tướng Quách Nguyên Chấn, nên giao Trọng Tường cho tướng bộ hạ là Đầu mục Ô La canh giữ.
Quân Man vốn không có chí lớn, không mưu cầu chiếm đoạt đất đai, chỉ cướp của đốt nhà, bắt người chuộc mạng. Do đó, bao nhiêu tù binh đều được Tế Nô Di giữ lại, buộc viết thơ báo cho thân quyến hay để đem tiền đến chuộc.
Những người nghèo khổ, phải chuộc với giá bốn năm mươi tấm lụa, còn những người giàu có ít ra cũng phải bốn năm trăm tấm mới được tha về.
Nay Tế Nô Di biết được Trọng Tường là cháu của Tể tướng Quách Nguyên Chấn nên đòi với giá một ngàn tấm lụa. Trọng Tường phân vân nghĩ rằng nếu quân giặc đòi một số tiền chuộc mạng lớn lao như vậy, thì chỉ có cách viết thư về cho bá phụ mà xin, may ra mới đủ số.


Nhưng Nguyên Chấn ở tại triều, đường xa cách trở, muôn dậm quan san khó mà thông tin tức được. Lòng đang bối rối, Trọng Tường nghe được tin Vĩnh Cố vì kéo binh đến chậm nên thoát khỏi vòng vây của địch, hiện nay đã trở về Diên Châu.
Trọng Tường nghĩ rằng :
— Từ đây sang Diên Châu các không bao xa. Ta cứ viết thư gởi về cho Vĩnh Cố đem tin đến Trường An là tiện hơn cả.
Nghĩ xong, Trọng Tường viết một phong thư gởi cho Vĩnh Cố, trong đó kể rõ tất cả các nỗi niềm khổ cực của mình dưới sự đọa đày tàn nhẫn trên đất Man, nhờ Vĩnh Cố thương tình lo liệu. Nếu không sẽ làm quỷ không đầu nơi đất khách.
Cuối thơ có đề một bài thơ tứ tuyệt rất là thắm thiết gởi riêng cho Vĩnh Cố.
Cơ tử vi nô nhưng dị vực
Hoang hân Tô Vũ tại sơ niên
Tri quân nghĩa khí thâm tương mẫn
Nguyện thoát chinh tham học cổ hiền


Dịch :
Tấm thân đất khách tôi đòi
Nhờ tay Tô Vũ tình hoài sơ giao
Nghĩa tình thông cảm cùng nhau
Gương xưa xin nguyện lấy màu tri âm


Vừa lúc đó lại gặp dịp viên quan giả lương quận Diên Châu được người thân chuộc về, nên Trọng Tường gởi lá thư ấy nhờ đưa cho Ngô Vĩnh Cố.
Ngô Vĩnh Cố từ khi được Lý Mông xung vào giữ chức quản là trong quân vụ, bỏ nhà, bỏ cả vợ đẹp, con thơ, một người một ngựa thẳng đến Diên Châu để coi sóc việc quân lương. Khi Lý đô đốc thất trận thì chàng thoát khỏi vòng vây, song chẳng biết Trọng Tường mất còn hay lưu lạc nơi nào, trong lòng bức rức không an. Nỗi buồn man mác nỗi lên trước những cuộc ly tán bất ngờ trong thế sự. Hoài tưởng đến tri âm Vĩnh Cố để tâm dò xét, nhưng tháng ngày biền biệt trôi, mà tin người tri kỷ vẫn lạnh lùng như mặt nước hồ thu tan tác. Thì một hôm Vĩnh Cố nhận được bức thư của Trọng Tường từ Man quốc gởi về với những lời lẽ đau buồn khôn siết.
Xem thơ, Vĩnh Cố lòng đau như cắt, tưởng đến những cái khổ khắc, đày đọa của người bạn tương tri nơi núi rừng u tịch trên đất Man, lòng chàng thấy ngậm ngùi đau đớn không yên. Mặc dầu sống tại Diên Châu, nhưng Vĩnh Cố tưởng như tâm hồn mình đang cùng chung với bạn sống trong cảnh cực hình u uất trên đất Man vậy.
Vĩnh Cố vội viết lá hồi thư, và gói hai ngàn lượng bạc, mướn người gởi đến đất Man để cho Trọng Tường an lòng. Kế đó, Vĩnh Cố một mình lên ngựa đi suốt ngày đêm để về Trường An báo tin cho Nguyên Chấn biết.
ở đời, việc rủi ro mà không ai lường biết được “Họa vô đơn chí”. Những cái may thì ít có, mà những cái rủi không đến một mình, khi Vĩnh Cố về đến Trường An thì Tể tướng Nguyên Chấn đã mất đi trước đó cách một tháng, vợ con phải đem linh cữu về quê để an táng. Đứng trước cảnh thất vọng tràn trề ấy, Vĩnh Cố đôi dòng nước mắt ràn rụa nuốt hận trở về, không biết để làm sao. Về đến Toại Châu, Vĩnh Cố gặp mặt vợ con không nói được lời nào, ngày đêm khóc tức tưởi.
Vợ Vĩnh Cố là Trương phu nhân thấy thế lấy làm ngạc nhiên, than thỉ hỏi duyên cớ. Vĩnh Cố mỗi lần muốn nói ra lại nghẹn ngào nói không ra tiếng. Khóc được mấy ngày như vậy, Vĩnh Cố mới vơi đi đôi chút trong lòng mình, kể lại đầu đuôi cho vợ nghe.
— Nay Trọng Tường bị bắt làm tù binh, bị đày đọa trên đất Man, muốn chuộc về phải có đủ một ngàn tấm lụa. Nay Tể tướng Nguyên Chấn vừa mới chết, ta có bổn phận phải đi chuộc bạn về, nhưng nhà ta vốn nghèo nàn và thanh bạch từ lâu, làm gì có một ngàn tấm lụa để chuộc mạng. Mà nếu không có số lụa ấy để cho Trọng Tường ngày đêm mòn mỏi trông mong dưới sự hành hạ của quân địch thì lòng ta sao yên được ?
Nói xong, Vĩnh Cố lại khóc, khóc mãi không ngớt.
Trương phu nhân bùi ngùi khuyên giải :
— Sức người làm sao chống nổi với cơ trời. Nay sự thể đã như vậy, nhà mình lại nghèo khổ, dù cho tình nghĩa có trọng đến bao nhiêu thì cũng đành xuôi tay chịu vậy, phó mặc cho vận mạng chứ làm sao ? Chàng cứ khóc hoài như vậy phỏng có ích gì ?
Vĩnh Cố sụt sùi nói :
— Nếu ta không chuộc được Trọng Tường về, nhứt định ta không thể sống trên đời này nữa. Trước kia chỉ mới quen biết nhau thôi, thế mà ta chỉ gởi một phong thơ Trọng Tường hết lòng tiến cử cho ta. Cái ân nghĩa ấy dù cho mấy ngàn tấm lụa cũng chưa trả nổi, đừng nói chi một ngàn tấm.
Trương phu nhân tìm hết cách để an ủi và can gián, nhưng Vĩnh Cố vẫn không thôi khóc. Chàng bán cả đồ đạc trong nhà, góp nhóp được một số tiền trị giá hơn hai trăm tấm lụa, rồi bỏ mặc vợ con, lấy tiền làm vốn ra đi buôn bán, chỉ ước mong một ngày nào đó kiếp được đủ số tiền để chuộc bạn về.
Nhưng lại sợ bất ngờ có thơ của Trọng Tường ở đất Man gởi về, rủi không gặp thì tủi lòng, nên Vĩnh Cố không đi xa, cứ lẩn quẩn mãi nơi đất Diên Châu, tìm đủ mọi phương kế để kiếm tiền.


Hễ kiếm được đồng nào Vĩnh Cố lại mua lụa. Cứ mua được một trăm tấm chàng lại đem gởi vào kho Diên Châu.
Ngày tháng trôi qua, cái con người xuôi ngược hải hồ ấy chỉ biết làm tiền, trước mắt chỉ nghĩ đến lụa, vì thế mà hình bóng vợ con mỗi ngày một phai lạt. Thoắt đã mười năm qua, một chàng trai khí phách hiên ngang đường đường một võ tướng như thế, mà phong sương dày dạn biến thành một gã giang hồ, da mặt nám đen, mắt sâu, má lõm, không còn chút gì đượm nét phong lưu cả.
Thế mà số tiền kiếm được vẫn chưa đủ. Bao nhiêu mồ hôi nước mắt chỉ góp vào được hơn bảy trăm tấm lụa.
Trong thời gian ấy thì Trương phu nhân ở lại nơi Toại Châu với đứa con thơ, nhà cửa bạc vàng đã bị chồng góp nhóp bán sạch rồi, cui cúc nuôi con, sống với hai bàn tay trắng, trong cảnh đèn khuya gối chích, vò võ trông chồng; tháng năm lặng lẽ trôi, tin chồng mỗi ngày một vắng.
Mấy năm đầu, Trương phu nhân còn kiên nhẩn đợi chờ, một mình vá may canh cưởi. Mặc dầu trong cảnh cô đơn, nhưng nghĩ đến tấm lòng vì nghĩa của chồng, nàng cũng tự an ủi được phần nào. Vả lại làng xóm thấy thế cũng thương tình, ra ơn giúp đỡ.
Mãi về sau, tin tức Vĩnh Cố không ai còn nhắc đến nữa, cũng chẳng ai biết chàng ta sống thác nơi đâu. Trương phu nhân đành thất vọng, dắt đứa con thơ đến Diên Châu để tìm chồng.
Hai mẹ con dấn thân trên bước đường lưu linh, ngày đi đêm nghỉ. Trong khoảng thời gian lặn lội, sự nhọc nhằn kể sao cho xiết. Nàng đi mãi, tay dắt đứa con thơ, mỗi ngày chỉ đi bộ hai dặm đường.
Ngày kia, đến địa giới Nhung Châu thì tiền bạc đã hết sạch. Không biết làm sao, nàng phải vào xóm xin nhờ từng bữa cơm độ nhựt.
Tuy nhiên, Trương phu nhân vốn là con nhà đài các phong lưu, từ nhỏ đến lớn chưa hề chịu cảnh nhọc nhằn, nay đột nhiên sa vào cảnh cùng quẩn ấy làm sao mà chịu cho nổi. Nàng tự thấy số phận hẩm hiu, muốn tự vẫn cho rồi song không nỡ bỏ đứa con thơ nên tủi lòng khóc mãi.


Một hôm, nàng đang ôm con ngồi khóc nơi dưới gốc dâu bên lề đường thì bỗng có một vị quan họ Dương tên An Cư, vừa được phong chức Đô đốc, từ Trường An đến Diên Châu để nhậm sở.
Khi đi ngang qua Ô Mông, nghe tiếng khóc thê thảm của nàng, An Cư động lòng trắc ẩn, truyền quân dừng xe lại, bắt người đàn bà kia dẫn đến để hỏi duyên cớ.
Trương phu nhân sụt sùi bước đến trước kiệu quan Đô đốc An Cư, kể lể :
— Chồng thiếp là Ngô Vĩnh Cố, trước kia có làm bạn với Trọng Tường, cùng nhau sang đánh giặc Man. Chẳng may Trọng Tường bị quân Man bắt, đòi phải có một ngàn tấm lụa mới cho chuộc mạng. Vì tình tri kỷ, chồng thiếp không nỡ để cho người bạn phải tuyệt vọng, nên bán nhà bán cửa ra thân xuôi ngược, cố tạo cho đủ số lụa để chuộc bạn về mà quên cả vợ yếu con thơ sống trong cảnh má hồng răng trắng.
Nay thiếp nghèo khổ, không biết nương tựa vào đâu, dắt con đi tìm chồng, thì nửa đường lương thực tiền bạc đều hết sạch, phải ăn xin độ nhật. Thiếp nghĩ phận mình mà hờn tủi, khóc than, chẳng ngờ làm xúc phạm đến đại quan, xin đại quan mở lòng dung thứ.
Dương Đô đốc nghe nói trong lòng bùi ngùi cảm cảnh, nghĩ thầm :
— Ngô Vĩnh Cố quả là người trọng nghĩa, một tấm gương sáng thuở nay chưa từng thấy. Hiềm vì ta bạc phước vô duyên không được kết giao cùng người ấy.
Nghĩ như thế, Dương Đố đốc quay lại nói với Trương phu nhân :
— Xin phu nhân đừng lo. Hạ quan hiện nay lãnh chức Đô đốc, trấn nhậm Diên Châu. Đến đó, hạ quan sẽ cho người tìm kiếm Ngô quân, dẫn về gặp phu nhân lập tức. Còn bây giờ, hạ quan xin tặng phu nhân một số tiền lộ phí, để phu nhân cùng công tử có thể đến đó.


Nói xong, ông ta rút trong túi ra đưa cho Trương phu nhân ba trăm lạng bạc, và khiến quân cấp cho nàng một chiếc xe êm, phái người đưa đến Diên Châu lập tức.
Trước tấm thịnh tình của Dương Đô đốc, Trương phu nhân cảm kích khôn cùng, cúi đầu tạ Ơn rồi ẵm con lên xe. Khi đến Diên Châu, Dương Đô đốc khiến người đưa mẹ con Trương phu nhân vào quán dịch rồi ra công văn khắp quận, hễ ai tìm được Ngô Vĩnh Cố thì trọng thưởng. Lại phái người thân thích ngày đêm tủa ra các nẻo đường để hỏi han tin tức.
Chỉ trong năm ngày, bọn tùy viên đã tìm được Vĩnh Cố. Con người trọng nghĩa ấy lúc bấy giờ mình đen như cột cháy, mắt sâu, má lõm, không còn chút gì khí phách hiên ngang của vũ tướng. Vừa thấy mặt Vĩnh Cố bước vào, viên Đô đốc chạy đến nhìn từ đầu đến chân, bùi ngùi nói :
— Tôi thường nghe cổ nhân có nói đến những người bạn tâm giao hết lòng vì nghĩa. Tuy nhiên, từ xưa đến nay tôi chưa hề thấy. Hôm nay tôi chỉ thấy ông là một. Tôn phu nhân và công tử, từ xa tìm đến, tôi đã mời vào quán dịch nghỉ ngơi. Vậy mời ông đến đó để hàn huyên cho thỏa tình tháng năm cách biệt. Còn lụa kia nếu thiếu bao nhiêu ông cứ để mặc tôi lo liệu.
Vĩnh Cố ngơ ngác nhìn viên Đô đốc nói :
— Kẻ hèn này chỉ vì chút tình bè bạn bỏ vợ con nheo nhóc, cô đơn trong những ngày ấm lạnh, còn dám đâu làm phiền đến đại quan, xin đại quan cứ để mặc tôi lo liệu.

Bằng một giọng thành thật và cảm động, viên Đô đốc nói :
— Bình sanh tôi rất chuộng người trọng nghĩa, nên gặp ông tôi rất cảm mộ. Ông có thể là một tấm gương sáng cho hậu thế. Vậy tôi xin giúp ông một tay để ông toại được chí cả của ông.
Lòng thành thật của Dương Đô đốc làm cho Vĩnh Cố không còn từ chối được nữa, nên vội vã cùi đầu tạ Ơn :
— Cảm đức đại quan, kẻ hèn này không dám không tuân. Số lụa còn thiếu hơn ba trăm tấm, xin đại quan cấp phát cho tôi, để đến đất Man chuộc bạn về, rồi sau sẽ gặp vợ con cũng chẳng muộn.
Dương Đô đốc liền vay tạm một số tiền trong kho, xuất ra mua ba trăm tấm lụa giao cho Vĩnh Cố, lại còn cấp cả ngựa xe và tiền lộ phí nữa.
Vĩnh Cố mừng rỡ thu xếp một ngàn tấm lụa lên đường thẳng đến Man Quốc. Lòng chàng nặng trĩu với tâm tư, vừa hy vọng vừa hồi hộp, chẳng biết con người thư sinh trẻ trung ấy, hơn mười năm biền biệt, đày đọa trên đất Man, nay còn mất lẽ nào.
Khi đến Man Quốc, Vĩnh Cố đem một ngàn tấm lụa, nhờ một người Trung Quốc của đất Man, lâu nay làm một trung gian cho việc chuộc mạng người, tiến cử chàng gặp mặt Man Vương.
Trong mấy năm trời đằng đẵng, Trọng Tường sống ngoắc ngoải dưới sự đày đọa trong bộ lạc Ô La.
Ô La những tưởng, Trọng Tường là con cái một nhà giàu có ở Trung Quốc, trong một vài năm sẽ đem tiền đến chuộc mạng. Không ngờ thời gian đằng đẵng, không thấy ai đoái hoài, lâu ngày sinh chán. Ban đầu còn tử tế, nhưng sau hành hạ đủ bề, mỗi ngày chỉ phát cho một nắm cơm ăn để cầm hơi.
Trong cảnh khổ ấy, Trọng Tường nghĩ đến cha già con dại, ngày đêm tan nát cõi lòng, nơi quê hương cách trở ngàn trùng, chẳng biết cành liễu kia có giữ được màu xanh trước gió không.
Nỗi buồn ấy cô động trong người, với lại thời gian dằn dặc trong cảnh âm u ngục tối lâu ngày không thể chịu nổi nữa.
Một hôm, nhân lúc Ô La đi săn, Trọng Tường vượt ngục định bỏ trốn về Trung Quốc, thì bị quân Man bắt lại được. Ô La về giận dữ, liền đem Trọng Tường bán cho động chủ phía Nam là Tân Đinh để làm nô dịch.
Tân Đinh vốn là người hung bạo, tàn nhẫn, những người làm bất ý Tân Đinh là roi vọt đánh người không còn tiếc sức.


Lúc ấy Trọng Tường thấy vắng người lại trốn đi, nhưng rồi cũng bị bắt trở lại. Tân Đinh tức giận liền đem bán cho động chủ Bồ Tát Man.
Tên động chủ này vô cùng ác độc và biết rõ Trọng Tường mấy lần đã trốn đi, Bồ Tát Man liền dùng hai miếng gỗ đóng đinh, bỏ dưới một hầm sâu, chân tay đều khóa cả lại và cho binh sĩ canh giữ cẩn thận.
Khi Vĩnh Cố đến điều đình cùng Ô La, Ô La thấy đủ số một ngàn tấm lụa lòng mừng khắp khởi, sai người đến điều đình với Tân Đinh, Tân Đinh lại sai người điều đình với Bồ Tát Man.
Bồ Tát Man xem công văn xong liền sai người xuống hầm nhổ đinh đem Trọng Tường lên. Tay chân Trọng Tường lúc bấy giờ bị đóng đinh lâu ngày nên sưng vù cả, máu mủ thắm đầy nhiều lớp, mấy cây đinh sét rỉ, nên lúc nhổ ra chàng không chịu nổi, ngất đi hơn mấy giờ đồng hồ mới tỉnh lại.
Bồ Tát Man truyền đem da sống bọc cả hai chân Trọng Tường rồi khiêng trả về cho Ô La.
Ô Tha cốt thu đủ số lụa, có kể gì đến mạng người sống chết mặc kệ. Vĩnh Cố và Trọng Tường gặp nhau, trong trường hợp ấy họ rất cảm động. Họ Ôm nhau khóc ngất lên, không ai còn nói được câu nào, mà trong lòng họ như đã nói lên được ngàn vạn chuyện.
Vĩnh Cố thấy Trọng Tường người gầy ốm, tay chân như những cành cây mụt, trong mình đầy những vết sẹo cũ, mới chất chứa lâu năm, không đi nổi một bước, trong lòng thương xót, cảm cho kiếp sống tài hoa phải chịu mười năm tan tác, bèn đỡ bạn lên xe, nâng niu như một đứa bé mới lọt lòng vậy.
Khi về đến Diên Châu, hai người vào yết kiến Dương Đô đốc. Dương Đô đốc mừng rỡ khôn cùng, sai người đi thỉnh các danh y về dinh săn sóc cho Trọng Tường.
Qua một tháng thuốc men đầy đủ, lại ăn uống sung túc nên sức lực của Trọng Tường bình phục như xưa. Trọng Tường rất cảm kích tấm lòng đại nghĩa của Dương Đô đốc, vội vào thính đường bái tạ.
Dương Đô đốc nói :
— Giúp ích như vậy là việc nhỏ mọn, đâu có gì gọi là ơn huệ. Sự giúp đỡ của tôi so với tấm lòng Vĩnh Cố chẳng khác nào một hạt cát giữa bãi trùng dương.
Sau khi đưa bạn về đến soái phủ, Vĩnh Cố mới đến quán dịch thăm vợ con, để hàn gắn lại nỗi chia ly cách biệt trong mười năm trời, kẻ lênh đênh muôn dặm, người ấp ủ thâm khuê.
Dương Đô đốc vì cảm nghĩa nên biên thư về Trường An, nhờ những tay quyền quà ở đó tâu với vua phong chức cho Vĩnh Cố, còn Trọng Tường thì ở lại phủ Đô đốc sung vào chức phán quan, trông nom việc văn thư giao dịch với người Man.
Vĩnh Cố dẫn vợ con từ giả bạn lên đường. Trọng Tường theo đưa đến hơn trăm dặm. Cái cảnh tiễn biệt kẻ ở người đi, trước tấm tình nồng nhiệt, giọt lệ cảm hoài tuôn chảy đến không bao giờ dứt.
Đôi bạn dùng dằn nhau, cuộc chia tay nửa ngày mà tâm sự chưa vơi.
Khi về đến Kinh Đô, Vĩnh Cố được bổ chức Huyện lệnh Thương Sơn, vội vã dẫn vợ con đi phó nhậm. Trong thời đó, triều đình nhớ công ơn của Đại quốc công Quách Chấn nên muốn lục con cháu để bổ dụng.
Dương Đô đốc dâng biểu đề cử Trọng Tường, nói rõ Trọng Tường là cháu của Nguyên Chấn, trước kia đi dẹp giặc Man, bị giặc Man bắt giam cầm nơi khách địa mười năm đằng đẵng mà lòng trung can không một chút đổi dời. Nay hiện tùng sự tại quận An Diên, xin ơn trên đền đáp.


Triều đình nhận được biểu chương, tức thì phong Trọng Tường làm chức Lục sự tham quân Quý Châu.
Trọng Tường được lệnh bổ nhậm, lẽ phải lên đường, nhưng vì lâu nay quê nhà cách biệt, hơn mười năm trời trôi nổi nơi đất khách, nỗi cha già, vợ yếu, tháng ngày khoắc khoải nhớ mong, vì vậy mà trước khi đi nhậm về, Trọng Tường ghé về nhà thăm quê quán.
Cả thời gian cách biệt, nơi quê hương ai cũng tưởng Trọng Tường đã vùi thân nơi khách địa, nay lại thấy Trọng Tường trở về với chức tước hiển vinh, cả gia đình mừng vui khôn xiết.
Vui với gia đình ít ngày, Trọng Tường lại sắp sửa sang Quý Châu, lo tròn nhiệm vụ của mình.
Hai năm qua, Trọng Tường làm quan nổi tiếng là một bậc thanh liêm, gương mẫu. Triều đình bổ dụng chàng, thăng chức Tham quan Đại Châu.
Trọng Tường là bậc trung hiếu, lại tài ba lỗi lạc, những năm qua lận đận trong chốn chông gia, chẳng qua là vận thời chưa đến. Nay được thuận gió xuôi buồm, thì con thuyền thẳng tấp trên mặt trùng dương, việc đó không có gì là lạ lắm.
Chỉ có một điều, chức vị càng cao, Trọng Tường lại càng nhớ đến công đức của những người đã giúp mình trong thờ hoạn nạn. Chàng cáo với triều đình, xin phép một thời gian để trở về cư tang cho Quách thái công, bác của mình.
Xong, chàng lại nghĩ đến Ngô Vĩnh Cố.
“Trước kia ta nhờ Ngô Công vì nghĩa cả, không kể đến thân, tạo đủ số vàng lụa để chuộc về, hôm nay hai đàng trung hiếu ta đã lưỡng toàn, chẳng lẽ để bạn mình sống âm thầm với chức tiểu lại nơi biên ải sao !”
Nghĩ như thế, Trọng Tường nóng ruột, vội vã đến Bành Sơn để thăm bạn.
Khi đến nơi, Ngô Vĩnh Cố đã mãn nhậm. Cảnh gia đình lại thanh bạch, sống trong túng thiếu. Do đó, Vĩnh Cố không có tiền về Trường An để xin điều bổ.
Vợ chồng sống vất vưởng nơi biên cương, chẳng may bị bịnh dịch, cả hai đều bỏ mạng. Hiện linh cữu còn đang quàng ở hậu viên chùa Hoàng Long.
Người con trai là Ngô Thiên Tá, trước đây được mẹ dạy dỗ, nên nay rõ thông kinh sử; song trong cảnh túng thiếu ấy làm gì có tiền để đưa linh cữu cha mẹ về quê tống táng. Chàng nay lưu lạc ở Bành Sơn làm nghề dạy trẻ để kiếm tiền.
Trọng Tường lâu ngày nhớ nhung định bụng tìm đến, mong gặp bạn để thăm viếng, cạn mối tình hoài, chẳng ngờ khi đến đó hỏi thăm ra thì vợ chồng Ngô Vĩnh Cố đã chết.
Than ôi ! Trọng Tường như thấy cả một bầu trời tan vỡ. Bao mối tâm tư hầu như khô cạn, chàng mò đến chùa Hoàng Long tìm linh cữu vợ chồng Ngô Vĩnh Cố, rồi nằm đấy khóc mấy ngày bỏ ăn bỏ uống. Những dòng nước mắt mông mênh ấy chảy mãi, thấm vào lòng đất lành lạnh muôn đời !
Qua mấy ngày khóc lóc, Ngô Thiên Tá trở về thăm linh cữu của cha mẹ, gặp Trọng Tường trong cảnh bi thiết ấy, chàng rất đỗi ngạc nhiên, hỏi ra mới biết kẻ trọng nghĩa ấy là Trọng Tường. Hai đàng bái tạ nhau, coi như anh em ruột.
Trọng Tường bàn với Ngô Thiên Tá rước linh cữu về quê hương an táng.
Ngô Thiên Tá nói :
— Đó là nhiệm vụ của tôi, vốn tôi đã có dự ý từ lâu, song ngặt gia đình sút kém, tiền bạc không còn, đường đi từ đây về đến quê nhà lại dịu vợi nên kiếm chưa ra tiền, tôi tính dạy học vài năm may ra góp đủ số tiền sẽ lo việc đó.
Trọng Tường nói :
— Ngô Công đối với tôi, ơn nghĩa muôn ngàn, dù tôi có làm thân trâu ngựa cũng chưa đủ đền bồi. Vậy việc này hiền đệ cứ để mặc tôi lo liệu.


Nói xong, Trọng Tường đi mua đủ các thứ lụa là, vàng hương, cùng các đồ tẫn liệm để đem hài cốt vợ chồng Ngô Vĩnh Cố về quê.
Khi mở nắp quan tài ra, nắm xương của Vĩnh Cố đã rục rũ. Trọng Tường rưới lên đó một lớp phấn thơm và sắp từng cái vào chiếc bao lụa mới tinh.
Muốn cho chắc ý, Trọng Tường còn làm dấu đâu vào đó rất cẩn thận. Đoạn bỏ vào chiếc rương mây, mang lên vai, thất thểu ra đi.
Thiên Tá kêu lên :
— Đó là hài cốt của cha mẹ tôi, tôi có bổn phận phải mang nó, sao thúc thúc lại gánh lấy sự phiền phức ấy ?
Trọng Tường sụt sùi đáp :
— Vĩnh Cố đã vì ta, bỏ vợ bỏ con, lìa nhà lìa cửa trong mười mấy năm trời giữa cảnh gian nan, cơ cực. Dẫu nay ta có làm một con vật đi nữa cũng chưa đủ báo đền trong muôn một, huống chi ta chỉ mang nắm xương tàn thì có gì gọi là phiền phức.
Nói xong, Trọng Tường lại vừa đi vừa khóc. Hai dòng lệ đọng mãi trên khóe mắt không lúc nào khô.
Thất thểu trên con đường vạn dặm, lòng Trọng Tường bâng khuâng tình bạn, đau đớn trước cảnh chia lìa, được mấy ngày thì hai chân Trọng Tường sưng húp không đi nổi nữa.
Bóng chiều buông xuống, cảnh vắng lê thê, trên đỉnh núi cao, cánh chim mịt mù trong mây tím, Trọng Tường vai mang nắm hài cốt của bạn lê vào một chiếc quán trọ bên đường, lấy vàng hương ra van vái lạy lục suốt đêm, quên ăn quên ngủ.
Tấm tình chung thủy ấy hình như có một mãnh lực huyền bí, giúp cho con người vì nghĩa được toại chí bình sinh, nên sáng hôm sau tự nhiên hai bàn chân của Trọng Tường bỗng không còn đau nhức nữa.
Trọng Tường mừng rỡ, mang hài cốt của bạn ra đi. Đi mãi không kể đêm ngày, gió mưa cực nhọc.
Về đến nhà, Trọng Tường cùng với Thiên Tá quét dọn trung đường, mua sắm quan quách cùng đồ tế liệm, chôn cất rất long trọng.
Hai người mặc đồ tang, suốt ngày này sang ngày kia lo việc xây mộ, lập bia, không nghĩ gì đến cảnh hào hoa phú quý.
Suốt ba năm trường, Trọng Tường ngày nào cũng lui tới viếng mộ bạn, nhỏ giọt nước mắt khóc cho tình thâm của cố nhân chôn vùi dưới nấm cỏ xanh, lòng quằn quại không nguôi. Lúc nào rảnh rổi thì đem kinh thư, võ nghệ ra dạy Thiên Tá.
Chẳng bao lâu, Thiên Tá trở thành một thiên tài lỗi lạc.
Trọng Tường lại đem người cháu họ của mình gả cho Thiên Tá, rồi chia cho Thiên Tá một nửa gia tài của mình để sống một cách sung sướng đầy đủ.
Sắp đặt đâu đó xong, Trọng Tường mới trở lại Trường An.
Nhà vua cảm lòng trung nghĩa của Trọng Tường, phong cho chàng thăng chức Thứ sử Lam Châu.


Càng giữ chức lớn bao nhiêu, Trọng Tường lại càng nhớ đến ơn Ngô Vĩnh Cố bấy nhiêu. Một hôm, Trọng Tường vào triều dâng biểu tâu với vua, kể hết mối tình nồng hậu của bạn mình đối với mình từ trước đến nay, và xin vua phong cho đứa con của Ngô Vĩnh Cố một chức tước để đáp đền nghĩa bằng hữu.
Nhà vua muốn nêu gương sáng trong dân chúng, nên tức khắc phong cho Ngô Thiên Tá nhậm chức Huyện úy huyện Lam Cốc.
Huyện Lam Cốc và Lam Châu giáp nhau, vì vậy Trọng Tường và Thiên Tá ở gần nhau rất dễ dàng. Mối tình bằng hữu liên kết nhau đời đời cho đến lúc chết.
Người sau cảm tấm lòng tri ngộ ấy, dựng lên đền Song Nghĩa (hai cái đền sát nhau) để phụng thờ, cho là một bậc Siêu nhân vậy.
Tại Song Nghĩa ấy còn một bài thơ lưu truyền đến nay, song không rõ của ai cả.
Tần Tần ác thủ vĩnh căn chân
Lâm nạn phương tri ý vị thân !
Thi vân Quách, Ngô chân nghĩa khí
Nguyện phi bình nhật kết giao nhân
Dịch :
Nắm tay giao kết giải đồng
Lâm cơn hoạn nạn có cùng nhau chăng !
Quách, Ngô bình nhật chưa thân
Tấm gương bằng hữu mười phân vẹn mười.
Có những nàng hoa


anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét